[Sinh học 8] câu hỏi khó

K

kieuoanh2009

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

khi soạn đề cương có một số câu tớ ko bik các bạn giúp nha
1.Lí do và biện pháp phòng chống bệnh ngoài da
2.Nêu cơ chế hoạt động của tinh hoàn
3.Nêu những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
4.tại sao lượng đường huyết lôn giữ mức ổn định ở tỏng cơ thể là nhờ các hooc môn tuyến tụy

~~Chú ý tiêu đề: [Sinh học 8] + Tiêu đề
P/s: Đã sửa ^^
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

1.
1.Lí do và biện pháp phòng chống bệnh ngoài da

_ Lí do

1 - Phong: theo Đông y, phong là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, nhiều bệnh ngoài da có liên quan mật thiết với phong tà. Phàm những người cơ thể yếu, chức năng phòng vệ bên ngoài yếu, phong tà xâm nhập gây dinh vệ mất điều hòa, khí huyết lưu thông trở ngại, da cơ mất sự dinh dưỡng sinh những nốt sần ngứa, ban đỏ, da khô, mụn cóc. Phong tà gây bệnh ngoài da có đặc điểm là phát bệnh nhanh, di chuyển, mất đi nhanh, dễ lan toàn thân, ngứa,... thường kết hợp với các tà khí khác gây các chứng phong hàn, phong nhiệt, phong thấp...

2 - Thấp: có ngoại thấp và nội thấp, bệnh ngoài da thường do ngoại thấp như những người sống và làm việc nơi ẩm thấp, tỳ thấp cũng dễ sinh bệnh. Thấp là âm tà nên có tính nặng trọc, phát sinh ở phần dưới cơ thể gây bệnh thường phát sinh ở da các bàn chân, thủy bào, dễ lở loét, lâu khỏi, chán ăn, bụng đầy, rêu lười dày, mạch Nhu Hoạt.

3 - Nhiệt: nhiệt thuộc dương tà, các chứng ngoại cảm nhiệt tà hoặc tạng phủ thực nhiệt tiết ra ngoài da đều có thể sinh bệnh. Bệnh ngoài da thuộc nhiệt thường có triệu chứng như sưng nóng đỏ, ngứa, đau... kèm theo nóng, bứt rứt, khát nước, táo bón, tiểu vàng, đậm, lười đỏ rêu vàng, mạch Sác.

4 - Trùng: do trùng thú trực tiếp cắn, do độc tố gây bệnh hoặc do dị ứng của cơ thể, đối với trùng thú cắn có thể lây truyền. Có thể có triệu chứng sưng đau, ngứa, nóng đỏ tại chỗ hoặc có triệu chứng toàn thân nặng nhẹ tùy theo loại côn trùng.

5 - Độc: thường gặp có các loại độc của thuốc, thức ăn, trùng độc, tiếp xúc chất độc. Thường có lịch sử uống thuốc, tiếp xúc ăn uống. Thường phát bệnh đột ngột, có các triệu chứng tại chỗ như sưng nóng đỏ, đau, ngứa, nổi sần, ban đỏ, mụn nhóc và triệu chứng toàn thân nặng nhẹ tùy theo loại độc và mức độ nhiễm độc.

6 - Huyết Ứ: phần lớn do can khí uất kết hoặc ngoại tà xâm nhập gây khí cơ rối loạn, khí huyết ứ trệ. Triệu chứng lâm sàng thường có điểm hoặc ban ứ huyết, sắc da vùng bệnh đỏ tối hoặc xanh tía, hoặc vùng da tổn thương dày lên, có nốt cục, lười đỏ tối, có điểm ứ huyết, mạch Huyền Sác.

7 - Huyết Hư Phong Táo: phần lớn do mắc bệnh lâu ngày hoặc tỳ vị hư nhược sinh huyết hư không đủ nuôi dường ~ da, thường gặp ở các bệnh ngoài da mạn tính; do huyết hư không nuôi dưỡng can, can âm hư, can dường thịnh tiết ra ngoài da sinh bệnh. Bệnh ngoài da do huyết hư, phong táo có đặc điểm là bệnh kéo dài, da khô hoặc dày lên, nứt nẻ, da xù xì không tươi nhuận, tróc vảy, ngứa, thường kèm theo hoa

mắt, chóng mặt, sắc mặt tái nhợt, hoặc suất âm ỉ kéo dài, ngày nhẹ đêm nặng, hoặc nặng nhẹ thay đổi theo trạng thái tinh thần, người bứt rứt, dễ gắt gỏng, miệng đắng, họng khô, lưới đỏ, rêu vàng, mạch Huyền Sác (là chứng huyết hư, can vượng).

8 - Can Thận Bất Túc: một số bệnh ngoài da phát sinh do can thận bất túc, như huyết hư không nuôi dưỡng can, móng không được tươi nhuận, chân móng dày lên, khô táo Can hư huyết táo, can không nhuận dễ sinh mụn cóc, mụn cơm. Can kinh uất hỏa huyết ứ sinh mụn huyết, thận tinh bất túc, tóc không được nuôi dưỡng nên dễ rụng. Trường hợp bệnh ngoài da kèm theo các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, ù tai, má đỏ, lưng gối đau mỏi, mất ngủ nhiều, mộng tinh, di tinh, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác là chứng can thận âm hư. Trường hợp sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối mỏi, chóng mặt, ù tai, liệt dương, lưỡi bệu, có dấu răng, mạch Trầm Tế là chứng thận dương hư.

_ Phương pháp

1. Sử dụng thuốc (bột, nước, dạng viên nén ...)

2. Cao mềm

3. Thuốc ngâm

4. Dầu

5. Xông khói ...
 
H

hongnhung.97

2.Nêu cơ chế hoạt động của tinh hoàn
Dựa vào hình trong sách giáo khoa [bài tuyến sinh dục. không có sách nên không thể nói số trang mong bạn thông cảm]
Tuyến yên tiết hoocmon FSH và LH theo đường máu đến tinh hoàn làm tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh tại đây tiết hoocmon Sinh dục nam [testosteron] tiếp tục theo đường máu đến cơ quan đích gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam và 1 luồng thông báo ngược về tuyến yên nhằm tăng cường hay kìm hãm hoạt động tiết LH và FSH [testosteron giúp chi phối hoạt động của tuyến yên]~~> lụi :p

3.Nêu những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Đọc bài cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai có 1 mục nói về phần này ~~> bạn lọc ý và trả lời :)

4.tại sao lượng đường huyết lôn giữ mức ổn định ở tỏng cơ thể là nhờ các hooc môn tuyến tụy
Vì tuyến tụy có các tế bào anfa và betan tiết glucagon và insulin ~~> giúp ổn định lượng đường huyết trong máu [glucagon tăng tỉ lệ đường huyết, isulin giảm tỉ lệ đường huyết ~~> kích thích lẩn nhau giúp tỉ lệ đường huyết luôn ở mức cân bằng]
 
Top Bottom