[Sinh học 8] Mắt và tai

Y

you_and_i

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cái này ở sinh học 8
- Mô tả các bộ phận ở cầu mắt và chức năng của chúng
- Mô tả các bộ phận ở tai và chức năng của chúng
Giúp mình với mình cần gấp lắm. thank trước


~~ Chú ý tiêu đề: [Sinh học 8] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
H

hoada1994

Cấu trúc của mắt: Con mắt có thể gọi là dụng cụ quang học phức tạp .Chức năng của nó là “truyền” đúng hình ảnh vào hệ thần kinh thị giác.

Các chức năng cơ bản của mắt:
- Là hệ quang học, thu chụp lấy hình ảnh.
- Là hệ thống thu nhận và “ mã hoá ” thông tin cho đại não.
- Là một cơ quan chức năng, "phục vụ" cho sự sống con người.


Giác mạc: Là lớp màng trong suốt phủ phần trước con mắt. Giác mạc không chứa mao mạch dẫn máu, nó có khả năng biến dạng lớn, nó là một bộ phận trong hệ quang học của mắt. Giác mạc tiếp giáp với củng mạc.


Khoang trước của mắt: Là phần không gian giữa giác mạc và tròng mắt. Phần này chứa đầy chất lỏng.

Tròng mắt: Về hình dạng tròng mắt tròn, có lỗ rỗng ở bên trong gọi là con ngươi Tròng mắt là khối cơ co bóp được ,nó làm cho kích thước con ngươi thay đổi được . Tròng mắt thuộc lớp chứa mao dẫn của mắt. Tròng mắt chứa các tế bào sắc tố, mắt xanh hay nâu là do các tế bào sắc tố khác nhau. Tròng mắt có vai trò như màn chắn ánh sáng của các máy ảnh, điều chỉnh cho dòng ánh sáng vào ít hay nhiều.

Con ngươi: Là lỗ ở tròng mắt. Kích thước của nó phụ thuộc vào độ sáng nhiều ít của ánh sáng chiếu vào mắt. Ánh sáng nhiều thì nó nhỏ đi.

Nhân mắt: Nó được xem là “ lăng kính tự nhiên ” của con mắt. Nhân mắt trong suốt co giãn được, nó có khả năng tức thì xác định tiêu điểm của mình . Nhờ đó con người nhìn được ở các khoảng cách khác nhau. Nhân mắt được bọc bằng một túi, được giữ bởi một cái đai gọi là đai Mi. Nhân mắt là một bộ phận thuộc hệ quang học của mắt.

Tinh thể mắt: là vật thể trong suốt, hình dạng giống quả táo ,nằm phía trong của mắt. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất của mắt và cũng là một bộ phận thuộc hệ quang học của mắt.

Võng mạc: Là một bộ phận nằm phía sau khối tinh thể mắt, chứa các tế bào đặc biệt, có thể goị là tế bào “nhận ảnh” (chúng nhạy với ánh sáng) và các tế bào thần kinh. Các tế bào nhận ảnh có hai loại: hình dẹt và hình que dài .Chúng có chức năng chuyển quang năng thành điện năng cho hệ dây thần kinh, ở đây phản ứng hoá xảy ra.
Các tế bào que dài rất nhạy với ánh sáng, chúng cho phép ta nhìn thấy các vật trong điều kiện thiếu ánh sáng , giúp cho tầm nhìn được xa hơn .Các tế bào nhận ảnh hình dẹt thì ngược lại cần nhiều ánh sáng ,nhưng lại cho ta nhận biết các chi tiết rất nhỏ của vật ta nhìn vào, đảm bảo tập trung thị lực vào một điểm và giúp phân biệt các màu khác nhau .Loại tế bào thứ hai nằm tập trung vào một chỗ, chúng quyết định sự tinh tường của thị giác.
Võng mạc tiếp giáp với lớp mao dẫn của mắt, nhưng nhiều chỗ độ tiếp giáp yếu .Khi võng mạc bị bệnh thì độ tiếp giáp càng yếu đi.

