Dài đây..............
Tính axit
_Ka càng lớn, tính axit càng mạnh
_Nếu gốc R trong RCOOH có KLPT càng lớn hoặc mạch càng ngắn, tính axit càng yếu
HCOOH>CH3COOH>C17H35COOH
CH3CH3CH2COOH>CH3CH(CH3)COOH
_Nếu gốc R có số LK bội trong các gốc càng nhiều thì tính axit càng mạnh
C6H5COOH>CH[TEX]\equiv [/TEX]C-COOH>CH2=CH-COOH
_LK bội càng gần nhóm -COOH, tính axit càng mạnh
CH2=CH-CH2-CH2-COOH<CH3-CH=CH-CH2-COOH<CH3-CH2-CH=CH-COOH
_Gốc R có chứa nguyên tố có độ âm điện càng mạnh hoặc càng gần nhóm -COOH, tính axit càng mạnh
F-CH2-COOH>Cl-CH2-COOH>Br-CH2-COOH>I-CH2-COOH
CH3-CH3(F)-COOH>F-CH2-CH2-COOH
_Gốc R có nhóm OH càng gần nhóm -COOH, tính axit càng mạnh
OH-CH2-CH2-COOH<CH3-CH(OH)-COOH
Nhiệt độ sôi
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi, cả trong vô cơ và hữu cơ, và được ưu tiên xét theo thứ tự:
_Độ linh động nguyên tử H
_Bản chất liên kết
_Khối lượng phân tử
Trong chương trình học hữu cơ và trong đề thi, các chất sau hay được so sánh về nhiệt độ sôi:ancol, hidrocacbon,ete,anđêhit,xeton,axit,este,amin và tạp chức(chứa các chức trên)
\RightarrowNếu xét đơn chức, thì với cùng số nguyên tử C, sẽ sx như sau:
hidrocacbon<ete<este<anđêhit,xeton<amin<ancol<axit
_hidrocacbon,ete,este,anđêhit,xeton,amin không có H linh động, nhưng trong hidrocacbon chủ yếu là cộng hoá trị không phân cực của C và H, trong ete,este,anđêhit,xeton,amin thì ngoài C và H còn có liên kết giữa O và C,N và H,N và C nên cần 1 lượng nhiệt cao hơn
_Trong từng nhóm, dựa vào số lượng nhóm chứa(đơn chức, đa chức) và KLPT
Tạp chức:
VD:OH-CH2-CHO>CH2-CH2-OH:có điều này do ancol chỉ có nhóm OH, còn chất kia ngoài OH còn có CO nên bền hơn ancol
Về vô cơ
VD:NH3 và H2S
2 chất này đều không có H linh động và M H2S(34)>M NH3(17) nên nếu quên mất thứ tự xét thì sẽ sai, bởi tuy KLPT H2S> KLPT NH3 nhưng liên kết trong H2S chỉ là cộng hoá trị không phân cực(Hiệu độ âm điện =0,38), còn NH3 là liên kết cộng hoá trị phân cực(Hiệu độ âm điện là 0,94), do đó nhiệt độ sôi của NH3>H2S
Sự hút e, đẩy e
Nhóm hút e :chủ yếu là các nhóm có liên kết bội:vinyl(CH2=CH-),nitro(NO2),phenyl(C6H5-),COOH,CHO....
Nhóm đẩy e:chủ yếu là các gốc no:ankyl(CH3-,C2H5-),OH-,NH2,OCH3,-O-....
Các nhóm hút e có khả năng hút e, làm giảm mật độ e trên nhóm chức, do đó khiến H trên nhóm chức trở nên linh động hơn, nên các chất có các nhóm hút e này thì tính axit, nhiệt độ sôi, khả nâng phân li trong nước, khả năng t/g p/u axit-bazo dễ dàng hơn các chất có nhóm đẩy e kể trên, do chúng đẩy e vào nhóm chức, do đó mật độ e tăng lên, khiến cho H kém linh động nên khó tham gia phản ứng hơn.
PS:Đây là các trường hợp hay gặp, nhưng bài tập và ví dụ thì còn tuỳ..............Nhưng bản chất về mặt kiến thức thì là đúng như trên.