Sinh học khối 7

P

pokemon_011

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

image001.gif

1.1. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
Cơ thể động vật nguyên sinh là một tế bào nhân chuẩn nhưng các phần của tế bào phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử để đảm nhận mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập.
1.1.1. Cấu tạo cơ thể
- Kích thước: Đa số có kích thước nhỏ (trung bình 50 - 150µm), nhỏ nhất 2 – 4µm. Tuy nhiên, cũng có một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn như trùng có lỗ (đường kính vỏ đạt tới 5-6cm).
- Hình dạng: Không có hình dạng nhất định, hình thoi, hình chiếc giày, hình chuông, hình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị…
- Kiểu đối xứng: Từ không đối xứng (trùng chân giả) đến đối xứng mặt trời (trùng phóng xạ, trùng mặt trời), đối xứng tỏa tròn (amips có vỏ), đối xứng hai bên (zygomorphic), mất đối xứng (asymmetry)
- Cấu trúc tế bào: Gồm màng tế bào, tế bào chất, nhân
+ Màng: Do lớp ngoài tế bào chất tạo nên: thường là màng phim (pellicula), một số động vật nguyên sinh là màng cuticula (đôi khi thấm thêm SiO2, CaCO3…) như trùng lỗ, một số động vật nguyên sinh có vỏ cellulose điển hình như thực vật
+ Tế bào chất: Lớp ngoài (ngoại chất) quánh và đồng nhất, hình thành màng tế bào. Lớp trong (nội chất) lỏng và dạng hạt, chứa nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân.
+ Nhân: Có màng nhân bao quanh và trên màng nhân có nhiều lỗ hổng thông với tế bào chất, trong nhân còn có hạch nhân, nơi hình thành các ribosome. Thông thường động vật nguyên sinh chỉ có một nhân nhưng một số nhóm co hai hay nhiều nhân (Trùng đế giày).
Paramecium%20-%20Trung%20giay.gif
Hình 1.1. Cấu tạo trùng giày
Micronucleus: nhân nhỏ; Macronucleus: nhân lớn
1.1.2. Hoạt động sinh lý
1.1.2.1. Tính cảm ứng: Động vật nguyên sinh có phản ứng dương hay âm bởi các thay đổi khác nhau của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…) cũng như các tác động cơ học.
1.1.2.2. Cơ quan tử vận chuyển
- Chân giả: Được tạo nên nhờ sự thay đổi trạng thái lỏng quánh của tế bào chất để thực hiện chức năng di chuyển và bắt mồi. Có nhiều dạng chân giả như: chân giả thùy, chân giả sợi, chân giả mạng, chân giả trục.
Cac%20loai%20chan%20gia.jpg
Hình 1.2. Các dạng chân giả của ĐVNS
A.Chân giả thùy; B.Chân giả lưới; C.Chân giả sợi; D-G. Chân giả trục. 1. Chân giả; 2. Nhân

