So sánh (giống nhau và khác nhau) giữa bài "Bếp lửa" và "Tiếng gà trưa" về đề tài, nội dung cảm xúc và kỉ niệm, cách biểu đạt và suy ngẫm.
Giống: Cả 2 bài thơ cùng viết về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tình bà cháu mộc mạc chân thành trong những năm tháng chiến tranh
Khác:
1. Dòng cảm xúc: + Bếp lửa: dòng cảm xúc bộc lộ trực tiếp qua tiếng lòng người cháu xa quê (Bằng Việt đang ở Liên Xô)
+ Tiếng gà trưa: là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi, nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà
2. Cách biểu đạt, suy ngẫm:
+ Tiếng gà trưa: Xuyên suốt bài thơ, âm thanh của tiếng gà trưa là tín hiệu từ đó nhà thơ biểu đạt nỗi nhớ những kỉ niệm thân thương máu thịt thời thơ ấu đã xa, hình ảnh người bà và tình bà cháu yêu thương ấm áp. Đặc biệt tiếng gà còn đồng hiện trong hiện tại nhắc nhủ con người hướng đến ngày mai, vì ngày mai chiến đấu
+ Bếp lửa: hình ảnh bà và bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ, hai hình ảnh đó đã khơi gợi dòng hồi tưởng và suy ngẫm củangười cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Từ đó gửi gắm triết lí:
Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.