[Sinh học 8] Đề ôn tập học kì I

L

liaolin

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Phản xạ là gì? Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ.
2) Trình bày thành phần và tính chất của xương.
3) Hãy chứng minh bộ xương người có cấu tạo thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
4) Miễn dịch là gì? Phân loại các loại miễn dịch.
5) Trình bày cơ chế đông máu?Nêu rõ nguyên tắc truyền máu.
6) Nêu sự vận chuyển máu trong hai vòng tuần hoàn
7 Nêu rõ chu kỳ co dãn của tim? Giải thích vì sao tim hoạt động cả đời ma không mệt mỏi
8) Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu? Và như thế nào? Nêu các biện pháp vệ sinh hệ tim mạch
9) Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
10) Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt trong vai trò tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng? Nêu con đường tiêu hóa thức ăn
11) Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào? Và thần kinh?
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

1) Phản xạ là gì? Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ.
Phản xạ: phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
Cung phản xạ: Con đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm (da, cơ, tuyến…) qua trung tâm thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến)
Vòng phản xạ: vòng phản xạ là đường đi của cung phản xạ có kèm theo luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh điều chỉnh phản xạ cho thích hợp

2) Trình bày thành phần và tính chất của xương.
Thành phần hóa học và tính chất của xương
- Thành phần hóa học
• Chất vô cơ là muối, canxi
• Chất hữu cơ: cốt giao
Tính chất: giúp xương đàn hồi, vững chắc

3) Hãy chứng minh bộ xương người có cấu tạo thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế dáng đứng thẳng và lao động
- Hộp sọ phát triển
- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên
- Cột sống có 4 chỗ cong
Xương chậu nở, xương gót phát triển, xương bàn chân dạng vòm

4) Miễn dịch là gì? Phân loại các loại miễn dịch.
Miễn dịch
Khả năng không mắc một số bệnh của người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh
Có 2 loại miễn dịch
- Miễn dịch tự nhiên: khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể)
• Miễn dịch tập nhiễm: cơ thể mắc bệnh một lần và lần sau không mắc bệnh đó nữa hoặc ít. Khi mắc lại bệnh đó, chất kháng thể còn trong cơ thể
- Miễn dịch nhân tạo
• Miễn dịch chủ động
Miễn dịch thụ động

5) Trình bày cơ chế đông máu?Nêu rõ nguyên tắc truyền máu.
Đông máu
- Hiện tượng: khi bị thương đứt mạch máu, máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương
- Sự đông máu liên quan đến hoạt động tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vế thương
- Khái niệm: đông máu là hiện tượng máu không ở thể lỏng mà vón thành cục
- Vai trò: bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu
Nguyên tắc truyền máu
• Chọn lựa nhóm máu phù hợp
• Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
• Truyền từ từ

6) Nêu sự vận chuyển máu trong hai vòng tuần hoàn
Vòng tuần hoàn lớn
- máu từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến mao mạch để thực hiện quá trình trao đổi chất và khí (đưa oxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và nhận lại các chất thải và cacbonic), rồi theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải
Vòng tuần hoàn nhỏ
- máu từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến mao mạch để thực hiện quá trình trao đổi khí (lấy vào oxi thải ra cacbonic…), rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái

7 Nêu rõ chu kỳ co dãn của tim? Giải thích vì sao tim hoạt động cả đời ma không mệt mỏiChu kì tim gồm 3 pha
- Pha co tâm nhĩ (0.1 giây), máu từ tâm nhĩ vào tâm thất
- Pha co tâm thất (0.3 giây), máu từ tâm thất vào động mạch
Pha dãn chung (0.4 giây), máu được hút từ tâm nhĩ vào tâm thất

Vì tim vừa hoạt động vừa nghỉ ngơi (kể thêm thời gian nghỉ và hoạt động) nên tim có thể hoạt động suốt đời mà không nghỉ

8) Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu? Và như thế nào? Nêu các biện pháp vệ sinh hệ tim mạch
Vận chuyển máu qua hệ mạch
- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu
- Huyết áp: áp lực của máu lên thành mạch (do tâm thất co và dãn), có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu
- ở động mạch vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch
- ở tĩnh mạch máu vận chuyển nhờ:
• Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch
• Sức hút của lồng ngực khi hút vào
• Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
• Van một chiều
Vệ sinh tim mạch
Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân bên trong và bên ngoài gây hại cho tim
- Khuyết tật tim, phổi xơ
- Sốc mạnh, cơ thể mất nhiều nước, sốt cao
- Dùng các chất kích thích mạnh như rượu, bia, thuốc lá, moophin
- Luyện tập thể dục, thể thao quá sức
- Một số vi khuẩn, virút…
Biện pháp để bảo vệ và rèn luyện tim mạch
- Tránh các tác nhân gây hại
- Tạo cuộc sống vui tươi, thoải mái về tinh thần
- Lựa chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp
Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựgn của tim và cơ thể

9) Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
Sự trao đổi khí ở phổi
- Oxi khuyếch tán từ phế nang vào máu
- Cacbonic khuyếch tán từ máu vào phế nang
Sự trao đổi khí ở tế bào
- Oxi khuyếch tán từ máu vào tế bào
- Cacbonic khuyếch tán từ tế bào vào máu

10) Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt trong vai trò tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng? Nêu con đường tiêu hóa thức ăn
- niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
- có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ
- mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (cả ở lông ruột)
ruột dài 2,8m – 3m. tổng bề mặt tiếp xúc của ruột 500m2
và trong ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa

con đường tiêu hóa thức ăn: khoang miệng (enzim amilaza biến tinh bột và đường đôi thành đường đơn)  dạ dày (enzim pepsin biến protein thành axit amin) ruột non (có đầy đủ tất cả enzim để biến đổi thức ăn, có thêm enzim và dịch mật tác động lên lipit biến đổi lipit thành axit béo và glixerin)

11) Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào? Và thần kinh?
hix mình không có cái gì để vẽ cho nó giống hết :p

cái này bạn có thể tham khảo thêm tại kiến thức Sinh học 8
tuy chưa hoàn thiện nhưng mình mong là sẽ làm xong sớm
còn trên thì có sai sót gì bạn góp ý thêm nhé
 
L

liaolin

Bạn cũng đúng nhưng bổ xung vài phần cho đầy đủ nha!

Ở miệng

Miệng có chức năng tiếp nhận thức ăn, nghiền xé, nhào trộn thức ăn với nước bọt để biến thành viên nuốt. Tiêu hoá ở miệng gồm nhai, nuốt. Vì phản xạ nuốt là tự động nên khi ăn phải nhai kỹ để khỏi bị nghẹn. Chúng ta cần nhớ là nên ăn chậm nhai kỹ no lâu để thực hiện. Dịch tiêu hoá ở miệng là nước bọt, do các tuyến nước bọt tiết ra. Nước bọt có men amylase, chất nhầy (mucine), men khử khuẩn lysozym và lượng rất ít men maltase. Nước bọt không có men tiêu hoá lipid và protid. Men amylase nước bọt biến tinh bột chín thành đường dextrin, maltriose và maltose. Ở nước bọt có ít men maltase biến maltose thành glucose. Kết quả tiêu hoá ở miệng: các chất protid và lipid chưa được phân giải, riêng một phần nhỏ tinh bột chín được men amylaza phân giải thành đường maltoza. Song thời gian thức ăn lưu ở miệng rất ngắn, chỉ 15-18 giây, nên sự phân giải đó không đáng kể và chưa có hiện tượng hấp thu.
Ở dạ dày

Dịch dạ dày có nhiều men tiêu hóa: men pepsin tiêu hoá protid; Renin (chymosin, presure), có tác dụng chuyển chất caseinogen thành casein và kết hợp với canxi tạo thành chất như váng sữa. Men này quan trọng với trẻ em, người lớn nó rất ít tác dụng; Men lipase tiêu hoá lipid, men này hoạt động tốt ở môi trường kiềm, nhưng ở dạ dày có môi trường toan, nên lipase dạ dày hoạt động yếu, chỉ có tác dụng thuỷ phân những lipid đã nhũ tương hoá (như lipid của sữa, của lòng đỏ trứng) biến chúng thành acid béo, monoglycerid và glycerol. Người lớn men này có tác dụng không đáng kể. Tác dụng của acid HCl dạ dày: hoạt hóa men pepsin; làm trương protid tạo điều kiện cho việc phân giải dễ dàng; kích thích nhu động dạ dày, tham gia vào cơ chế đóng tâm vị và đóng mở môn vị; có tác dụng sát khuẩn chống lên men thối ở dạ dày; tham gia điều hoà bài tiết dịch vị, dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột thông qua sự kích thích bài tiết các men tiêu hóa của dạ dày - ruột. Dạ dày có hai loại chất nhầy: hoà tan trong dịch vị và không hòa tan cùng bicacbonat tạo nên một màng dai phủ kín toàn bộ niêm mạch dạ dày và hành tá tràng. Cả hai loại chất nhầy cùng bicacbonat có tác dụng trung hoà acid, che chở bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự phá huỷ của acid và pepsin. Khi sự bài tiết chất nhầy và bicacbonat bị rối loạn, khả năng bảo vệ niêm mạc bị giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm loét dạ dày - tá tràng phát triển. Đặc biệt là xoắn khuẩn Helicobacteur Pylori khu trú phá huỷ lớp chất nhầy không hoà tan, làm cho acid tự do phá huỷ niêm mạc dạ dày. Để tránh điều này bạn không nên ăn rau sống, thức ăn tái, sống vì xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua thức ăn vào dạ dày gây loét. Một số thuốc như aspirin, salyxylat, corticoid gây rối loạn lớp chất nhầy không hoà tan, do đó tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm, loét. Vậy bạn cũng không nên tự ý dùng các thuốc này để tránh loét dạ dày. Yếu tố nội do niêm mạc dạ dày vùng đáy tiết ra, giúp hấp thu vitamin B12 ở ruột non. Khi bị viêm teo dạ dày, sẽ thiếu yếu tố nội làm cho cơ thể không hấp thu được vitamin B12 gây ra bệnh thiếu máu ác tính. Kết quả tiêu hoá ở dạ dày là thức ăn được biến thành một chất nhuyễn gọi là vị trấp. Trong đó 10-20% protid được phân giải thành các polypeptid ngắn hơn. Một phần lipid đã nhũ hoá được phân giải thành monoglycerid, và acid béo. Còn glucid hầu như chưa được tiêu hoá, vì ở dạ dày không có men tiêu hoá glucid. Do vậy, sự tiêu hoá ở dạ dày cũng chỉ là bước chuẩn bị thêm cho các giai đoạn tiêu hoá tiếp theo ở ruột non.

