Sử 11 So sánh sự giống và khác nhau giữa khởi nghĩa nông dân Yên Thế và phong trào Cần Vương

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

-Giống nhau:
+Bối cảnh lịch sử  Đất nước mất độc lập -> giải phỏng dân tộc lả yêu cầu cấp thiết
+Khuynh hướng chính trị  Đều thuộc phạm trù phong kiến, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
+Mục tiêu cao nhất  Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc  Đều mang tính dân tộc
+Phương thức đấu tranh  Khởi nghĩa vũ trang.
+Phương thức chiến đấu  Dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ, mang tính cố thủ, bị động, phòng ngự.
+Kết quả  Thất bại.
-Khác nhau:
Phong trào nông dân Yên Thế
Tính chất: Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân  không chịu sự chi phối của chiếu Cần Vương.
Phong trào Cần Vương: Phong trào yêu nước chống Pháp theo tư tưởng phong kiến.  Chịu sự chi phối của chiếu Cần Vương.
Phong trào nồn dân Yên Thế:
Phương hướng đấu tranh: Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống ở Yên Thế.  Chưa đưa ra phương hướng phát triển rõ ràng
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước phong kiến với “vua hiền, tôi giỏi”
Phong trào nông dân Yên Thế:
Lực lượng lãnh đạo: Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên. Phong trào Cần Vương:
Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên khởi nghĩa theo tiếng gọi cần Vương.
Phong trào nông dân Yên Thế:
Phạm vi, quy mô: Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Kéo dài 30 năm (1884 - 1913).
Phong trào Cần Vương: Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, chủ yếu ở Bắc Kì, Trung Kì.
Kéo dài 11 năm (1885 - 1896).
 

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
MB :gt vài nét về 2 phong trào Cần Vương,khởi nghĩa Yên Thế cuối TK XIX
TB: *Điểm giống nhau
+Cả hai phong trào đều là những phong trào yêu nước dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp tiêu biểu của nhân dân ta cuối thế kỷ 19 và đều bị thất bại
+Đều tập hợp, lôi kéo đông đảo nhân dân ,đặc biệt là nông dân tham gia
+Phong trào cần Vương là phong trào theo ý thức hệ phong kiến, gương cao ngọn cờ phong kiến, thì phong trào nông dân Yên thế là phong trào tự phát ,nhưng vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến .
* Khác nhau
-Mục tiêu
Phong trào cần Vương :
+ chống Pháp khôi phục chủ quyền
Thiết lập lại chế độ quân chủ
Xây dựng nhà nước phong kiến tự chủ
Phong trào nông dân Yên thế:
Chống đế Quốc, Phong kiến
Xây dựng quốc gia độc lập theo thể chế tư bản chủ nghĩa
Kết hợp độc lập dân tộc với tiến bộ xã hội
*Lực lượng
Phong trào cần Vương: các văn thân ,sĩ phu, quan lại trí thức có học ,theo hệ tư tưởng phong kiến
Khởi nghĩa Yên thế: là những nông dân tự canh, họ yêu quê hương đất nước, yêu chuộng tự do, tính chất tự phát rất rõ rệt
*Quy mô
Phong trào Cần Vương :rộng lớn
Khởi nghĩa Yên Thế thế: chỉ diễn ra ở địa bàn huyện Yên Thế và những vùng rừng núi xung quanh thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh ,Thái Nguyên
Thời gian
Phong trào Cần Vương : kéo dài hơn 10 năm
Khởi nghĩa Yên Thế: kéo dài 30 năm
*Nguyên nhân thất bại
Phong trào Cần Vương
*Về khách quan: kẻ thù là thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp những cuộc khởi nghĩa còn thiếu tính thống nhất
*Về chủ quan: phong trào thiếu một đường lối đúng đắn ,thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến nên các cuộc khởi nghĩa đó không có sự phối hợp với nhau và lại thiếu tính thống nhất toàn quốc
Khởi nghĩa Yên Thế
*Về khách quan
+Thực dân pháp ổn định bộ máy cai tỉa Việt Nam (dùng cảnh sát, nhà tù, liên minh với các lực lượng bên ngoài nước ta
+Với thực dân Pháp, khuynh hướng bạo động và cải cách đều nguy hiểm như nhau vì thế chúng đều thẳng tay trừng trị
-Chủ quan
Xã hội Việt Nam chưa phân hóa thuần phục giai cấp tư sản chưa ra đời. Các trào lưu tư sản được tiếp thu qua Tân Thư, Tân Văn từ Trung Quốc truyền vào chứ không phải do tác động xã hội trong quá trình biến đổi về-xã hội nước ta. Do đó không đủ sức mạnh để tạo thành cuộc cách mạng tư sản như ở châu âu. Tư tưởng này mới chỉ du nhập vào các đô thị và một bộ phận rất nhỏ trong xã hội
+Ở các vùng nông thôn Trung du miền núi ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản là tất yếu ớt. Tầng lớp tư sản mới ra đời lệ thuộc nặng nề vào. Vì thế, họ chưa có ý thức đấu tranh và càng chưa thể trở thành một lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản
+Người tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản xuất thân từ các sĩ phu phong kiến nên có những hạn chế không tránh khỏi. Từ chủ nhận thức khác nhau dẫn đến phương thức hoạt động cũng khác nhau theo xu hướng bạo động và cải cách nên đã dẫn đến phong trào đầu thế kỷ 20 thiếu thống nhất
Chúc bạn làm bài tốt nhé
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
 
Top Bottom