_Về hệ hô hấp:
Từ chỗ chưa phân hoá (thuỷ tức, san hô, động vật nguyên sinh,...) đến phân hoá hơn (giun đất: qua da; châu chấu: qua hệ thống ống khí; cá: qua mang; ếch đồng: quan phổi và da...) và dần đến chỗ hoàn thiện (thỏ: hô hấp qua phổi và túi khí,...).
Thichs nghi dần với nhiều môi trường khác nhau
_Về hệ tuần hoàn:
Từ chô chưa phân hoá (động vật nguyên sinh, thuỷ tức,...) đến phân hoá hơn (giun đất: chưa có tâm nhĩ và tâm thất, vòng tuần hoàn kín; châu chấu: chưa có tâm nhĩ và tâm thất, vòng tuần hoàn hở) đến phức tạp hơn (cá chép, thằn lằn,...--> Bạn xem ở bảng trong sách) và dần hoàn thiện (chim và thỏ có tâm nhĩ và tâm thất, tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn kín).
Ở phần này bạn lưu ý đến thằn lằn có 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn hụt tạm thời, cái này trong sách chưa nói đến.
_Về hệ thần kinh:
Từ chỗ chưa phân hoá (động vật nguyên sinh) đến bắt đầu có sự phân hoá (thuỷ tức: thần kinh hình mạng lưới)đến phân hoá hơn (giun đất: dạng chuỗi hạch gồm hạch não-hạch bụng-hạch dưới hầu; châu chấu: dạng chuỗi hạch gồm hạch não lớn-hạch dưới hầu-hạch bụng và lưng) --> phân hoá hoàn thiện (cá, chim thỏ,...: hình ống).
Nói chung thì phần này các bạn cần phải học thuộc bảng trong sách bài này để có thể trả lời đầy đủ. Minhf chỉ nêu ý chính thôi. Cố gắng lên nhé!!!