[sinh11] trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật

H

herrycuong_boy94

chu trình crep tạo ra các axit xeto la` nguòn nguyen liẹu càn cho quá trình amin hóa tạo ra các aa
VD: xetoglutaric: HOOC[CH2]2COCOOH=>HOOC[CH2]2CHNH2COOH
oxaloaxetic: HOOCCH2COCOOH=> HOOCCH2CHNH2COOH.
ngoai` ra còn có axit piruvic la` sp của duòng phan
CH3COCOOH => CH3CHNH2COOH.
hay axit sucxinic HOOCCH2CH2COOH có the chuyen thành axit fumaric HOOCCH=CHCOOH( theo tó la` do su dehidro hoá).
2. neu chu trình crep bị ngùng thi` cay se~ bi ngọ dọc NH3( di nhien la` hok bi ngay vi` cay co the tao amit).
 
G

girlbuon10594

Có thể tóm tắt như sau:D
Mối quan hệ giữa chu trình Crep với đồng hóa NH3 trong cây là: Chu trình Crep cung cấp các axit như: axit anpha; xêtôglutanic; axit fumaric; axit ôxalô axêtic_AOA; axit piruvic (tiền axit amin) để hình thành nên các axit amin. Các chất tham gia là các sản phẩm được tạo ra từ chu trình Crep kết hợp với NH3 tạo ra các loại axit amin cơ bản ( Alanin; glutamin; Aspactic),thông qua quá trình chuyển amin hóa ,20 axit amin sẽ được hình thành trong mô thực vật là nguyên liệu để hình thành các loại protêin khác nhau,cũng như các hợp chất thứ cấp khác. Các axit amin được hình thành còn có thể kết hợp với nhóm Nh3 hình thành các amit. Đây là cách tốt nhất để thực vật không bị ngộ độc khi NH3 tích kũy nhiều trong cây
 
N

nguyenhien94

Cám ơn !Bài viết giúp mình ngộ ra nhiều . Nhưng mình muốn hỏi bạn chút xíu nhé .Bạn có biết hiện tượng mất đạm ở thực vật không ?. Nếu có thì đăng luôn lên nhé mình rất mong câu trả lời của bạn .:khi (16):
 
L

lananh_vy_vp

Trên loại đất có thành phần cơ giới nặng có thể hình thành 1 vùng ứ nc.Ở vùng ứ nc này nếu nhiệt độ đất cao sẽ có tình trạng thiếu oxi và các phản ứng khử sẽ gây ra hiện tượng mất đạm vào không khí dưới dạng N2 hoặc N2O.
Với dạng đạm Amôn, sự thất thoát là do quá trình bay hơi khi NH4+ chuyển đổi thành NH3 (khí amoniac). Còn với đạm Nitrat, sự thất thoát là do quá trình khử nitrat: NO3- ( NO2- ( N2O ( N2.

Hiện tượng bay hơi NH3 xảy ra ngay sau khi chúng ta bón urê hay đạm amôn vào ruộng. Sự thất thoát này phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và đặc biệt là độ pH của nước ruộng. Ban ngày khi tảo quang hợp thì pH tăng, làm tăng sự mất đạm; ban đêm, lúc tảo hô hấp thì pH giảm, sự mất đạm cũng giảm theo. Việc rải phân vào những chân ruộng cạn, có mật độ thực vật thủy sinh cao, ánh sáng dối dào có thể làm thất thoát đến 60% lượng đạm amôn do bay hơi NH3.

Quá trình khử Nitrat trong ruộng lúa diễn ra chậm hơn và xảy ra ở tầng đất khử (cách lớp đất mặt chừng 0,5 – 1 cm và dày từ 10 – 20 cm), do hoạt động của các vi sinh vật. Đất càng yếm khí thì quá trình khử diễn ra càng mạnh.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom