hai nguồn kết hợp A,B dao động vuông pha cách nhau 10cm, bước sóng 0,5 cm. O là điểm nằm trên AB với OA= 3cm. MN vuông góc với AB tại O với NO=OM=4cm. Số điểm dao động biên độ cực đại trên MN là
2
3
4
6
GIẢI:
Bài này chủ yếu dựa vào công thức
hiệu đường đi từ một điểm đến hai nguồn để tìm bậc tại điểm ấy, đó là : [tex]d_2 - d_1 = k\lambda[/tex] suy ra: [tex]k = \frac{d_2 - d_1}{\lambda}[/tex]
- Quy ước: khoảng cách từ một điểm bất kỳ đến nguồn B là [tex]d_2[/tex] và đến nguồn A là [tex]d_1[/tex]
- Có 3 vị trí mà chúng ta phải tính bậc k tại đó, đó là: O, M và N
- Đầu tiên, đi tính bậc tại O: Vì O cách A 3 cm và cách B 7 cm nên [tex]d_2=7[/tex] và [tex]d_1=3[/tex] => [tex]K_O=8[/tex]
- Tính bậc tại M. Tại điểm M, ta chưa có khoảng cách từ M đến B và khỏang cách từ M đến A.
Xét tam giác AOM có AO = 3 cm, OM = 4 cm nên AM = 5 cm.
Xét tam giácBOM có OB = 7 cm, [tex]MB=\sqrt{7^2+4^2}=\sqrt{65}[/tex]
Tính bậc tại M: [tex]k_M=\frac{MB-MA}{\lambda}=6,12[/tex]
- Tính bậc tại N, tương tự: [tex]k_N=6,12[/tex]
*Phân tích số liệu: Gọi P là trung điểm của đoạn AB [tex](k_P=0)[/tex] . Vì bậc tại O là 8, nên trong khoảng từ O đến P có 7 đường cực đại, nếu tính luôn điểm O thì trên đoạn OP có tổng cộng 8 đường cực đại.
Vì các đường cực đại là các đường có hình dạng
cong hypebol, mặt khác điểm M và N có bậc là 6,12 cho nên các đường cực đại có bậc k =1; 2; 3; 4; 5; 6 sẽ không cắt qua được đoạn OM và ON (như hình vẽ)
Như vậy, như hình vẽ thì đường cực đại bậc 8 đi qua điểm O, cắt đoạn MN tại 1 điểm duy nhất đó là O. Còn đường cực đại bậc 7 thì cắt đoạn MN tới hai điểm (trên đoạn OM 1 điểm, trên đoạn ON 1 điểm)
Tổng cộng, trên MN có 3 điểm cực đại bị cắt.
Chọn: 3 điểm