Ở ruột non

Tiêu hoá ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình tiêu hoá. Ở ruột non, các chất thức ăn được phân giải tới mức đơn giản nhất nhờ tác dụng của các dịch tiêu hoá: dịch tuỵ, dịch ruột, dịch mật. Dịch tuỵ tiêu hoá protid, lipid, glucid trong đó thuỷ phân tới trên 80% lượng glucid thức ăn. Khi thiếu dịch tuỵ sẽ gây ra rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Chất duy nhất của dịch mật có tác dụng tiêu hoá là acid mật. Các acid mật tồn tại dưới dạng muối với natri hoặc kali, nên gọi là muối mật. Muối mật làm nhũ hoá lipid, tăng diện tiếp xúc của lipid với men lipase giúp tiêu hóa lipid. Muối mật tạo micell giúp hoà tan các sản phẩm thuỷ phân lipid và các vitamin tan trong dầu để hấp thu chúng được dễ dàng. Mật tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối ở phần trên ruột non. Khi tắc mật sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hoá và hấp thu một loạt chất dinh dưỡng, nhất là lipid. Dịch ruột có đủ các loại men tiêu hoá protid, lipid và glucid. Các men này thực hiện giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu hoá, biến các chất dinh dưỡng còn lại ở ruột non thành các phân tử đơn giản và hấp thu chúng.

Kết quả tiêu hoá ở ruột non: sau quá trình tiêu hoá ở ruột non, thức ăn được biến thành chất đặc sền sệt, nhuyễn đó là dưỡng chấp. Trong đó: protid được thuỷ phân gần hoàn toàn và thành acid amin; Lipid gần toàn bộ biến thành acid béo, glycerol, và một số chất khác; Glucid hơn 90% thuỷ phân thành glucose, galactose và fuctose. Tất cả các chất này có khả năng hấp thu được. Còn lại lõi tinh bột, chất xơ (xellulose) và phần nhỏ chất gân... chưa được tiêu hoá sẽ được đưa xuống ruột già.

Sự điều tiết nước bọt, dịch dạ dày, dịch tụy, mật và dịch ruột nhờ cơ chế thần kinh, thể dịch và vỏ não. Khi cơ thể khỏe mạnh và trong trạng thái hưng phấn vui vẻ lạc quan... các loại dịch và men tiết ra nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn. Ngược lại khi cơ thể bị bệnh và trong trạng thái sợ hãi, lo buồn, mọi dịch tiết và men tiêu hóa đều suy giảm, quá trình tiêu hóa chậm và kém hơn.

______________________________


Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào.
Christina Rossetti


 
L

liaolin

Sao bạn không nói rõ 3 cái pha đó hoạt động rồi nghĩ luôn


______________________________


Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào.
Christina Rossetti


 
H

happy_1809

liaolin;1358492[B said:
3) Hãy chứng minh bộ xương người có cấu tạo thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
4) Miễn dịch là gì? Phân loại các loại miễn dịch.
5) Trình bày cơ chế đông máu?Nêu rõ nguyên tắc truyền máu.
[/B]
câu 3:
- hộp sọ lớn
- lồi cằm ở xương mặt phát triển
- cột sống thẳng đứng, con ở 4 chỗ
- lồng ngực nở rộng sang hai bên
- xương chậu mở rộng
- xương đùi phát triển
- xương bàn chân hình vòm, xương ngón ngắn
- xương gót rất phát triển
\Rightarrow bộ xương ng` tiến hóa thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động
câu 4:
- miễn dịch là khả năng cơ thể ko bị mắc 1 bệnh nào đó
cácc loại miễn dịch
- miễn dịch tự nhiên là khả năng cơ thể ko mắc một bệnh nào đó do miễn dịch bẩm sinh hoặc sau một lần mắc bệnh
vd: toi gà, lở mồm long móng....
- miễn dịch nhân tạo do con ng` tạo ra cho cơ thể bằng cách tiêm ngừa phòng bậnh hoặc tiêm huyết thanh
vd: bại liệt, uốn ván, lao...
 
Top Bottom