[Sinh học 8] hệ thần kinh

T

tu_x_ki

Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

câu 1: Thông thường, phân hệ giao cảm thường làm tăng hoạt động của cơ quan đó (ví dụ: tăng nhu động ruột), còn phân hệ đối giao cảm thì làm giảm (giảm nhu động ruột) < tất nhiên cũng có TH ngc lại, bạn có thể tham khảo thêm trong SGK sinh 8).
Phân hệ giao cảm truyền tín hiệu qua dây thần kinh giao cảm, còn phân hệ đối giao cảm thì theo dây thần kinh đối giao cảm.
Trung khu của phân hệ giao cảm nằm ở sừng bên chất xám ( từ đốt 1 đến đốt 3) tủy sống, còn đối giao cảm ở não giữa, hành não và đốt tủy cùng.
Bộ phận ngoại biên phân hệ giao cảm gồm các dây thần kinh và hạch, hạch xa cơ quan gần trung tâm, sợi trước hạch ngắn , sợi sau hạch dài; Ngoại biên phân hệ đối giao cảm: Chất trắng: hình thành các dây thần kinh: hạch gần cơ quan và xa trung tâm; sợi trước hạch dài và sợi sau hạch ngắn.
Sự hoạt động đối lập mà thống nhất giữa 2 phân hệ này giúp điều hòa một cách nhịp nhàng các hoạt động sống sinh lý của cơ thể.
câu 2: so sánh tuyến nội tiết và ngoại tiết
- Giống nhau ở chỗ các tế bào tuyến đề tạo ra các sản phẩm tiết
- Khác nhau:
+ ở sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu
+ Sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. ( các tuyến tiêu hóa, tuyến lệ…….)
____________
Chúc bạn học tốt!
 
Y

yuper

- Em tham khảo nhé:
1.
- Bộ phận thần kinh giao cảm : Có phần trung ương nằm ở sừng bên của tuỷ sống phần ngực và thắt lưng. Các dây thần kinh giao cảm khi ra khỏi cột sống đã tạo thành hai chuỗi hạch giao cảm nằm hai bên cột sống làm thành sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài và không có bao miêlin. Sợi sau hạch đi tới các tạng tạo thành các đám rối như đám rối tim, đám rối hạ vị, đám rối màng treo ruột trên, màng treo ruột dưới

- Bộ phận thần kinh đối giao cảm : Có phần trung ương nằm ở hành não, não giữa và ở phần cuối tuỷ sống. Khi ra khỏi trung ương chúng tham gia vào dây thần kinh não số III, VII, IX, X Các dây thần kinh đối giao cảm có sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn. Phần chủ yếu của thần kinh đối giao cảm nằm trong hành não. Các sợi của hệ này đi theo dây thần kinh số X (còn gọi là dây thần kinh mê tẩu) và kết thúc tại các hạch nằm trong tuyến giáp, tuyến ức, tim, phổi, thực quản, dạ dày, tuyến tuỵ, gan, thận

Giaocmvigiaocm.jpg


2.

tuynnititvngoitit.jpg
 
Last edited by a moderator:
S

songthuong_2535

hệ thần kinh
phân hệ giao cảm, đối giao cảm là gì? so sánh
so sánh tuyến nội tiết và ngoại tiết

Câu 1:

a. Hệ giao cảm:

+) Trung khu phân bố ở sừng bên chất xám tủy sống, từ đốt tủy ngực I đến đốt thắt lưng 3
+) Ngoại biên gồm:

- Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp nơron): chuỗi hạch giao cảm nằm gần đốt cột sống 9, xa cơ quan phụ trách.
- Nơron trước hạch (sợi trục có bao miêtin): sợi trục ngắn
- Nơron sau hạch (sợi trục không có bao miêtin): sợi trục dài

+) Vai trò kích thích hệ giao cảm gây - tuần hoàn: co mạch, tăng co bóp cơ tim:

- hô hấp: dãn phế quản ( do dãn cơ Reissessen)
- Tiêu hóa: giảm nhu động ruột, giảm bài tiết chất nhầy
- dãn đồng tử
- tăng tiết mồ hôi

b. Hệ đối giao cảm :

- Trung khu ở: các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng của tủy sống
- Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp nơron): gần cơ quan phụ trách.

- Nơron trước hạch (sợi trục có bao miêtin): sợi trục dài
- Nơron sau hạch (sợi trục không có bao miêtin): sợi trục ngắn

- Kích thích đối giao cảm: ngược lại với giao cảm


Câu 2:

* Giống nhau:

- Các tế bào tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết

* Khác nhau:

*) Tế bào nội tiết:

+) Cấu tạo:
- Kích thước nhỏ hơn tuyến ngoại tiết.
- Không có ống dẫn, sản phẩm của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích
+) Chức năng:
- Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh.
- Tác dụng: điều khiên, điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan.

*) Tế bào ngoại tiết:
+) Cấu tạo:
- Kích thước lớn hơn tuyến nội tiết.
- Có ống dẫn sản phẩm đến cơ quan tác động

+) Chức năng:
- Lượng chất tiết ra nhiều nhưng hoạt tính không mạnh.
- Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt.

 
Top Bottom