- Roi bơi và lông bơi: Là cơ quan tử vận chuyển khá rõ ràng, chúng không có sự khác nhau về cấu trúc siêu hiển vi nhưng khác nhau về số lượng và độ dài (lông bơi thường ngắn hơn và nhiều hơn roi bơi). Khi di chuyển lông bơi và roi bơi tạo dòng nước lướt qua bề mặt cơ thể giúp động vật nguyên sinh tăng cường trao đổi khí với môi trường hoặc đưa thức ăn tới bào khẩu.
Cau%20tao%20roi%20va%20long.jpg
Hình 1.3. Cấu tạo roi và lông bơi ở trùng roi
A: Roi; B: Lông
1.1.2.3. Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu không bào co bóp
- Cấu tạo của không bào co bóp: Đó là một túi chứa, có thể tích lũy nước và chất cặn bã. Quá trình này làm cho không bào co bóp lớn dần lên, khi đạt đến một kích thước nhất định chúng sẽ di chuyển ra phía màng tế bào vỡ ra, tống nước và chất thải ra ngoài.
- Ý nghĩa của không bào co bóp: Khi hoạt động chúng vừa thải chất cặn bã vừa đẩy lượng nước thừa ra ngoài giúp lấy lại nồng độ bình thường của chất hòa tan và khôi phục áp suất bình thường trong tế bào chất. Nhờ đó, cơ thể động vật nguyên sinh nước ngọt không bị vỡ do nước từ ngoài ngấm vào. Chỉ có các động vật nguyên sinh sống ở nước ngọt thì mới có khả năng hình thành không bào co bóp.
- Cơ chế điều khiển hoạt động của không bào co bóp: Có thể nhờ sự tập trung ti thể xung quanh không bào co bóp để cung cấp năng lượng cho hoạt động bơm nước ra ngoài.
- Các loại không bào co bóp: Không bào co bóp đơn giản và không bào co bóp xếp thành một hệ thống gồm một không bào lớn ở giữa nhận nước từ các ampun phóng xạ bao quanh.
Khong%20bao%20co%20bop.jpg
Hình 1.4 Sự hình thành không bào co bóp của động vật nguyên sinh (theo Hickman)
A. Ở Paramecium multimicronucleatum: 1. Túi đầy với lỗ màng tế bào đóng; 2 - 3. Lỗ mở, túi rỗng và thấy được các rãnh sợi; 4. Lỗ đóng; 5 và 6. Túi thu nhận nước hình hành không bào co bóp.
B. Ở Paramecium trichium không bào co bóp được hình thành bởi các túi nhỏ: 1. Túi đầy được tạo thành
từ 1 hay 2 túi nhỏ; 2 và 3. Túi rỗng sau khi phá vỡ các túi nhỏ; 4 Túi đầy lần thứ 2
1.1.2.4. Dinh dưỡng
- Tự dưỡng: Nhờ năng lượng quang học (quang dưỡng) như trùng roi xanh.
- Dị dưỡng: Thức ăn là các vụn hữu cơ, sinh vật nhỏ bé, chất hòa tan trong nước. Cách bắt mồi khác nhau: trùng chân giả bắt mồi bằng chân giả, trùng roi dùng roi di chuyển để đưa thức ăn và dưỡng khí vào, trùng lông bơi dùng chất độc của tế bào chích làm tê liệt con mồi và đưa vào bào khẩu…Quá trình tiêu hóa nội bào nhờ không bào tiêu hóa.
- Tạp dưỡng (hỗn dưỡng): Một số động vật nguyên sinh vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng tùy sự thay đổi của điều kiện môi trường sống (trùng roi xanh – Euglena viridis)
1.1.2.5. Hô hấp
- Động vật nguyên sinh chưa có cơ quan hô hấp nên nó thực hiện trao đổi khí qua màng tế bào.
- Một số động vật nguyên sinh sống kí sinh có khả năng hô hấp kị khí.
1.1.2.6. Kết bào xác
- Kết bào xác là hiện tượng chuyển sang sống tiềm sinh trong vỏ bọc của động vật nguyên sinh khi điều kiện sống bất lợi.
- Trong bào xác, chuyển hóa giảm tối đa nhưng một số động vật nguyên sinh có thể sinh sản vô tính bằng phân đôi, mọc chồi hoặc liệt sinh.
- Kết bào xác gặp phổ biến ở động vật nguyên sinh nước ngọt và ở đất nhưng hiếm gặp ở động vật nguyên sinh nước mặn. Động vật nguyên sinh kí sinh bào xác bảo vệ chúng khi ra ngoài cơ thể vật chủ.
h2.12.jpg
Hình 1.5. Kết bào xác ở ĐVNS kí sinh trong ruột người
A-C: Amip lị; D-E: Trùng cỏ; A,D: Dạng hoạt động; B: Bào xác (kén); C: Liệt sinh;
1.Nhân; 2.Bào khẩu; 3.Vỏ kén
1.1.3. Sinh sản
- Sinh sản vô tính: Phổ biến ở động vật nguyên sinh: phân đôi, liệt sinh, nẩy chồi, sinh sản bằng bào tử…
Sinh%20san%20vo%20tinh%20bang%20phan%20doi.jpg
Hình 1.6. Sinh sản vô tính bằng phân đôi
A. Amip có vỏ; B. Trùng roi máu; C. Trùng roi xanh; D. Trùng giày

- Sinh sản hữu tính: Bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường sống trở nên bất lợi như các hình thức sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp (trùng đế giầy), sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao, noãn giao. Trong đó, sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất, sinh sản hữu tính noãn giao là mức độ cao nhất, đặc trưng ở động vật đa bào.
Tiep%20hop%20Trung%20giay.jpg
Hình 1.7. Sinh sản tiếp hợp ở trùng giày
- Xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: Gặp ở trùng lỗ, trùng bào tử, trùng mặt trời. Sinh sản vô tính tạo ra nhiều cá thể (ở một vật chủ) và sinh sản hữu tính tạo ra các mầm giao tử và các giao tử (ở một vật chủ khác) như trùng bào tử.
 
