Văn 11 So sánh

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Để nói được điểm giống và khác giữa hai cái tôi cá nhân thì trước hết phải hiểu được căn nguyên của từng cái tôi cá nhân. Mình sẽ hướng bạn phân tích từ từ nhé.
1. Cái tôi cá nhân trong Tràng Giang của Huy Cận:
- Cái tôi ảo não, cảnh sắc đất trời nhuốm màu tâm trạng. Thiên nhiên, cảnh sắc, đất trời thiếu sức sống, buồn thương đến lạ kì.
- Nỗi buồn ấy đậm chất triết lí phát xuất từ ý thức về nhân sinh, thế sự và vạn vật trong vũ trụ
- Trích dẫn các câu thơ để nói về nỗi sầu thiên cổ, lẻ loi lẫn sự chia lìa thê lương giữa các sự vật (nhớ nói cả phép điệp nhé)
=> Ẩn đằng sau tất cả chính là cái tôi buồn bã, u sầu cho cả một thế hệ thanh niên sống trong cảnh nước mất nhà tan
==> Một tấm lòng yêu nước nồng nàn mà thầm kín của nhà thơ
2. Cái tôi cá nhân trong Vội Vàng của Xuân Diệu:
- Khát giao cảm với đời, không thoát li cuộc sống hiện thực như các nhà thơ mới khác
- Tâm hồn khao khát được sống, được yêu mãnh liệt : "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"
- Từ ngữ độc đáo, giọng điệu thơ nhanh, gấp gáp => truyền tải chân lí sống: tận hưởng, tận hiến
- Thể thơ tự do, với những câu thơ dài, ngắn khác nhau => bộc lộ những suy nghĩ táo bạo
==> Thức tỉnh tuổi trẻ hãy sống gấp gáp, sống có ý nghĩa đừng để thời gian chảy trôi lãng phí
3. So sánh:
- Giống nhau:
+ Đều thể hiện được bản ngã của mỗi người trong việc thể hiện "niềm khao khát giao cảm mãnh liệt với cuộc đời"
+ Thể hiện được tầng sâu cảm xúc của các tác giả trong việc cách tân thơ Việt: thể thơ, sáng tạo hình ảnh,...
- Khác nhau:
+ Cái tôi của Huy Cận là cái tôi ảo não, u sầu ẩn sâu trong lòng yêu nước thầm kín qua lăng kính của hiện thực
+ Cái tôi của Xuân Diệu là cái tôi được sống, được yêu, khát khao tận hưởng và không thoát li khỏi hiện thực.

P/s: Nếu bạn có gì không hiểu thì cứ hỏi lại nhé.
 
Top Bottom