[Sinh Học 8] cần các bạn trả lời hộ mấy câu hỏi !!

D

dj.muzik

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình có vài câu hỏi cần các bạn trả lời giúp.. sắp thy dồi .. :p~
Câu 1 : Nêu cấu tạo bán cầu não . Kể tên các vùng chức năng có ở người ?
Câu 2 : Các tật ở mắt ? cách phòng bệnh
Câu 3 : Tác động của hoocmon tuyến yên - tuyến giáp - tuyến tụy - tuyến tiền thận ?
Câu 4: Phân Biệt Hai Hiện Tượng Biếu cổ ?
Câu 5 : Viết và tình bày sơ đồ phối hợp điều hòa họat động các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm ?

mong các bạn trả lời giúp mình .. cảm ơn các bạn nhiều
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

Câu 2 : Các tật ở mắt ? cách phòng bệnh
(*) Trả lời : Cận thị
Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiêu điểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.

Có 2 loại cận thị:
Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.
Cận thị bệnh lý: chiều dài của mắt, quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ, có thể 20 - 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.

Viễn thị
Là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.

Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 - 3 độ. Trong quá trình phát triển, cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.

Bạn có thể tham khảo thêm ở đây : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=145697
 
D

donquanhao_ub

3.
* Tuyến yên
+ Các hoocmon của thùy trước tuyến yên.

Thùy trước lớn, tiết ra nhiều hoocmon quan trọng như:

- Hoocmon kích thích sinh trưởng (GH : Ghimberilin Hoocmone), hay STH (Somato Trophic Hormone).

Thiếu hoocmon này chiều cao không phát triển, xuất hiện hội chứng lùn hoặc hội chứng nhi tính do tuyến yên. Nếu dư thừa, sẽ xuất hiện hội chứng khổng lồ. Nếu dư thừa STH khi cơ thể đã trưởng thành sẽ xuất hiện hội chứng to đầu ngón tay.

- Hoocmôn kích thích tuyến giáp (TSH : Tyreotrophic Stimulating Hormone)

Kích thích hoạt động tuyến giáp tạo điều kiện cho iod từ máu vào tuyến để tổng hợp thành các hợp chất của các hoocmon, đồng thời tạo điều kiện cho iod từ hoocmon của tuyến giáp vào máu và tới các mô ngoại biên. Khi nồng độ TSH trong máu thấp thì lượng hoocmon kích thích hoạt động tuyến giáp do tuyến yên tiết ra sẽ tăng lên, và ngược lại, để điều hòa hoạt động tuyến giáp.

- Hoocmôn kích nang tố (FSH : Follicle Stamulating Hormone, hay ProlanA). Hoocmon này ở nữ có tác dụng kích thích sự phát triển của các bao noãn và làm tăng trọng lượng buồng trứng. Ở nam, FSH có tác dụng kích thích sự hình thành tinh trùng và sự phát triển ống sinh tinh. Đối với người đã triệt sản, mãn kinh hay bị u ác tính trong các cơ quan sinh dục thì FSH bị đào thải qua nước tiểu. Khi thiếu FSH phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

- Hoocmon kích hoàng tố (LH : Luteinising Hormone, hay Prolan B). Hoocmon này ở nữ có tác dụng kích thích tế bào trứng chín, gây rụng trứng, tạo thể vàng và kích thích thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ở nữ; Hoocmon này ở nam lại có tác dụng kích thích tế bào kẽ của tinh hoàn tiết ra testosteron.

- Hoocmôn kích nhũ tố (LTH : Luteo Trofic Hormone, hay Prolactin), có tác dụng kích thích sản xuất sữa, kích thích tuyến vú phát triển, kích thích thể vàng tiết ra hoocmon progesteron ở nữ; hoặc kích thích sự phát triển tuyến tiền liệt , kích thích tế bào kẽ ở tinh hoàn phát triển ở nam. LTH phối hợp với estrogen co thể làm xuất hiện sữa ngay cả ở cơ thể đực.

- Hoocmon kích vỏ tuyến trên thận (ACTH : Adreno Cortico Trophic Hormon), có tác dụng giúp cho tuyến trên thận hoạt động bình thường. Cắt bỏ tuyến yên thì tuyến trên thận cũng bị teo. Khi hoạt động của tuyến trên thận mạnh thì tuyến yên giảm sản xuất ACTH.
+ Các hoocmon của thùy giữa tuyến yên.

Thuỳ giữa kém phát triển, tiết hoocmôn MSH (Intecmeđin); có tác dụng kích thích sự tổng hợp và phân bố sắc tố trong các tế bào thượng bì da. Rối loạn chức năng tuyến yên làm quá trình phân bố sắc tố không bình thường.

+ Các hoocmon của thùy sau tuyến yên.

Thùy sau tiết ra 2 loại hormôn chính là oxytoxin có tác dụng kích thích bài xuất sữa, tăng cường co bóp tử cung lúc sanh và hoocmon vazơprexin có tác dụng kích thích sự tái hấp thu nước ở ống thận.

Như vậy, tuyến yên là tuyến có vai trò quan trọng nhất, nó chi phối sự hoạt động của nhiều tuyến khác

* Tuyến giáp
Hoocmon Thyroxin , có tác dụng làm tăng cường chuyển hóa năng lượng trong các tế bào, làm tăng khả năng hấp thụ oxy của tổ chức, tăng cường sự hấp thụ gluxit ở ruột non. Nếu cắt bỏ tuyến giáp khả năng sử dụng oxy của tổ chức giảm đi, khả năng sinh nhiệt giảm. Thyroxin còn làm tăng quá trình phân giải gluxit.