P

pokemon_011

1.2. Hệ thống phân loại động vật nguyên sinh

Theo quan điểm phân chia 4 giới của Takhajant, Động vật nguyên sinh được sắp xếp vào giới động vật. Hệ thống phân loại động vật nguyên sinh gần đây có nhiều thay đổi với xu hướng phát triển của khoa học là tách riêng và nâng lên một đơn vị phân loại như: từ một ngành tách thành nhiều ngành, từ một lớp tách thành nhiều lớp… làm cho Hệ thống phân loại động vật nguyên sinh ngày càng mang tính tự nhiên hơn.

Hiện nay, phân giới động vật nguyên sinh (Protozoa) được chia thành 4 nhóm lớn (liên ngành) và có 12 ngành:

Động vật nguyên sinh có chân giả: Có 4 ngành

+ Ngành trùng chân giả

+ Ngành trùng có lỗ

+ Ngành trùng phóng xạ

+ Ngành trùng mặt trời

Động vật nguyên sinh có roi bơi: Có 4 ngành

+ Ngành động vật cổ

+ Ngành trùng roi động vật

+ Ngành trùng roi giáp

+ Ngành trùng roi cổ áo

Động vật nguyên sinh có bào tử: Có 3 ngành

+ Ngành trùng bào tử

+ Ngành trùng bào tử gai

+ Ngành trùng vi bào tử

Động vật nguyên sinh có lông bơi: Có 1 ngành là ngành trùng lông bơi.
 
P

pokemon_011

1.2.1. Ngành trùng chân giả

* Đặc điểm cấu tạo và sinh lý

- Cấu tạo:

+ Cơ thể trần hoặc có vỏ.

+ Tế bào chất có các cơ quan tử để thực hiện các chức năng sinh lí của cơ thể.

+ Nhân: Giàu dịch nhân, chất nhiễm sắc và hạch nhân; số lượng nhân thay đổi tùy loài.

(Trong số động vật thuộc ngành Trùng chân giả thì amip có cấu tạo đơn giản nhất, có kích thước khá lớn (0,5mm) và không có vỏ bao bọc nên dễ quan sát).

- Di chuyển: Có khả năng hình thành chân giả để di chuyển và bắt mồi. Vị trí hình thành và hình dạng chân giả thường không cố định trên cơ thể và sai khác nhau ở các loài khác nhau.
Chan%20gia%20-%20Amip.jpg

Hình 1.8. Chân giả ở Amíp và giả thiết giải thích sự hình thành chân giả khi amip hoạt động

Nghiên cứu SGK - ĐVH không xương sống - Thái Trần Bái (chủ biên) - NXB ĐHSP - 2005, hãy hoàn thành các chú thích trên.

- Dinh dưỡng:

+ Thức ăn của amíp là các vi khuẩn, sinh vật nhỏ bé, các vụn bã hữu cơ hòa tan trong nước theo kiểu thực bào hay ẩm bào.

+ Quá trình tiêu hoá nội bào: bằng cách hình thành không bào tiêu hóa và thực hiện quá trình tiêu hóa bên trong tế bào, đặc trưng cho động vật nguyên sinh.

- Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp

- Trùng chân giả có khả năng kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi. Đó là quá trình co cơ thể lại, thải bớt nước và thức ăn ra ngoài, hình thành vỏ cứng có hai lớp. Khi điều kiện thuận lợi thì chúng phân hủy vỏ và trở lại hoạt động bình thường. Nhờ có bào xác mà trùng chân giả có thể phát tán được do luồng gió hay dòng nước và tồn tại được tron điều kiện sống bất lợi.

* Đặc điểm sinh sản

- Sinh sản vô tính: Phân đôi, liệt sinh. Tốc độ sinh sản vô tính phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà chủ yếu là thức ăn. Nếu thức ăn đầy đủ, nhiệt độ thích hợp thì loài Amoeba proteus cứ 1-2 ngày phân chia một lần, một số trùng lõ sinh sản vô tính bằng liệt sinh.

- Sinh sản hữu tính: Chỉ xảy ra ở một số ít loài, đó là sự kết hợp của hai tế bào sinh dục hay của hai nhân sinh sản.

