[Sinh học 8] Câu hỏi gấp

A

angel_2712

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.khái niệm mô?so sánh mô biểu bì, mô liên kết, mô về vị rí, sự sắp xếp các tế bào trong cơ thể????
2.thế nào là sự mỏi cơ?? Gảii thích nguyên nhân?nêu biện pháp chống mỏi cơ??
3.nêu điểm tiến hóa của bộ xương và hệ cơ của người so với thú
4.nêu chức năng của hồng cầu, bạch cầu,tiểu cầu và huyết tương??
5.trình bày cơ chế đông máu và truyền máu
6.nêu điểm khác nhau của cung phản xạ và vòng phản xạ???có ý nghĩa gì??
7.phản xạ là gì???lấy ví dụ và phân tích đường đi của nó??
8.mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn
9.nếu cấu tạo của tim và nêu tại sao tim hoạt động suốt đời mà ko mệt mỏi??
10.so sánh cấu tạo của 3 loại mạch:động mạch, tĩnh mạch và mao mạch?? :confused::confused::confused::confused::conf:confused:used: \
Ai pík hem giúp mình vs mai mình phải kt mấy câu này đó!!!@@

Chú ý cách đặt tiêu đề [Sinh học 8] + tên topic
Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@)
Đã sửa.Thân!
 
Last edited by a moderator:
V

vipboycodon

2,Sự mỏi cơ là hiện tượng làm việc nặng và kéo dài khiến biên độ co cơ giảm đi ,rồi ngừng hẳn.
*Nguyên nhân : làm việc nhiều và dài nên cơ thể không được cung cấp đủ oxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ.
*Biện pháp :
+ Làm việc không quá nặng và kéo dài.
+ Khi mỏi cơ thì cần nghỉ ngơi ,xoa bóp , uống nước , hít thở sâu...
+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
 
K

kimphuong1032

Câu 1:
- Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Mô biểu bì: + Đặc điểm cấu tạo: tế bào xếp sát nhau
+ Chức năng: bảo vệ, hấp thụ, tiết
+ Vị trí: bao phủ phần ngoài cơ thể, lót trong các ống nội quan
- Mô liên kết: + Đặc điểm cấu tạo: tế bào nằm trong chất cơ bản
+ Chức năng: nâng đỡ
+ Vị trí: nằm dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương

Câu 4:
- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng và tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất thải, muối khoáng,...
- Hồng cầu: tham gia vận chuyển O2 và CO2
- Bạch cầu: bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh của vi khuẩn vi rút
- Tiểu cầu: bảo vệ cho cơ thể chống mất máu (làm cho máu đông lại)

Câu 5:
- Trong huyết tương có một loại protêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.
Câu 7:
- Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
VD: Nếu ta giẫm phải than đang cháy bỏng thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương thần kinh phát đi xung thần kinh theo dây li tâm truyền tới cơ chân (cơ quan phản ứng). Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương thần kinh theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới phản ứng.
Câu 8:
Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải => động mạch phổi => phổi (trao đổi khí) => tĩnh mạch phổi => về tâm nhĩ trái
Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái => động mạch chủ => cơ quan (trao đổi chất) => tĩnh mạch chủ => về tâm nhĩ phải
Câu 9:
Cấu tạo ngoài: Màng tim bao bọc bên ngoài tim, bên trong màn tim tiết ra chất dịch để tim hoạt động dễ dàng. Các mạch máu bao quanh tim
Cấu tạo trong: Tim được cấu tạo bởi các mô cơ tim, hoạt động tự động.
- Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì: mỗi ngăn tim có thời gian hoạt động ít nhưng nghĩ ngơi thì nhiều (pha nhĩ chung hoạt động 0,1s nghĩ 0,7s; pha thất co hoạt động 0,3s nghĩ 0,5s; pha dãn chung hoạt động 0,4s nghĩ 0,4s), các pha thay phiên nhau làm việc.
Câu 10:
- Động mạch: thành mạch gồm 3 lớp dày, lòng trong hẹp.
- Tĩnh mạch: thành mạch gồm 3 lớp mỏng, lòng trong rộng hơn động mạch, có van
- Mao mạch: thành mạch gồm 1 lớp mỏng, lòng trong hẹp hơn động mạch, phân thành nhiều nhánh.
 
