[Sinh học 8] Một số bài thi HSG và vào THPT chuyên trong chương trình Sinh học 8

M

mimasaka

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vài năm trước đây trong bộ đề tuyển Sinh vào THPT của các trường phổ thông thường và chuyên cũng như trong các đề thi Học sinh giỏi (của THCS), chương trình Sinh 8 thường chiếm 25% trong ma trận đề thi. Hiện nay để giảm gánh nặng cho học sinh thi vào các trường chuyên cũng như mở rộng khối kiến thức trong chương trình Sinh 9, 25% ở trên đã bị lược bỏ đi rất nhiều. Tuy nhiên đây là một trong những kiến thức quan trọng trong toàn bộ chương trình Sinh học phổ thông, trong quá trình học các lớp trên sẽ còn nhắc lại nhiều. Đặc biệt ở các trường có "truyền thống" chọn đội tuyển học sinh giỏi từ cuối năm lớp 8 việc nắm chắc kiến thức và các dạng đề thi là rất cần thiết. Vì vậy, mình lập topic này để post một số câu hỏi nằm trong đề thi vào chuyên và thi HSG để các bạn tham khảo và cùng tham ra giải đáp.

Rất mong được sự ủng hộ của các bạn !


ĐỀ I:

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NĂM HỌC 2007 - 2008

--------------------------------------------------------
Đề chính thức

Câu 1: (2,5 điểm)

Trình bày khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.

Câu 2: (3 điểm)

Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng; Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch ở người ?

Câu 3: (1,5 điểm)

Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.

Câu 4: (1,5 điểm)

Phản xạ là gì? Nêu khái niệm và ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
 
A

apple_new

Câu 1 :

  • Phản xạTay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đèn chiếu vào mắt thì đồng tử (con ngươi) co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt, ... Các phản ứng đó gọi là phản xạ. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. Phản xạ là một phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường ngoài hay môi trường trong thông qua hệ thần kinh; là cơ sở hoạt động của hệ thần kinh, làm cơ thể luôn thích nghi với những sự thay đổi của điều kiện sống của môi trường xung quanh.

  • Cung phản xạlà con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da, ...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, ...). Một cung phản xạ thường bao gồm 3 loại nơ-ron: hướng tâm, trung gian và li tâm. Ngày nay người ta thấy xung thần kinh khi theo nơ-ron hường tâm về trung ương thần kinh còn được chuyển qua nhiều nơ-ron trung gian và khi các xung thần kinh từ trung ương thần kinh chuyển qua nơ-ron li tâm. ngoại biên lại có sự liên hệ ngược, chuyển các xung thần kinh theo các dây hướng tâm khác về các phần khác nhau của não, tủy sống để điều chỉnh phản xạ trước khi phát lệnh phản ứng nên lúc đó có

  • Vòng phản xạCơ quan thị cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát đi xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể phản ứng chính xác đối với kích thích:cool:

 
A

apple_new

câu 2
Đầu tiên chúng khác nhau về cấu tạo
Động mạch có ống dẫn nhỏ hơn và không có van một chiều như tĩnh mạch
Chức năng
Tĩnh mạch đưa luồng máu ít dĩnh dưỡng về tim
Còn động mạch đưa máu từ tim ra


Mao Mạch là những mạch máu nhỏ phân bố toàn cơ thể nối liền với động mạch và tĩnh mạch mao mạch có cấu tạo đơn giản không có mô liên kết cơ trơn hay biểu bì ..
Chức năng ( câu này khó à nha )
Mao mạch có chức năng vận chuyển mau đi toàn bộ cơ thể
Mao mạch nhỏ , có mạng lưới dày đặc giúp nó đảm nhiệm tốt chức năng này


~~ Chú ý bài viết không được dùng chữ có màu đỏ + size nên phù hợp hơn ^^!(Đã sửa)
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Câu 3: Theo cơ chế: khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp. Nên, ta có:
(*) Ở phổi:
- Oxi khuếch tán từ phế nang vào mạch máu
- Cacbonic khuếch tán từ mạch máu vào phế nang

(*) Ở tế bào:
- Oxi khuếch tán từ mạch máu vào tế bào
- Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào mạch máu

P/s Ở đây chỉ kêu nêu nên mình nêu thôi. Nếu cần giải thích thì pm tin nhắn khách mình vào sửa lại bài liền :d
 
T

thienthannho.97

Câu 4:
(*) Phản xạ là những phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường nhằm giúp cơ thể thích ứng được với mọi sự thay đổi của môi trường.
(*) Phản xạ không điều kiện:
- Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện (có tính bẩm sinh).
VD: Trẻ vừa sinh ra đã biết : khóc, thở, cười, đòi ăn.
(*) Phản xạ có điều kiện:
- Là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện (không có tính bẩm sinh).
VD: Nghe nói về khế ? có phản xạ tiết nước bọt.
 
C

conang_buongbinh3007

Câu 3: Theo cơ chế: khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp. Nên, ta có:
(*) Ở phổi:
- Oxi khuếch tán từ phế nang vào mạch máu
- Cacbonic khuếch tán từ mạch máu vào phế nang

(*) Ở tế bào:
- Oxi khuếch tán từ mạch máu vào tế bào
- Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào mạch máu

P/s Ở đây chỉ kêu nêu nên mình nêu thôi. Nếu cần giải thích thì pm tin nhắn khách mình vào sửa lại bài liền :d
* Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào xảy ra do:
Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn
Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn
Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang
Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu /:)
 
M

mimasaka

Cảm ơn các bạn đã tham gia trả lời, còn đây là đáp án (theo baren chấm). Tất nhiên chỉ là phần rút gọn, các bạn tham khảo thêm::D


Câu 1: (2.5đ)
0,5 - Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng.
0,5 - Vòng phản xạ: là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó.

Khác nhau:

Cung phản xạ
0.25 - Chi phối 1 phản ứng
0.25 - Mang nhiều tính bản năng
0.25 - Thời gian ngắn

Vòng phản xạ
0.25 - Chi phối nhiều phản ứng
0.25 - Có thể có sự tham gia của ý thức
0.25 - Thời gian kéo dài

Câu 2:
Khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch:

Động mạch:
0,25 - Thành dày hơn tĩnh mạch.
0,25 - Có các sợi đàn hồi.
0,25 - Không có van riêng.
0,25 - Chuyển máu từ tim đến các cơ quan.

Tĩnh mạch:
0,25 - Thành mỏng hơn.
0,25 - Không có sợi đàn hồi.
0,25 - Có van riêng ở tĩnh mạch chân.
0,25- Chuyển máu từ các cơ quan về tim.

0,25 Mao mạch là những mạch rất nhỏ nối liền hệ động mạch với hệ tĩnh mạch.
0.25 Chức năng: Là nơi trao đổi chất và khí với các tế bào.
0,25 Thành mao mạch rất mỏng giúp thuận lợi cho khuếch tán các chất và khí giữa máu và tế bào.
0,25 Đường kính mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển chậm thuận lợi cho việc trao đổi hết chất khí.

Câu 3 (1,5)
0,25 - Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
0,25 - Màng phế nang của phổi, màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng, tạo thuận lợi cho khuếch tán khí.

Ở phổi:
0,25 - Khí O2: trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên Oxi khuếch tán từ phế nang vào máu.
0,25 - Khí CO2: trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.

Ở tế bào:
0,25 - Khí O2: trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào.
0,25 - Khí CO2: trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

Câu 4 (1,5 điểm)
0,5 Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh, nhằm trả lời những kích thích của môi trường.
0,25 Phản xạ không điều kiện: là loại phản xạ lập tức xảy ra khi có kích thích mà không cần một điều kiện nào.
0,25 VD: chân co giật ngay khi dẫm phải gai nhọn,...
0,25 Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ chỉ được hình thành khi kích thích tác động phải đi kèm theo một điều kiện nào đó.
0,25: VD: để gây phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với kích thích ánh đèn ở chó thì kèm theo kích thích ánh đèn phải cho chó ăn.

 
Last edited by a moderator:
M

mimasaka

Tiếp, mọi người tiếp tục tham gia giải nào, come on !:p:D

Đề thi học sinh giỏi cấp cơ sở
Năm học 2008-2009
Môn sinh học 8
Thời gian làm bài 150 phút
--------------------
Câu 1(4 điểm)
Giải thích vì sao tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể ?

Câu 2(2 điểm)
Em hãy giải thích tại sao khi trời lạnh cơ thể người có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình ? Lấy các ví dụ tương tự ?

Câu 3 (7 điểm)
a) Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu ?
b) Sự khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn?
c) Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi?

Câu 4 (4 điểm)
Hãy nêu quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ?

Câu 5(3 điểm)
Phản xạ là gì ? cho ví dụ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?



---------Hết -------------
 
T

thienthannho.97

Câu 1:
- Tế bào được xem là đơn vị cấu tạo:
Vì mọi mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào được xem là đơn vị chức năng vì mọi hoạt động sống đều được diễn ra ở đó.
+ Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất.
+ Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống như:
- Ti thể là trạm tạo năng lượng.
- Ribôxôm là nơi tổng hợp Prôtêin.
- Lưới nội chất tổng hợp và vận chuyển các chất
- Bộ mấy gôngi thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
- Trung thể tham gia quá trình phân chia tế bào.
+ Nhân tế bào là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào
- NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
- Nucleic là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Câu 2:
* Khi trời lạnh có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình vì:
- Nhiệt độ cơ thể luôn độ ổn định khoảng 370C. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể. Vì vậy khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, cơ thể xảy ra một số hiện tượng sinh lý để chống lạnh;
+ Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt mất đi do thời tiết quá lạnh
+ Hiện tượng đi tiểu tiện rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do nước hấp thụ thải ra ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình (co cơ) để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt đã mất.
+ Ví dụ tương tự: Nổi da gà…
 
A

anhvodoi94

Câu 3 (7 điểm)
a) Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu ?

Anh có ít tài liệu về câu hỏi này :

* Hô hấp: Huyết sắc tố lấy oxi từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vận chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài.

* Dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: Axít amin, axit béo, glucose từ những mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể.

* Bài tiết: Máu đem cặn bã của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết.

* Điều hòa hoạt động của cơ thể: Máu chứa các hormon do các tuyến nội tiết tiết ra có tác dụng điều hòa trao đổi chất và các hoạt động khác.

* Điều hòa thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước có tỷ lệ nhiệt cao, có tác dụng điều hòa nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể.

* Bảo vệ cơ thể: Trong máu có nhiều loại bạch cầu có khả năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể.
 
M

mimasaka

Câu 3:
a. Cấu tạo vàchức năng sinh lí của các thành phần máu:
1. Hồng cầu:
- Cấu tạo: Là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình điac lõm hai mặt.
- Chức năng sinh lí:
+ Vận chuyển các chất khí: Vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và Co2 từ các mô đến phổi để thải ra ngoài (do Hb đảm nhiệm).
+ Tham gia vào hệ đệm protein để điều hoà độ pH của máu.
2. Bạch cầu:
- Cấu tạo:
+ Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thước khác nhau. chia làm hai nhóm Bạch cầu đơn nhân và bạch cầu đa nhân.

+ Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu.
- Chức năng sinh lí:
+ Thực bào là ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
+ Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với các kháng nguyên để bảo vệ cơ thể.
+ Tạo Interferon được sản sinh ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, Interferon sẽ ức chế sự nhân lên của virus, hạn chế tế bào ung thư.
3. Tiểu cầu:
- Cấu tạo: Kích thước nhỏ, hình dạng không ổn định, không nhân, không có khả năng phân chia.
- Chức năng sinh lí:
+ Tham gia vào quá trình đông máu: Bằng cách giải phóng ra chất tham gia vào quá trình đông máu.
+ Làm co các mạch máu.
+ Làm co cục máu.
4. Huyết tương:
- Cấu tạo: Là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn, 90% là nước, 10% là vật chất khô, chứa các hữu cơ và vô cơ ngoài ra còn có các loại enzim, hoocmon, vitamin,...
- Chức năng sinh lí:
+ Là môi trường diễn ra các hoạt động sinh lí của cơ thể.
+ Cung cấp vật chất cho tế bào cơ thể.

b) Sự khác nhau giữa trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn:
- Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ: Trao đổi khi ở phổi lấy O2 và thải CO2 ra ngoài.
- Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn: Trao đổi khi ở mô tế bào máu vận chuyển O2 đến cung cấp cho mô tế bào đồng thời nhận CO2 thải ra ngoài ở phổi.
 