* Phân loại và tầm quan trọng

Trùng chân giả có khoảng 10.000 loài hiện đang sống và số lượng lớn loài hóa thạch nhờ vào cơ thể có vỏ rắn, một lớp và chia làm 3 bộ.

- Bộ amíp trần:

+ Đặc điểm cấu tạo: Cơ thể không có bộ xương hay vở bọc, hình dạng cơ thể luôn thay đổi. Các amíp trần có chân giả khác nhau về số lượng (1 hay nhiều), hình dạng (thùy, sợi, nhú, gai…) và về độ lớn.

+ Đặc điểm sinh thái: Phần lớn amíp trần sống tự do trong nước ngọt và đất ẩm, chỉ một số loài kí sinh trong ruột người và động vật. Ví dụ amíp lỵ (Entamoeba hystolytica) kí sinh gây bệnh lỵ ở người, tạo các vết loét dạng núi lửa trên mặt trong của thành ruột. Chúng ăn hồng cầu và có thể theo máu và bạch huyết vào gan gây ap xe gan.

- Bộ amíp có vỏ:

+ Đặc điểm cấu tạo: Sai khác chủ yếu với amíp trần là chúng có thêm một lớp vỏ bằng silic hoặc kitin, co khi gắn thêm các hạt cát, vừa có tác dụng bảo vệ, vừa có tác dụng nâng đỡ cơ thể.
Picture1.jpg

Hình 1.9. Vòng đời Amip lị (http://correia.miguel25.googlepages.com/home)





+ Đặc điểm sinh thái: Chỉ gặp ở nước ngọt, là thành phần của sinh vật đáy. Các giống gặp phổ biến ở nước ngọt: Arcella, Diffugia, Centropyxis, Euglypha…
arcella%20-%20Amip%20co%20vo%202.jpg

Hình 1.10. Amip có vỏ: A: Arcella, B: Diffugia (http://br.geocities.com/pri_biologiaonline/filo_rhizopoda.html)
 
P

pokemon_011

1.2.2. Ngành Trùng lỗ (Foraminifera)

* Đặc điểm cấu tạo:

- Vỏ cơ thể:

+ Kích thước của vỏ rất khác nhau từ vài chục μm đến hàng trăm μm, thậm chí tới vài cm (giống Cornuspiroides) hay tới 6cm (giống Nummulites).

+ Cấu tạo của vỏ có một ngăn hay nhiều ngăn (có tới 100 ngăn, giữa các ngăn có lỗ nhỏ thông với nhau), xếp thành dãy hay xếp xoắn ốc. Trùng có lỗ có lớp vỏ hữu cơ có liên kết với các hạt cát hay ngấm CaCO3, SiO2, trên vỏ có nhiều lỗ nhờ đó mà chân giả thò ra ngoài.

- Chân giả: Hình sợi rất dài, thường kết với nhau thành mạng lưới.

* Đặc điểm sinh sản: Trong vòng đời có xen kẽ thế hệ sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: Có hình thành giao tử có roi và trong vòng đời có xen kẽ thế hệ.

Ví dụ: Trùng có lỗ Discorbis patelliformis có hiện tượng xen kẽ thế hệ. Thể hữu tính mở đầu cho thế hệ sinh sản hữu tính bằng cách liệt sinh để hình thành nhiều giao tử giống nhau (isogamete), có 2 roi. Sau khi kết hợp để hình thành nên hợp tử (2n), cá thể này phát triển thành thể vô tính (agamont) để mở đầu cho thế hệ sinh sản vô tính. Thể vô tính phân chia nguyên nhiễm nhiều lần và giảm nhiễm một lần cuối để hình thành nên thể hữu tính (gamont) có nhiễm sắc thể đơn bội (n).

* Vai trò thực tiễn

- Phần lớn chúng sống ở biển, khi chết đi vỏ của chúng lắng xuống đáy biển (1 gam cát có thể có tới 50.000 cá thể). Khi có các cuộc tạo sơn, chúng tham gia tạo nên các nền đất đá trên lục địa với diện tích rất rộng. Các lớp đá vôi và sa thạch xanh là vỏ của Trùng lỗ (ví dụ đá vôi tạo nên cao nguyên Sahara hoàn toàn bằng vỏ của giống Nummulites và vùng cao nguyên này xưa kia là đáy biển).