Last edited by a moderator:
W

whitetigerbaekho

Câu 3
-cột sống có 4 chỗ cong tạo dáng đứng thẳng,lồng ngực phát triển sang hai bên
-hộp sọ phát triển,tỉ lệ sọ/mặt nhỏ hơn lớp thú,đại não phát triển đồng nghĩa với hộp sọ phát triển,lồi cằm giúp cho vận động ngôn ngữ
-xương chi dài,bàn tay phân hóa 5 ngón có thể cầm nắm các dụng cụ lao động
-xương bàn chân có xương gót nhô nâng đỡ cơ thể và giúp cơ thể đứng thẳng
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 4: Chức năng của
- Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2
- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
- Bạch cầu: tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên những hàng rào phòng thủ
- Tiểu cầu: có vai trò bảo vệ cho cơ thể chống mất máu bằng các cơ chế sau:
Tiểu cầu :
+Chất xúc tác ~> Làm co mạch máu
+Dính bờ vết thương ~> Hình thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết thương
+Chất xúc tác ~> Tơ máu ~>Hình thành khối máu đông bịt kín vết thương
Câu 5:_Nguyên tắc truyền máu:
+Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp,tránh tai biến(hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch)và tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
+Truyền từ từ
_Sơ đồ truyền máu:
c9.htm1.jpg

-Giải thích :
+ Nhóm máu O có thể truyền cho các nhóm máu: A, B, AB ( Nhóm máuO là nhóm chuyên cho.
+ Nhóm máu A có thể truyền cho các nhóm máu: A, AB.
+ Nhóm máu B có thể truyền cho các nhóm máu: B, AB.
+ Nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB, nhận được các nhóm máu: O, A, B ( Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận
_ Cơ chế đông máu:
Câu 6:
_Điểm khác nhau giữa vòng phản xạ so với cung phản xạ là:
+ Vòng phản xạ có thêm yếu tố là đường hướng tâm ngược, chạy từ cơ quan phản ứng về trung ương sau khi phản xạ đã xảy ra làm cho phản xạ chính xác hơn.
+ Vòng phản xạ thực chất để điều chỉnh phản xạ nhờ có luồng thông tin ngược báo về trung ương.
_ Ý nghĩa của vòng phản xạ trong đời sống là: Nhờ hoạt động của vòng phản xạ mà cơ thể thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường
Câu 7:
_ Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể thông qua hệ thần kinh.
- Ví dụ: Em bé đá.i dầm là một phản xạ. Bàng quang đầy nước tiểu kích thích cơ quan thụ cảm ở bóng đá.i tạo ra xung thần kinh báo về trung ương thần kinh ở tủy sống, trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng là cơ vòng ở bóng đá.i cơ mở ra, nước tiểu chảy ra 1 cách tự nhiên
Câu 8: + Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải đến phổi ( trao đổi khí) trở về tâm nhĩ trái.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ tâm thất trái đến tất cả các tế bào của cơ thể (trao đổi chất) trở về tâm nhĩ phải.
Câu 9:
_ Do thời gian hoạt động của tim là 0.4s, thời gian nghĩ ngơi 0.4s giúp cơ tim được phục hồi mà không bị mệt.
_ Cấu tạo của tim
+ Cấu tạo ngoài:
- Màng tim: Bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết.
- Động mạch vành : làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim
+ Cấu tạo trong:
- Tim có 4 ngăn
- Có các van tim giúp máu lưu thông theo 1 chiều
Câu 10: So sánh cấu tạo của 3 loại mạch:

 
Top Bottom