Last edited by a moderator:
H

hamhocsinhhoc

Vài năm trước đây trong bộ đề tuyển Sinh vào THPT của các trường phổ thông thường và chuyên cũng như trong các đề thi Học sinh giỏi (của THCS), chương trình Sinh 8 thường chiếm 25% trong ma trận đề thi. Hiện nay để giảm gánh nặng cho học sinh thi vào các trường chuyên cũng như mở rộng khối kiến thức trong chương trình Sinh 9, 25% ở trên đã bị lược bỏ đi rất nhiều. Tuy nhiên đây là một trong những kiến thức quan trọng trong toàn bộ chương trình Sinh học phổ thông, trong quá trình học các lớp trên sẽ còn nhắc lại nhiều. Đặc biệt ở các trường có "truyền thống" chọn đội tuyển học sinh giỏi từ cuối năm lớp 8 việc nắm chắc kiến thức và các dạng đề thi là rất cần thiết. Vì vậy, mình lập topic này để post một số câu hỏi nằm trong đề thi vào chuyên và thi HSG để các bạn tham khảo và cùng tham ra giải đáp.

Rất mong được sự ủng hộ của các bạn !


ĐỀ I:

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NĂM HỌC 2007 - 2008

--------------------------------------------------------
Đề chính thức

Câu 1: (2,5 điểm)

Trình bày khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.

Câu 2: (3 điểm)

Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng; Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch ở người ?

Câu 3: (1,5 điểm)

Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.

Câu 4: (1,5 điểm)

Phản xạ là gì? Nêu khái niệm và ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Câu 4: Trình bày khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Nêu các điểm khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.
Trả lời:
- Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng.
- Vòng phản xạ: là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó.
Khác nhau:
Cung phản xạ Vòng phản xạ
- Chi phối 1 phản ứng - Chi phối nhiều phản ứng
- Mang nhiều tính bản năng - Có thể có sự tham gia của ý thức
- Thời gian ngắn - Thời gian kéo dài
Câu 5: Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng; Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch (ở người)?.
Trả lời
- Khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng:
Cấu
tạo Động mạch Tĩnh mạch
- Thành dày hơn TMạch - Thành mỏng hơn
- Có các sợi đàn hồi - Không có sợi đàn hồi
- Không có van riêng - Có thể có van ở TMạch chân
Chức năng - Chuyển máu từ tim đến các cơ quan - Chuyển máu từ các cơ quan về tim
- Mao mạch là những mạch rất nhỏ nối liền hệ động mạch với hệ tĩnh mạch.
- Chức năng: là nơi xảy ra trao đổi chất và khí với các tế bào.
- Thành mao mạch rất mỏng giúp thuận lợi cho khuếch tán các chất và khí giữa máu và tế bào.
- Đường kính mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển chậm thuận lợi cho việc trao đổi hết các chất và khí.
Câu 6: Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?.
Trả lời
- Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Màng phế nang của phổi, màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng, tạo thuận lợi cho khuếch tán khí.
ở phổi:
- Khí ô xi(O2): trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên ô xi khuếch tán từ phế nang vào máu.
- Khí cacbonic CO2: trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
ở tế bào:
- Khí Ô xi: trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên ô xi khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Khí CO2: trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 7: Phản xạ là gì? Nêu khái niệm và ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Trả lời
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh, nhằm trả lời những kích thích của môi trường.
- Phản xạ không điều kiện: là loại phản xạ lập tức xảy ra khi có kích thích mà không cần 1 điều kiện nào khác.
- VD: chân co giật ngay khi dẫm phải gai nhọn.
- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
- VD: để gây phản xạ có điều kiện tiết n¬ước bọt với kích thích ánh đèn ở chó thì kèm theo kích thích ánh đèn phải cho chó ăn.
 
Top Bottom