Mình gợi ý một chút phần lí luận:
- Ý kiến của nhà văn Tô Hoài:"Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời":
+ Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, xã hội nào thì văn học ấy. Văn học ở từng giai đoạn lịch sử sẽ không giống nhau.
+ Chức năng của văn chương là hướng con người tới ánh sáng của chân - thiện - mỹ, mà muốn cảm hóa con người thì phải xuất phát từ chính con người.
+ "...văn học không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, văn học chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than" (Nam Cao) : ánh trăng kia huyền ảo, thơ mộng thật nhưng nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không gắn với đời sống con người, bởi những gì con người cần khi đến với tác phẩm văn chương là sự đồng điệu trong cảm xúc, sự thấu hiểu trong tinh thần, những gì quá cao xa sẽ không xứng là tác phẩm chân chính.
- Ý kiến của nhà văn Gide "Văn học không làm hay không phải chỉ làm công việc của 1 tấm gương":
+ Văn học phản ánh cuộc sống, nhưng không phải bản
photocopy cứng nhắc của đời sống.
+ Mỗi nhà văn phải biết chắt lọc những gì tinh túy nhất của cuộc sống, phải chọn cho mình một đôi mắt để ngắm nghía, khám phá, để họa nên những câu chữ mang ý nghĩa thật sự.
+ Để làm được điều đó, người nghệ sĩ phải đứng trên mảnh đất hiện thực, phải cảm và thấu đời, hay nói cách khác, khi đứng trước một vấn đề bức thiết, anh không thể chỉ khoanh tay đứng nhìn, cái anh cần làm là cải tạo xã hội, đưa ra hướng đi, hướng giải quyết cho vấn đề ấy.
=> Ý kiến của hai nhà văn trên không mâu thuẫn nhau mà hỗ trợ, gắn bó mật thiết với nhau: Văn học phản ánh cuộc sống chứ không phải những thứ xa vời, nhưng phải phản ánh một cách có chọn lọc nhằm nêu lên một ý nghĩa, một thông điệp.
@baochau1112 chị xem phần lí luận của em đã đủ chưa ạ?