Văn So sánh văn học

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
- Giống nhau: + đều là thơ trữ tình phong cảnh ( viết về thu)
+ thể hiện cảm xúc tinh tế của nhà thơ.
+ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
+ đều có 2 lớp nghĩa: nghĩa thực( cảnh thu) , nghĩa ẩn dụ,biểu tượng ( tình thu)
- Khác nhau :
+ Sang thu:
. ND: những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong bức tranh giao mùa từ hạ sang thu và những chiêm nghiệm, suy ngẫm của tác giả về đời người.
. NT : thể thơ( 5 chữ ), ....
. Thời điểm sáng tác: thế kỉ XX.
+ Thu vịnh ( vịnh : ngâm, làm thơ)
. ND:những rung động của tâm hồn Nguyễn Khuyến trước cảnh đẹp mùa thu, ngập ngừng bày tỏ một nỗi niềm thầm kín trước thời cuộc.
. NT: thể thơ( thất ngôn bát cú)...
.Thời điểm sáng tác: thế kỉ XIX.

P/s: thiếu sót gì mong mọi người giúp đỡ ạ :D

Chúc bạn học tốt :D
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
1. Điểm chung về đề tài mùa thu:
- Đánh giá: Đề tài về mùa thu là đề tài thường gặp của các thi nhân xưa.
- Mỗi mùa thu đối với từng thi nhân là nỗi niềm riêng và được cảm nhận bằng cách riêng.

2. Giống nhau
- Cả hai đều là thi sĩ nổi tiếng trong lịch sử thơ ca dân tộc: Hữu Thỉnh, Nguyễn Khuyến
- Đều có tình yêu mùa thu, có tài năng thể hiện cái đẹp của mùa thu với những rung động của tâm hồn dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu cảm xúc.
- Biết truyền lại cho đời những bức tranh thu tuyệt vời, làm rung động trái tim bao thế hệ qua những sắc màu, hình ảnh, đường nét... mang cái hồn thu Việt Nam.
- Hai nhà thơ cùng lấy cái đẹp thiên nhiên làm đối tượng thể hiện cảm xúc nghệ thuật của mình.
...

3. Khác nhau
- Thời đại khác nhau, học vấn khác nhau, nhân sinh quan và thế giới quan khác nhau nên cách sống, cách cảm, cách nghĩ, ước mơ, nguyện vọng... cũng khác nhau.
- Cảm xúc trước cảnh thu và tâm trạng con người cũng không thể trùng hợp vì chỗ đứng của hai thi nhân khác nhau trong lịch sử dân tộc.
+ Nguyễn Khuyến có phong cách của nhà nho sống đôn hậu, trầm lắng, thích hướng vào nội tâm, tiếp thu khá sâu sắc nền văn hóa phương Đông.
+ Hữu Thỉnh có phong cách của trí thức, phong cách của nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. Ông được coi là cánh chim đầu đàn của thơ ca chống Mỹ.
- Thời điểm sáng tác:
+ Sang thu : Bài thơ sáng tác năm 1977. In trong tập “ Từ chiến hào đến thành phố.
+
Thu vịnh : Sáng tác vào thế kỉ XIX, lúc Nguyễn Khuyến lui vể ở ẩn. Bài thơ nằm trong chùm ba bài thơ Nôm: Thu vịnh - Thu điếu - Thu ẩm.'
- Thể thơ :
+ Sang thu : Thể thơ năm chữ
+ Thu vịnh : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
**
+ Sang thu được cảm nhận bằng : xúc giác, khưú giác, thị giác và cả giác quan tâm hồn.
+ Thu vịnh được cảm nhận chủ yếu bằng thị giác và thính giác.
- Nội dung:
+ Sang thu: thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinhtế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu,trong sáng nên thơ…ở vùng đông bằng Bắc Bộ của đất nước.=> đánh thức tình cảm của mỗi người vềtình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời
+ Thu vịnh: thể hiện bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu, nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động; tâm trạng u hoài, day dứt về đất nước thời cuộc bấy giờ.
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori
Top Bottom