- Xác định tuổi địa tầng dựa vào hóa thạch của chúng. Ví dụ giống Nummulites đặc trưng cho kỷ Đệ tam; họ Fusulinidae chỉ thị cho các lớp dất thuộc kỷ Thạch thán và Pecmi.

- Thăm dò những nơi có dầu mỏ vì lớp đất chứa dầu mỏ thường tương ứng với một số loài Trùng lỗ xác định (hình 2.9)

- Trùng lỗ ở Việt Nam khá phong phú về thành phần loài. Đến nay đã xác đinh được 290 loài Trùng lỗ.
 
P

pokemon_011

1.2.3. Ngành Trùng phóng xạ (Radiolozoa)

* Đặc điểm cấu tạo cơ thể:

- Hình dạng: Hình cầu, hình khối.

- Kích thước: Dao động từ 40 - 50μm đến 1mm.

- Vỏ cơ thể: Phần lớn Trùng phóng xạ có vỏ bọc đều đặn bao lấy tế bào chất hay hình thành nhiều gai xương tỏa ra xung quanh. Vỏ này có cấu tạo bằng SiO2 hay SrSO4 vừa làm cho vỏ bền, chắc, vừa làm cho vỏ nhẹ, giúp cho con vật nổi trong nước. Do vỏ có hình dạng rất khác nhau và có thể liên kết với nhau, tạo nên những hình thù rất kỳ dị và rất đẹp. Tuy vậy, vẫn có một số loài Trùng phóng xạ không có bộ xương (trần), sống tập đoàn.

- Tế bào chất: Có nang trung tâm: đó là một màng được phân hóa từ một phần của tế bào chất, chia tế bào chất thành 2 phần là phần trong nang và phần ngoài nang (hai phần này không tương ứng với nội chất và ngoại chất). Thành nang trung tâm có nhiều lỗ thủng nhỏ, qua đó nguyên sinh chất trong nang thông với ngoài nang. Trong nguyên sinh chất của Trùng phóng xạ còn gặp một số lớn các tảo đơn bào (thuộc bộ Dinoflagellata) sống cộng sinh (chỉ gặp ở các Trùng phóng xạ sống ở vùng biển nông, nơi có ánh sáng chiếu tới).

- Chân giả: Gồm nhiều sợi, xuyên qua thành nang trung tâm tỏa ra ngoài. Đó là phần được hình thành từ các phần tế bào chất quánh hơn nằm phía ngoài. Chân giả có thể liên kết và hình thành các nhánh để tăng hiệu quả bắt mồi.
Trung%20phong%20xa.jpg

Hình 1.11. Một số trùng phóng xạ: Actinophrys và Clathrulina

* Đặc điểm sinh sản:

- Sinh sản vô tính bằng cách chia đôi: Bộ xương của cá thể mẹ hoặc chia đôi hay ở lại trên một cá thể, cá thể kia sẽ hình thành nên vỏ mới. Khi phân đôi, nhân trong nang trung tâm có số lượng nhiễm sắc thể rất lớn do đặc điểm đa bội của nhân (có thể có tới trên 1.000 nhiễm sắc thể).

- Sinh sản hữu tính: Một số loài trong bộ Acantharia có khả năng sinh sản hữu tính với các giao tử có 2 roi.

* Phân loại: Có khoảng 7.000 - 8.000 loài, sống ở vùng biển có độ sâu từ 0-8.000m, phong phú ở các vùng nông của biển ấm. Có một số lớn các loài đã hóa thạch, chia thành 5 bộ:

- Bộ Acantharia: Có bộ xương bằng SrSO4, với 20 gai phóng xạ xếp thành 5 vành. Ở gốc gai có sợi cơ điều chỉnh giúp cho con vật chuyển dịch vị trí trong nước. Đại diện có loài Acanthometra elastica.

- Bộ Spumellaria: Có bộ xương bằng SiO2, có thể có các gai xương hay kết lại thành bộ xương. Đại diện có loài Thalassophyta pelagica

- Bộ Nasselaria: Có bộ xương SiO2, đa dạng, chủ yếu gồm từng nhóm 4 xương gắn với nhau, kết thành bộ xương kỳ dị. Bao trung tâm không phải hình cầu. Đại diện có loài Medussetta craspedota.

- Bộ Phaeodaria: Có bộ xương SiO2, bao trung tâm có 3 lỗ lớn. Có thể

xám, nơi tập trung chất tiết và giữ trữ thức ăn. Sống ở biển sâu.