Củng mạc: là lớp phủ bên ngoài của khối tinh thể mắt ,nhưng nằm phía sau mắt ,tiếp giáp với phần giác mạc trong suốt .ở củng mạc có sáu cơ giúp con mắt chuyển động được. Trong lớp màng này cũng có các đầu dây thần kinh vào mao mạch ,nhưng không nhiều.

Lớp mao mạch: Nằm phủ sát củng mạc và võng mạc. Lớp mao mạch cung cấp máu cho các bộ phận của mắt. Khi võng mạc tổn thương thì gây bệnh cho mắt. Trong lớp mao mạch không có dây thần kinh ,vì vậy nếu lớp này mắc bệnh thì người ta không thấy đau đớn, mà chỉ có chút cảm giác không bình thường.

Dây thần kinh thị giác: Là hệ thống truyền tín hiệu từ các đầu dây thần kinh về đại não.

Cấu tạo giác mạc: Muốn hiểu quá trình điều chỉnh thị lực bằng phương pháp Laser xảy ra thế nào và ai phải thực hiện phẫu thuật giác mạc thì đều phải biết sâu về cấu tạo của giác mạc.


- Lớp biểu mô của giác mạc: là lớp ngoài bảo vệ ,có đặc tính tự phục hồi khi bị tổn thương .Do giác mạc không có mao mạch nên oxy được lớp biểu mô lấy từ nước mắt phủ trên mắt .Biểu mô điều khiển sự chuyển động của chất lỏng trong mắt.
- Lớp màng Boumenov: Nó nằm dưới lớp biểu mô ,có chức năng bảo vệ và tham gia quá trình nuôi dưỡng giác mạc. Nếu bị tổn thương thì lớp này không tự phục hồi được.
- Nhu mô: Là phần lớn nhất của giác mạc ,nó gồm các lớp “ Sợi ” xếp thành thớ ngang .Nó có các tế bào hồi sinh.
- Màng Desem: Ngăn cách phía trong giác mạc với một lớp biểu mô trong , gọi là Endocheli Màng này có độ co giãn lớn và khó bị tổn thương.
- Lớp Endotelyi: Là lớp tế bào giữ cho giác mạc có màu trong suốt và còn thực hiện chức năng nuôi dưỡng giác mạc .Lớp này tự phục hồi rất kém khi bị tổn thương .Nó còn có chức năng quan trọng là “cái bơm” để thấm ,rút chất lỏng ,nếu thừa từ giác mạc. Vậy lớp này giữ cho giác mạc trong suốt. Các tế bào của lớp này ít dần đi khi người cao tuổi lên, khi người mới sinh ra số tế bào này là 3500/mm2 ,ở độ tuổi cao chỉ còn 1500-2000/mm2. Số tế bào này cũng giảm đi khi mắt bị chấn thương ,mắc bệnh, …Nếu mật độ này dưới 800 TB/mm2 thì giác mạc mất độ trong suốt.
- Lớp nước mắt: có vai trò quan trọng với tính chất quang học của mắt.
 
H

hongnhung.97

(*) Mô tả các bộ phận ở cầu mắt và chức năng của chúng
Bạn dựa vào bài tập điền thêm từ ở trang 156 ~~> lọc ý và trả lời
Gợi ý: nêu chức năng của các bộ phận sau:
- Màng bọc:
+ Màng cứng, phía trước có màng giác
+ Màng mạch
+ Màng lưới (chứa tế bào thụ cảm thị giác: tb nón và tb que)
- Môi trường trong suốt
+ Thủy dịch
+ Dịch thủy tinh
+ Thể thủy tinh

(*) Mô tả các bộ phận ở tai và chức năng của chúng
Bạn đọc mục 1: Cấu tạo tai trang 162-163 kết hợp vs các hình + chắt lọc ý~~> trả lời câu hỏi trên
Gợi ý: nêu chức năng của các bộ phận sau:
- Tai ngoài:
+ Vành tai
+ Ống tai
+ Màng nhĩ
- Tai giữa
+ Chuỗi xương tai
+ Vòi nhĩ
- Tai trong:
+ Bộ phận tiền đình
+ Ốc tai


P.s Nếu chưa chắc chắn bạn có thể post lên lại. Mọi người sẽ sửa giúp bạn :)
 
Top Bottom