Văn 7 So sánh

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
So sánh điểm giống nhau và điểm khác nhau của câu rút gọn và câu đặc biệt?
* Giống nhau: cả hai kiểu câu đều không tuân thủ cấu tạo theo mô hình C-V.
* Khác nhau
- Câu đặc biệt:
+ Không thể xác định được thành phần CN - VN trong câu.
+ Dùng để bộc lộ cảm xúc; gọi đáp; xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc; liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Câu rút gọn:
+ Có thể xác định được thành phần đã bị lược bỏ (CN,VN) trong câu.
+ Dùng để làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp các từ đã xuất hiện trong câu đứng trước; ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

Bạn có thể tham khảo thêm tại đây: [văn 7] So sánh câu đặc biệt với câu rút gọn
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Chị bổ sung thêm 1 số ý nha. Chúc e học tốt
Câu rút gọn:
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định được thành phần bị rút gọn và khôi phục lại thành phần đó
- Chỉ tồn tại trong 1 ngữ cảnh nhất định
Câu đặc biệt:
- Không được cấu tạo theo mô hình CN - VN
- Chỉ có 1 từ hoặc 1 cụm từ làm trung tâm cú pháp, không xác định được các thành phần câu
- Có thể tồn tại độc lập
- Một số trường hợp có giá trị về mặt nghệ thuật
 
  • Like
Reactions: Hỗ trợ Windows

Hỗ trợ Windows

Banned
Banned
Thành viên
19 Tháng một 2019
304
506
71
Nghệ An
Trường THCS Hùng Sơn
So sánh điểm giống nhau và điểm khác nhau của câu rút gọn và câu đặc biệt?
* Giống nhau : có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ -> Ngắn gọn
*Khác nhau:
a) Câu rút gọn:
-Về bản chất câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi 1 số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ,hoặc cả chủ ngữ-vị ngữ
-Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu
-có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần
b) Câu đặc biệt:
-là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
-Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu
- Không thể khôi phục lại được
 
Top Bottom