[sinh học 8] câu hỏi về da

N

nguyenhoangthuhuyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình vừa học xong bài: Cấu tạo và chức năng của da
(*)Qua bài này mình có 1 câu hỏi cần giải thích đó là
Ta biết da ta khi bị ướt k thấm nước là do
1. Da đc cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt vs nhau
2. Trên da có nhiều tuyến nhờn tiết lên bề măt da

Điều thứ nhất mình đã giải thích được
con thứ 2 thì chưa
Mình nghĩ là do đó nên nước b trượt khỏi bề mặt da
Các bạn giup nấm hén

À quên con câu nữa
(*)Trong tuyến nhớn tiết chưa li zô zim có khả năng diệt khuẩn
Lớp tế bào sắc tố của tâng Manpighi có khả năng chống tác hại của tia tử ngoại ^^

Các bạn ai có thể cho nấm bik kĩ hơn về hai loại này h0k

Bữa bạn Nhung có hỏi là làm sao để tach máu ra các thành phân riêng (Ai bik trả lời lun nhá)


Có ai giúp giùm nấm bài này đi :-SS
Không biết cách làm :((

Thân!
 
Last edited by a moderator:
M

mimasaka

2. Trên da có nhiều tuyến nhờn tiết lên bề măt da

Ờm, mình đọc trên mạng thấy nói về chất nhờn (chủ yếu là phần da nhờn, cũng hay lắm :D) như sau:

- [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Hoạt động chủ yếu của tuyến bã nhờn chủ yếu là dưới sự ảnh hưởng của hormon, chất nhờn được tiết ra qua lỗ chân lông.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thành phần chủ yếu của lớp chất nhờn này là [/FONT][FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]lipid và toàn bộ bề mặt da được bao phủ bởi lớp màng [/FONT][FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]hidro - lipid [/FONT][FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]được tạo thành chủ yếu bởi mồ hôi và bã nhờn. Về Lipid thì bạn có thể đọc ở sách Sinh học 8 phần nói về Tiêu hoá thức ăn hay gì đó (học lâu rồi nên giờ ko nhớ :p) hoặc SGK công nghệ. Còn nếu học đội tuyển thì tốt nhất lên google hoặc Wikipedia tìm hiểu thêm !:D[/FONT] (cái này lên hoá 9 cũng có đấy).

- Từ trên có thể suy ra, da không bị thấm nước do luôn luôn có một lớp nhờn tiết ra luân phiên trên da làm kín lỗ chân lông (luân phiên đấy, nó mà ứ lại thành mụn liền ;)), lớp chất nhờn thành phần chủ yếu là Lipid, một loại chất béo (hay dầu) "bám" vào da, trong điều kiện bình thường nước sượt qua da mà không bị thấm (như bạn nói) do lớp dầu này đã làm kín, lỗ chân lông, mặt khác, dầu có khối lượng riêng lớn hơn nước, do đó, nước không thể lọt vào trong.

Mình nghĩ thế :D



Trong tuyến nhớn tiết chưa li zô zim có khả năng diệt khuẩn tầng
Lớp tế bào sắc tố của tâng Manpighi có khả năng chống tác hại của tia tử ngoại

Lizozime là một loại protein nhỏ có khả năng phá vỡ và tiêu diệt vi khuẩn rất nhiều.

Da là một hàng rào bảo vệ các cơ quan sâu như thần kinh, mạch máu, cơ xương, phủ tạng khỏi các tác hại của các yếu tố cơ học, lý học, hoá học, vi khuẩn có hại. Nhờ có cấu trúc rất chặt chẽ của lớp malpighi được tăng cường do các cầu nối giữa các tế bào, nhờ vùng tiếp giáp trung - thượng bì vững chắc, nhờ sự đàn hồi vừa dẻo vừa chắc của các sợi tạo keo, sợi liên kết ở trung bì, nhờ lớp mỡ đệm dưới da nên da có thể chống lại các chấn thương, sây xát từ ngoại cảnh (da chịu được một áp lực 1, 8 kg trên một mili mét vuông).

Bổ sung thêm cho câu trả lời của mình ở trên.