- Hoocmon Canxitonin, có tác dụng kích thích quá trình canxi hóa tổ chức xương.

Nếu tuyến giáp kém hoạt động (thiểu năng tuyến giáp), gây thiếu iốt, buộc các nang tuyến giáp hoạt động mạnh để bù đắp sự thiếu hụt hoocmon, làm phì đại tuyến giáp (bướu cổ). Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh (ưu năng tuyến giáp) làm tăng cường độ trao đổi chất, sinh nhiệt nhiều, tim đập nhanh, huyết áp tăng, tăng nhịp thở, trao đổi chất tăng, tiêu hao năng lượng lớn, người gầy nhanh (bệnh Bazơđô).

Khi chức năng tuyến giáp mất hoàn toàn sẽ bị bệnh phù niêm gồm những triệu chứng như: chuyển hóa cơ bản giảm, thân nhiệt giảm, giảm nhịp tim, da khô xù xì, niêm mạc da phù nề, chậm phát triển thể lực và trí lực, còn gọi là bệnh creatin..


* Tuyến cận giáp

Là một tuyến gồm một số cấu trúc nhỏ, nằm nằm rải rác 2 bên bề mặt phía sau 2 thùy bên của tuyến giáp. Hooc môn chính của tuyến cận giáp là paratyroxin, có tác dụng chuyển hóa canxi và photpho, làm ổn định mức canxi trong máu

Dư parathyroxin, photpho sẽ bị đào thải qua nước tiểu. Canxi bị đào thải làm rỗng xương, nhưng tích tụ canxi ở các cơ quan như phổi, thận, da, gan, mạch máu lớn… làm khả năng hoạt động của cơ giảm.

Cắt bỏ tuyến cận giáp làm co giật do hưng tính thần kinh điều tiết hoạt động cơ tăng.

* Tuyến tụy
Do 3 loại tế bào đảo tụy (hay đảo Langerhans) tiết ra :

- Hoocmon Insulin – là hooc môn hạ đường huyết, do tế bào β của đảo tụy tiết ra, có tác dụng ltích lũy glicozen ở gan, cơ, làm giảm lượng đường trong máu.

Gan điều chỉnh lượng insulin trong máu bằng cách tạo ra enzim insulinaza và một chất dạng peptit khác có khả năng ức chế enzim insulinaza.

- Hoocmon Glucagon do tế bào α của đảo tụy tạo ra, có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu, tăng phân hủy glycogen dự trữ trong gan.

- Hormon Samatostatin – là hormon quản lý tại chỗ hoạt động hoạt động của tế bào anpha và bet, do tế bào delta của đảo tụy tiết ra.

Ngoài ra trong mô của tuyến tụy có có một chất gọi là lipocain, điều tiết chuyển hóa lipit trong cơ thể. Khi thiếu lipocain, gan bị nhiễm mỡ và hàm lượng lipit trong máu giảm.

Hiện tượng xơ mỡ hóa gan còn xảy ra khi thiếu colin và metionin. Chất này có trong tổ chức của tuyến tụy. Khi hoạt động của tuyến tụy bị rối loạn, làm thay đổi lượng đường trong máu.

+ Các hoocmon của vỏ tuyến trên thận

Phần vỏ tiết ra một lượng hoocmon rất ít, nhưng trong đó có nhiều loại hoocmon khác nhau.

Các hoocmon thuộc nhóm steroit tham gia chuyển hóa nước và chất điện giải. Khi thiếu hoocmon nhóm này sẽ rối loạn chuyển hóa nước, chất điện giải, làm mất nước, máu đặc, giảm nồng độ Na trong huyết tương, tăng nồng độ K trong máu, hạ đường huyết, tăng glycogen trong gan, rối loạn phân bố sắc tố nên làm cho da có màu đồng đen, đó là bệnh adison.

Về cấu tạo vỏ trên thận có 3 vùng cơ bản và một số vùng khác. Ba vùng cơ bản là

- Vùng cầu tiết ra các hoocmon thuộc nhóm mineralocoocticoit

- Vùng sợi tiết ra các glucocoocticoit

- Vùng lưới tiết ra các andrenosteroit.

Người ta đã chiết xuất được 30 hợp chất steroit, trong đó có một số ít có hoạt tính mạnh như :

+ Cooctizon là hoocmon thuộc nhóm glucocoocticoit , có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa gluxit, lipit, protein, tăng sức đề kháng với stress. Nó ít ảnh hưởng đến chuyển hóa nước và chất điện giải.

+ Các hoocmon thuộc nhóm androgen do vùng lưới của vỏ tuyến trên thận tiết ra có ảnh hưởng đến chức năng sinh dục nam, điều hòa hoạt động của tuyến sinh dục.

+ Corticosteroit làm tăng nồng độ Ca trong nước tiểu, Ca không được giữ lại trong xương mà bị thải qua nước tiểu.

+ Corticoit có khả năng tạo hồng cầu bằng cách kích thích hoạt động của tủy xương, làm niêm mạc dạ dày tăng tiết pepsin và tụy tăng tiết tripsinogen. Do đó khi sử dụng lâu dài các hoocmon vỏ tuyến trên thận có thể bị loét dạ dày. Corticosterol và Cortisol là chất chống viêm nhiễm, có tính kháng khuẩn cao, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác động của các kích thích gây stress.
 
Top Bottom