Thao tác lập luận ở hai văn bản
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Phần 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước – đó là truyền thống quý báu của dân tộc.
Phần 2: Hai luận điểm:Lòng yêu nước trong quá khứ, lịch sử; Lòng yêu nước trong hiện tại.
Phần 3: Nêu kết luận, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát huy lòng yêu nước.
Cách lập luận :
Hàng ngang: Đoạn 1: Lập luận theo quan hệ nhân – quả; Đoạn 2: Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp; Đoạn 3 : lập luận theo suy luận tương đồng.
Hàng dọc: Hàng 1: Suy luận tương đồng theo tác giả; Hàng 2: Suy luận tương đồng theo tác giả; Hàng 3: Quan hệ nhân quả so sánh suy lí.
Mạch lập luận:Từ luận điểm chính đã chứng minh theo lịch sử và các bình diện khác nhau của cuộc khác chiến từ đó nêu trách nhiệm, bổn phận trong việc phát huy lòng yêu nước
2.Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Luận điểm chính của bài :
+ Nhan đề bài.
+ Câu văn “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”
- Phương diện được chứng minh :
+ Bữa ăn : đơn giản.
+ Nhà ở : nhà sàn hai phòng hòa với thiên nhiên.
+ Việc làm : tự làm, ít người phục vụ.
+ Lời nói, bài viết : giản dị.
- Trình tự lập luận : Từ luận điểm chính (Nhan đề) và chứng minh bằng cách giải thích, bình luận và bằng những luận cứ khác.
- Bố cục đoạn trích :
+ Đoạn 1 (từ đầu…tuyệt đẹp): sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống.
+ Đoạn 2 (còn lại) : sự giản dị của Bác Hồ.