- Bộ Sticholonchea: Cơ thể đối xứng 2 bên với 18 - 20 gai xương phóng xạ. Chỉ mới phát hiện một giống là Sticholonche.

* Tầm quan trọng:

- Trong công nghiệp vỏ của Trùng phóng xạ dùng để đánh nhẵn mặt kim loại.

- Vỏ của Trùng phóng xạ cũng là hóa thạch dùng để xác định tuổi địa tầng.
 
P

pokemon_011

1.2.4. Ngành Trùng mặt trời (Heliozoa)

* Đặc điểm cấu tạo: Nhìn bên ngoài thấy hình dạng cơ thể giống với Trùng phóng xạ, tuy nhiên có các sai khác quan trọng sau:

- Không có nang trung tâm.

- Có thể có một hay nhiều nhân.

- Có không bào co bóp.

- Chân giả tỏa ra xung quanh, không bắt nhánh với nhau, giữa mỗi chân giả có trụ đặc, bọc xung quanh là nguyên sinh chất. Chân giả có thể kéo dài hay rụt ngắn lại hoặc chụm vào nhau nên chúng bắt mồi rất hiệu quả.

* Đặc điểm sinh thái: Chủ yếu sống ở nước ngọt như các ao, hồ, đầm. Có thể gặp một số loài sống ở biển.
Trung%20mat%20troi.jpg

Hình 1.12 Bộ xương của trung mặt trời
 
P

pokemon_011

1.2.5. Ngành động vật cổ (Archaezoa)

Thuật ngữ này được đề nghị vào những năm 1980 dùng để chỉ tất cả các nguyên sinh vật có thể xuất hiện trước khi tế bào có ty thể. Có thể phân biệt một số nhóm archaezoa như sau:

* Trichomonadiana:

- Đặc điểm cấu tạo: Có nhiều roi, đôi khi có trụ gai nâng đỡ (axotyl). Không có ty thể nhưng có hydrogenosom, có thể là dạng biến đổi của ty thể.

- Có nhiều loài khác nhau: Đại diện: Giống Trichomonas có 4 roi (3 hướng về phía trước, 1 hướng về phía sau hình thành màng uốn). Ký sinh ở động vật, có 2 loài ký sinh ở người là Tr. hominis và Tr. vaginalis.

* Diplomonadina:

- Cấu tạo cơ thể: Giống như 2 cơ thể của Trichomonas xếp đối xứng, chúng không có ty thể, không có có thể hạt (plastid) và có bộ xương tế bào đơn giản.

- Có nhiều loài khác nhau: Ký sinh trong cơ thể động vật, lúc đầu ở ống tiêu hóa sau đó lan sang các cơ quan khác. Đại diện: loài Lambia intestinalis ký sinh trong ống dẫn mật, ruột non và tá tràng của người. Cơ thể có 8 roi và 2 nhân, đối xứng hai bên, mặt bụng biến thành giác bám, bám vào thành ruột. Ra khỏi cơ thể chúng mất roi, biến thành bào xác và có thể lây bệnh cho người khác bằng con đường ăn uống. Ký sinh gây bệnh ở người, gây ra các cơn đau bụng quằn quại, có hiện tượng đi lỏng nặng. Ở người còn có loài Giardia intestinalis.

* Hypermastigida:

- Đặc điểm cấu tạo: Cơ thể không có ty thể nhưng có hydrrogenesom. Cơ thể thường lớn tới vài trăm μm, có hàng nghìn roi, có cấu tạo phức tạp và thường có nhiều nhân. Chúng có khả năng tiết men xenlulaza, biến các xenluloz thành các hydratcacbon đơn giản để có thể hấp thụ.

- Có khoảng 200 loài sống cộng sinh trong ruột mối và gián. Số lượng ký sinh trong vật chủ là rất lớn. Chẳng hạn trong ruột mối chỉ riêng một loài Trichonympha campanula đã chiếm tới 1/3 sinh khối của cơ thể mối. Hiện nay nhiều nhà sinh vật học chấp nhận. Động vật cổ (Archaezoa) là một taxon xuất hiện sớm nhất nhưng hình như vị trí của chúng còn phải thay đổi. Quan hệ giữa các nhóm trong Archaezoa còn chưa rõ ràng và hiện tượng thiếu ty thể có thể là sự biến đổi có liên quan đến đời sống ký sinh của chúng, kể cả các nhóm xa nhau về nguồn gốc.
 
Top Bottom