Mặc dù khá giống với thể loại truyện ngắn nhưng đặc điểm của tản văn sẽ giúp ta phân được nó với truyện ngắn:
- Tản văn với đặc trưng ngắn, gọn, “tiểu tự sự”, tự do tùy hứng của mình.
- Một tản văn hay bao giờ cũng nảy lên một giọng điệu, lớp ngôn ngữ riêng, một ý tưởng và chủ kiến cá nhân, một quan sát và tái hiện độc đáo
Ví dụ:
+ NGuyễn Ngọc Tư luôn mang những cảnh sắc và đời sống sông nước miền Tây ăn lẹm vào từng câu chuyện, với ngôn ngữ và nhân vật được địa phương hóa cao độ
+ Nguyễn Trương Quý tuy cũng dựa vào tư liệu để khảo cứu nhưng tản văn của anh không sa đà kiến thức mà nghiêng về thông tin mới, bình luận dí dỏm
+ Tản văn Nguyễn Việt Hà mang cái giọng điệu hài hước, đùa giễu tinh tế, trong cái cách nhà văn chủ ý đảo trật tự từ (thường tính từ đứng trước danh từ), hay khả năng tạo tích mới dựa trên tích cũ và phóng đại những kết luận.
- Nói tản văn là phi hư cấu một phần vì mức độ khảo cứu được tán ra trong đó. Nhờ thao tác khảo cứu, nhiều tản văn trở thoát khỏi sự dùng dằng quá lâu trong hồi ức, tâm tình cá nhân để trình hiện những hiểu biết, mô tả khách quan về đối tượng quan tâm. Phẩm chất này đòi hỏi người viết tự mình tiến thêm một bước trong việc lựa chọn đề tài, nội dung mà bản thân am tường nhất.
- Tản văn cũng sinh ra ba bẩy loại: Có tản văn thiên về tự sự. Có tản văn viết về chuyện thời sự với ngôn ngữ đanh gọn, dứt khoát, thậm chí có tính phản biện xã hội.