Sử So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20?

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
19
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

So sánh phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19, phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20 có điểm gì mới?
*Về điều kiện lịch sử
Cuối thế kỷ 19, nền kinh tế, xã hội Việt Nam mang tính chất của quan hệ sản xuất phong kiến. Điều kiện về kinh tế, xã hội và hệ tư tưởng phong kiến đã tác động đến phong trào yêu nước chống Pháp lúc đó, phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 theo hệ tư tưởng phong kiến (tiêu biểu là phong trào Cần Vương)
+Đầu thế kỷ 20, do tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế-xã hội Việt Nam bắt đầu biến đổi, xuất hiện những giai cấp tiên tiến như công nhân và các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Gió những tác động của thế giới thứ nhất là phong trào Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản, cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc và tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp,...... Đang ướt bị tắt các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu mới
-Về mục tiêu đấu tranh:
+Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập ,thiết lập trở lại chế độ phong kiến
+Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX nhằm đánh dấu thực dân Pháp và tay sai phong kiến bản xứ, khôi phục độc lập thống nhất đất nước, đảm bảo cho Việt Nam phát triển tự do trên con đường tư bản chủ nghĩa
-Về hệ tư tưởng:
+Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX chịu tác động của hệ tư tưởng phong kiến, các sĩ phu và văn thân yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng Trung Quân, Ái Quốc.
+Phong trào đầu thế kỷ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản. Những nhà yêu nước đầu thế kỷ XX cho rằng đã đến lúc xã hội Việt Nam cần tiến hành một cuộc cách mạng nhằm thay đổi thể chế nhà nước, trong đó định hướng phát triển xã hội theo chế độ dân chủ tư sản phương Tây.
-Về lãnh đạo:
+Phong trào cuối thế kỷ 19 là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng Trung Quân Ái Quốc, họ không đại diện cho giai cấp phong kiến là đại diện cho tinh thần độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+Lãnh đạo phong trào đầu thế kỷ XX, là những sĩ phu yêu nước đang trên con đường tư sản hóa, có tư tưởng tiến bộ mặc dù chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến ,nhưng cũng chưa hoàn toàn đi theo con đường cách mạng mới (cách mạng tư sản) .Nhưng các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX ,đã đưa cách mạng Việt Nam đi đúng xu thế phát triển của lịch sử để lại những bài học kinh nghiệm quý báu ,cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam .
-Về lực lượng tham gia
+Tham gia phong trào cuối thế kỷ 19 chủ yếu là sĩ phu ,Văn thân yêu nước và nông dân
+Phong trào đầu thế kỷ XX có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội như sĩ phu yêu nước tiến bộ công nhân, nông dân ,học sinh, trí thức
-Về hình thức đấu tranh:
+Phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, dựng cờ và lập căn cứ để tổ chức khởi nghĩa chống Pháp
+Phong trào đầu thế kỷ 20 diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách, kết hợp với nhiều biện pháp như tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, vận động cải, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị vũ trang báo động.
-Quy mô :
+Phong trào cuối thế kỷ 19 diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang, chủ yếu thuộc các tỉnh từ trung kỳ trở ra.
+Phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20 diễn ra trên địa bàn rộng, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân
 
Top Bottom