Sinh học cơ thể thực vật

N

nobita252

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG 1
TỔ CHỨC CƠ THỂ CỦA THỰC VẬT BẬC CAO VÀ SỰ THÍCH NGHI
Cơ thể của hầu hết sinh vật đa bào được tổ chức thành mô (tissue), cơ quan (organ) và hệ cơ quan (system). Mô gồm nhiều tế bào giống nhau về cấu trúc và chức năng và được liên kết lại với nhau. Cơ quan bao gồm nhiều mô khác nhau, liên kết lại để hình thành một Ðơn vị cấu trúc và chức năng. Tương tự, một hệ gồm một số các cơ quan phối hợp lại là một phức hệ chức năng trong đời sống của sinh vật.
I. MÔ THỰC VẬT
Sự phân loại mô của thực vật thay đổi tùy theo các nhà thực vật học dựa trên đặc điểm tế bào thực vật. Có nhiều dạng trung gian giữa các loại tế bào khác nhau và ngay cả một tế bào có thể thay đổi từ loại này sang loại khác trong quá trình sống của nó. Do đó các loại mô khác nhau được tạo ra từ các tế bào trên có cùng đặc điểm cấu trúc và chức năng. Mô thực vật có thể đơn giản nếu chỉ gồm một loại tế bào, hay phức tạp nếu chứa nhiều loại tế bào. Tóm lại, sự phân loại mô thực vật không thể chỉ căn cứ vào một đặc điểm về cấu trúc, chức năng, vị trí hay nguồn gốc xuất xứ.

Mô thực vật có thể được chia làm hai loại: mô phân sinh (meristematic tissue) và mô chuyên hóa hay mô vĩnh viễn (permanent tissue).
Mô phân sinh gồm những tế bào còn non, phân cắt tích cực để tạo ra những tế bào mới. Mô phân sinh có ở nơi có sự tăng trưởng mạnh như ở ngọn rễ và ngọn thân, ở vỏ cây, ở giữa phần vỏ và gỗ. Những tế bào được sinh ra từ mô phân sinh lớn lên và chuyên hóa thành mô trưởng thành vĩnh viễn thường vẫn giữ đặc điểm về cấu trúc và chức năng trong suốt đời sống của chúng và không phân chia nữa. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa mô phân sinh và mô chuyên hóa không hoàn toàn tuyệt đối. Một số mô chuyên hóa có thể trở lại hoạt động phân sinh trong một số điều kiện nào đó.
 
N

nobita252

1. Mô phân sinh
Mô phân sinh bao gồm những tế bào phôi có khả năng phân cắt. Sự phân cắt tế bào xảy ra trong khắp phôi còn non, nhưng khi cây phát triển, nhiều vùng trở nên chuyên hóa để thực hiện các chức năng khác nhau và ngừng phân cắt. Kết quả là sự phân cắt tế bào chỉ còn diễn ra ở một số vùng nhất định được gọi là vùng phân sinh (meristems). Tùy theo vị trí có thể chia làm mô phân sinh ngọn (apical meristems) và mô phân sinh bên (lateral meristems) (Hình 1).

a. Mô phân sinh ngọn
Trong suốt đời sống của cây, những vùng mô phân sinh luôn luôn có ở đầu rễ và đầu thân. Mô phân sinh ngọn tạo ra tế bào mới giúp cho cây tăng trưởng theo chiều dài. Mô được tạo ra bởi mô phân sinh ngọn gọi là mô sơ cấp (primary tissues). Ở các cây họ Hòa bản (Poaceae) còn có thêm mô phân sinh lóng.

b. Mô phân sinh bên
Ở nhiều cây, có những vùng mô phân sinh vòng quanh ngoại vi của rễ và thân, chúng có thể nằm giữa gỗ và vỏ của cây và ngay trong vùng vỏ. Mô phân sinh bên hay tượng tầng. Tượng tầng phân cắt bằng cách ngăn vách theo mặt ngoài và mặt trong tạo ra những tế bào sẽ chuyên hóa thành hai loại mô khác nhau ở hai mặt của tượng tầng. Có hai loại tượng tầng: tượng tầng libe gỗ nằm giữa gỗ và libe sơ cấp, tạo ra libe thứ cấp ở ngoài và gỗ thứ cấp ở trong; tượng tầng sube nhu bì ở vùng vỏ, tạo ra sube ở ngoài và nhu bì ở trong. Tượng tầng chỉ hiện diện ở cây Song tử diệp. Tượng tầng giúp cho cây tăng trưởng theo đường kính và tạo ra mô thứ cấp (secondary tissues).
 
E

emcuoichuoipro

cho hỏi một chút mô phân sinh là jì ạ và nó có quan trọng với cây ko ạ
 
S

shjnjchjkudo96

cho hỏi một chút mô phân sinh là jì ạ và nó có quan trọng với cây ko ạ
Mô được hình thành từ những tế bào có khả năng phân chia tích cực, lâu dài không xác định. Gồm rất nhiều tế bào nhỏ nhưng đều chứa đầy tế bào chất và không có không bào, lạp thể tập trung ở gần nhân, dưới dạng cấu trúc nhỏ, không phân hoá nhưng phân chia liên tục.
Người ta phân biệt: Mô phân sinh đỉnh ( còn gọi là mô phân sinh ngọn) là vùng tế bào phân chia ở đỉnh của các cành hoặc rễ; MPS bên (nách) gồm tầng phát sinh mạch và tầng sinh bần; MPS lóng (trung gian) được hình thành trong nhân và đảm bảo sự kéo dài của lóng.
Trong MPS ngọn có một tế bào (ở mộc tặc và nhiều loài dương xỉ) hay vài tế bào khởi sinh, chia thành hai tế bào con, một tế bào giữ khả năng phân sinh; còn tế bào thứ hai bổ sung vào MPS, phân hoá thành những mô đặc biệt khác nhau. MPS lóng và MPS ngọn là MPS sơ cấp; MPS bên là MPS thứ cấp.

nobita252 cũng nói rùi đó :)
"Em" xem kỹ trong SGK sinh 6 ý nhá :D
"Chị" cũng chả nhớ :D ;)

 
Last edited by a moderator:
H

hunganhdo

các mô phân sinh cũng có liên quan đến các hoocmôn thực vật
ví dụ như:auxin có ở mô phân sinh chồi, là mầm và rễ
gibêrelin có ở mps lóng
xitôkinin có ở mps bên
 
P

ponyc

cac bac nay thong minh qua.

Co ai tim duoc hinh anh ve cac mien của rễ không. Nếu co post len dum minh nha. Thanks
 
D

dinhducquy

ảnh các miền của rễ có ở SGK 6 í
mô phân sinh ngọn giúp cây dài ra
__________________________
chú ý gõ dấu
 
D

dinhducquy

ảnh các miền của rễ có ở SGK 6 í
mô phân sinh ngọn giúp cây dài ra
__________________________
chú ý gõ dấu
 
Top Bottom