Da là hàng rào ngăn cách nội mô với môi trường và giữ cho cơ thể có một hình dạng nhất định. Bề mặt da có lớp phím mỡ với độ pH 4,5 – 5,6 làm hạn chế tác động các chất axít, kiềm và ngăn cản ngấm nước từ ngoài vào và ngược lại.

Mình nghĩ những kiến thức về da bạn hỏi ở trên thuộc về THPT hoặc Đại học, tốt nhất nên hiểu càng đơn giản càng tốt, còn đây là tài liệu mình tìm thấy trên 1 trang web về Da liễu (nói trước là hơi bị dài): http://dalieu.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=104:sinh-ly-da&catid=31:dai-cuong-da-lieu&Itemid=99
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhoangthuhuyen

- [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Hoạt động chủ yếu của tuyến bã nhờn chủ yếu là dưới sự ảnh hưởng của hormon, chất nhờn được tiết ra qua lỗ chân lông.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thành phần chủ yếu của lớp chất nhờn này là [/FONT][FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]lipid và toàn bộ bề mặt da được bao phủ bởi lớp màng [/FONT][FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]hidro - lipid [/FONT][FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]được tạo thành chủ yếu bởi mồ hôi và bã nhờn. Về Lipid thì bạn có thể đọc ở sách Sinh học 8 phần nói về Tiêu hoá thức ăn hay gì đó (học lâu rồi nên giờ ko nhớ :p) hoặc SGK công nghệ. Còn nếu học đội tuyển thì tốt nhất lên google hoặc Wikipedia tìm hiểu thêm !:D[/FONT] (cái này lên hoá 9 cũng có đấy).

- Từ trên có thể suy ra, da không bị thấm nước do luôn luôn có một lớp nhờn tiết ra luân phiên trên da làm kín lỗ chân lông (luân phiên đấy, nó mà ứ lại thành mụn liền ;)), lớp chất nhờn thành phần chủ yếu là Lipid, một loại chất béo (hay dầu) "bám" vào da, trong điều kiện bình thường nước sượt qua da mà không bị thấm (như bạn nói) do lớp dầu này đã làm kín, lỗ chân lông, mặt khác, dầu có khối lượng riêng lớn hơn nước, do đó, nước không thể lọt vào trong.

Cho minh hỏi thêm tí nhá
Theo như bạn noi thì nó giúp làm bít lỗ chân lông
vậy cô mình nói rằng k nên sử dụng son phấn nhiều (có nghĩa là vẫn có thể dùng nhé) vì nó sẽ làm bít lỗ chân lông
Vậy: nếu thoe điều trên mình có thể nói răng tuyến chât nhờn cũng có hại cho da
p/s: Minh nói thế k biết đúng hay sai, sai th sửa nhé^^
 
M

mimasaka

Hi hi, bạn không để ý là mình đã thêm từ "luân phiên" ở trên. Còn khi nó tự nhiên tiết ra với lượng lớn các chất nhờn này gây bít các lổ chân lông, làm ứ đọng vi khuẩn và hậu quả là nhiễm khuẩn tại chỗ mà chúng ta gọi là các mụn bọc.

1269484695.img.jpg


Kì thực tuỳ vào từng người mà lượng nhờn tiết ra ít hay nhiều, chất nhờn này giúp giữ ẩm cho da mặt vào những ngày khô hanh tuy nhiên chúng ta vẫn được khuyên rửa mặt hàng ngày, đấy là vì khi ra đường, bụi bặm bám vào da mặt bạn các vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây nên các bệnh lí về da, sau đó 1 lớp khác sẽ tiếp tục hình thành. Do đó, "bít lỗ chân lông" chỉ mang tính nhất thời, nó sẽ tự luân phiên đổi mới, còn đối với phấn, hạt phấn có kích thước lớn sẽ bịt luôn lỗ chân lông nếu sau khi sử dụng xong không biết tẩy trang đúng cách, như vậy hoạt động bài tiết qua da, tuyến mồ hôi bị chặn gây rối loạn hoạt động tiết ra của chất nhờn trường hợp lan rộng thì đúng là tác hại khó lường.


@ Nếu mà nói chất nhờn làm bít lỗ chân lông là không đúng bởi vì vẫn còn tuyến mồ hôi hoạt động song song, nhưng mình cứ viết như thế cho dễ hiểu :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom