[Sinh học 7]đố ai trả lời được

L

letrang3003

Hoàng Liên :Lào Cai
Ba Bể:Bắc Kạn
Tam Đảo:Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang
Ba Vì:Hà Nội
Cúc Phương:Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình
Phong Nha-Kẻ Bàng:phong Nha-Kẻ Bàng
Bạch Mã:Thừa Thiên-Huế
Yok Đôn:Đăk Lăk
Cát Tiên:Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
Phú Quốc:Kiên Giang
Mục đích : bảo tồn động vật quý hiếm , cân bằng hệ sinh thái ,....


 
4

40phamkinhvy

lập các vườn quốc gia để bảo vệ các loài đv có nguy cơ tuyệt chủng

:(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)((
 
K

khangnt

Nhg tên vườn Quốc gia là:
Ba Vì
Cúc Phương
Cát Bà
Cát Yên
.......
 
Last edited by a moderator:
M

muasaobang_197

muc dick thanh lap quoc gia la de :
- pao ton nhung loai dong vat quy hiem
- kan pang he sinh thai moi truong
- pao ve nhung loai dong vat co nguyco tiet chung
:rolleyes::rolleyes::rolleyes:
~~~> Chú ý chữ viết có dấu
 
Last edited by a moderator:
1

17021996

de bao ve nhung dong vat quy hiem co nguy co tuyet chung


~> Chú ý viết chữ có dấu!
 
Last edited by a moderator:
V

voiconrachan

duy trì sự sống của các động vật sắp bị tuyệt chủng và cân bằng về hệ sinh thái
 
V

voiconrachan

Vườn quốc gia Tam Đảo





1. Tên gọi: Vườn quốc gia Tam Đảo

2. Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Tam Đảo chạy dài 80 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm Vườn cách Hà Nội 80 Km về phía bắc và cách thị xã Vĩnh Yên 20 Km.

3. Quyết định thành lập: Được thành lập theo Quyết định số 136/TTg ngày 6/3/1996 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo.

4. Toạ độ địa lý: Từ 21021' đến 21042' vĩ độ bắc và 105023' đến 105044' kinh độ đông.

5. Quy mô diện tích: Nằm trong địa giới 3 tỉnh: Vĩnh Phú, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Có tổng diện tích là 36.883 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 17.295ha, phân khu phục hồi sinh thái là 17.286 ha, phân khu hành chính, dịch vụ là 2.320 ha (bao gồm diện tích thị trấn Tam Đảo)

6. Vùng đệm: 15.515 ha, bao gồm 23 xã thuộc 6 huyện thị: Tam Dương, Bình Xuyên, Thị xã Vĩnh Yên, Lập Thạc (Vĩnh Phúc), Sơn Dương (Tuyên Quang), Đại Từ (Thái Nguyên).

7. Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo.

Bảo vệ nguồn gen các loìa động, thực vật rừng quý hiếm, đặc biệt các loài đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên.

Thực hiên công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và dịch vụ khoa học; tạo môi trường tốt phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch và nghỉ mát.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục phổ cập nhân dân lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.

Điều tiết nước vùng đầu nguồn, phát triển du lịch sinh thái và nâng cao đời sống người dân địa phương.

8. Cơ quan / cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực tiếp quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo.

9. Ban quản lý: Đã được thành lập gồm, Ban giám đốc, Hạt kiểm lâm và 6 trạm bảo vệ rừng.

10. Hoạt động du lịch: Khu du lịch thị trấn Tam Đảo có diện tích 235 ha, nằm trên độ cao 900m so với mặt nước biển được Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 với 143 biệt thự. Nhưng do chiến tranh, hầu hết các biệt thự này đều bị tàn phá. Từ những năm 90 Khu du lịch Tam Đảo đã phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng với nhiều nhà nghỉ và khách sạn, để phục vụ khách tham quan, du lịch. Du khách đến Tam Đảo không chỉ tận hưởng khí hậu mát mẻ giữa mùa hè mà còn được ngắm nhìn những phong cảnh bạt ngàn, xanh tươi với nhiều thắng cảnh đẹp như Thác Bạc, đền Bà Chúa Thượng và nhiều di tích văn hoá lịch sử khác. Khách đến với Tam Đảo cũng có thể thử sức leo núi với việc chinh phục những ngọn núi cao trên 1.300m, hay khám phá các phong tục tập quán của người dân bản địa.

11. Các giá trị đa dạng sinh học: Tam đảo có 5 kiểu rừng khác nhau: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 800 m; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi thấp phân bố từ độ cao 800 m trở lên; rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ rừng đặc thù của kiểu rừng kín thường xanh; Rừng tre, nứa là rừng phục hồi sau nương rẫy; Rừng phục hồi sau nương rẫy.

Hệ thực vật: Theo các báo cáo đã được thực hiện, Tam Đảo có đến 904 loài thuộc 478 chi, 213 họ thực vật bậc cao. Trong đó ngành thông đất 2 loài, ngành cỏ tháp bút 1 loài, ngành dương xỉ 57 loài, thực vật hạt trần 12 loài và thực vật hạt kín 832 loài. 64 loài thực vật ở Tam Đảo là những loài quý hiếm.

Khu hệ động vật Tam Đảo với 307 loài, trong đó thú: 64 loài, chim 239 loài, bò sát 76 loai và 28 loài lưỡng cư. Khu hệ côn trùng đã ghi nhận 437 loaid của 271 giống thuộc 46 họ. Vườn quốc gia Tam Đảo gồm 11 loài đặc hữu hẹp, trong đó có 2 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư và 8 loài côn trùng. Ngoài ra Tam Đảo còn có 22 loài động vật đặc hữu ở miền bắc Việt Nam, 6 loài đặc hữu của Việt Nam, 56 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Loài lưỡng cư đặc hữu của Tam Đảo là cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali).

12. Các dự án có liên quan: Có nhiều chương trình và dự án được thực hiện tại Tam Đảo từ năm 1992 đến này như: Đánh giá Khu hệ động vật Tam Đảo của Viện Sinh Thái và TNSV, Điều tra khu hệ động vâtj rừng của Đại học Lâm nghiệp, Tập huấn về du lịch sinh thái và giáo dục môi trường của Tổ chức JICA.

13. Dân số trong vùng: Tổng số dân cư trong vùng khoảng 148.700 người, trong đó số người ở độ tuổi lao động là 89.460 người. Dân cư ở Tam ĐẢo do di dân từ nhiều nơi đến
 
V

voiconrachan

Vườn quốc gia Vũ Quang





1. Tên gọi: Vườn quốc gia Vũ Quang

2. Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thị xã Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải, huyện Hương Khê, phía Tây giáp xã Sơn Kim huyện Hương Sơn, phía Nam giáp biên giới Việt - Lào, phía bắc giáp xã Sơn Tây huyện Hương Sơn và Hương Đại, Hương Minh huyện Vũ Quang.

3. Quyết định thành lập: Được thành lập theo quyết định số 102?2002/QĐ-TTg ngày 30/7/2002 cảu Thủ tướng chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Vũ Quang thành Vườn quốc gia.

4. Toạ độ địa lý: Từ 18009' đến 18026' vĩ độ bắc và từ 105016' đến 105033' kinh độ đông.

5. Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 55.028 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 38.800 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 16.184 ha và phân khu dịch vụ hành chính là 44 ha.

6. Vùng đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Vũ Quang có diện tích là 6.245 ha, bao gồm một số xã thuộc huyện Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn.

7. Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, thuộc dãy trường Sơn, tiếp giáp biên giới Việt - Lào.

Góp phần duy trì sự cân bằng về sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, bảo đảm an ninh môi trường và phát triển bền vững về kinh tế của các tỉnh Khu IV, đồng thời phát huy các giá trị sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.

8. Cơ quan / cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

9. Ban quản lý: Đã có ban quản lý được thành lập từ năm 1995 với biên chế 64 người

10. Hoạt động du lịch:

11. Các giá trị đa dạng sinh học: Theo kết quả điều tra của các chuên gia trong nước và quốc tế Vũ quang có 76% diện tích rừng là rừng tự nhiên và được chia thành 2 kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố trên độ cao 1000m chiếm 20% diện tích Vườn với 2 loài ưu thế là Pơ Mu và Hoàng Đàn; Kiểu rừng xanh kín nhiệt đới dưới 1000m, với trữ lượng cao, nhiều cây gỗ lớn. Đã thống kê được 465 loài thực vật bậc cao với nhiều loài quý hiếm như: Cẩm lai, Lát hoa, lim, dổi, Pơ mu, Hoàng đàn, trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý.

Động vật rừng đã thống kê được 70 loài thú trong đó nhiều loài quý hiếm như: Sao la, Mang lớn, hổ, voi, bò tót, voọc chà vá...

12. Các dự án có liên quan:

13. Dân số trong vùng:
 
V

voiconrachan

Vườn quốc gia Xuân Sơn





1. Tên gọi: Vườn quốc gia Xuân Sơn

2. Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Xuân Sơn có phạm vi ranh giới được xác định: Phía đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đoài, Long Cốc, huyện Thanh Sơn; Phía tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình; Phía nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình; Phía Bắc giáp xã Thu Cúc huyện Thanh Sơn.

3. Quyết định thành lập: Được thành lập theo quyết định số 49/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Xuân Sơn, thành Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

4. Toạ độ địa lý: Từ 21003' đến 21012' vĩ độ bắc và từ 104051' đến 104001' kinh độ đông.

5. Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 15.048 ha, bao gồm 11.148 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, 3.000 ha phân khu phục hồi sinh thái và 900 ha phân khu hành chính dịch vụ.

6. Vùng đệm: Xuân Sơn có diện tích vùng đệm là 18.639 ha bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Kim Đài, và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài.

7. Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo vệ hệ sinh thái rừng cây họ dầu, rừng kín thường xanh trên núi đã vôi.

Bảo tồn tính đa dạng sinh học, các nguồn gen của khu hệ động, thực vật giao lưu giữa 2 vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng.

Bảo tồn sử dụng và nghiên cứu hệ thống hang động thuộc loại độc đáo nhất Việt Namvà sinh thái cảnh quan của chúng.

Góp phần đào tạo nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, duy trì sự cân bằng môi trường, sử dụng đất đai và tài nguyên bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.

8. Cơ quan / cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

9. Ban quản lý: Đã được thành lập

10. Hoạt động du lịch: Nét độc đáo nhất của Xuân Sơn là một hệ hang động, đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. Nhiều hang có kích thước lớn, thạch nhũ đẹp có tiềm năng du lịch cao.

Ngoài rừng nguyên sinh với những các cây cổ thụ còn có các thác nước, chảy qua các vùng núi đá hiểm trở tạo nên những cảnh quan ngoạn mục, hấp dẫn du khách.

11. Các giá trị đa dạng sinh học: Xuân Sơn có 73% là diện tích rừng tự nhiên, trong đó rừng giầu là 107 ha, rừng trên núi đá vôi là 1.396 ha. Với 4 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với cây họ dầu chiếm ưu thế; Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới từ 700m đến 1.300m với các loài thuộc họ: Re, Mộc lan, chè, thích, nhân sâm... ưu thế; Rừng nùn trên đỉnh núi cao, với thành phần chủ yếu là đỗ quyên; Rừng trên núi đá vôi, đây là kiểu rừng đặc trưng của Xuân Sơn với nhiều loài gỗ quý như: Nghiến, trai, dđnh, lát hoa..

Hệ thực vật nơi đây có 465 loài bậc cao thuộc 311 chi, 105 họ với nhiều loài quý hiếm.

Theo kết quả điều tra thì Xuân Sơn có 282 loài động vật có xương sống, trong đó có 23 loài lưỡng cư, 30 loài bò sát, 168 loài chim và 61 loài thú. Nhiều loài đặc biệt quý hiếm như: Gấu ngựa, boá hoa mai, Hổ, Vượn đen, gà lôi trắng, Voọc xám, hổ mang chúa...

Ngoài ra Xuân sơn còn có một hệ động thực vật hang động rất phong phú và đa dạng các loài dơi.

12. Các dự án có liên quan: Nhiều dự án được triển khai tại vùng đệm

13. Dân số trong vùng: Xã Xuân Sơn có 5 xóm với 181 hộ, 1.039 người, 2 dân tộc Mường và Dao. Các xã vùng đệm của Vườn quốc gia có 28.428 người gồm các dân tộc Mường, Dao và Kinh. Nhìn chung dân trí vùng đệm còn thấp, diện tích nông nghiệp ít, đời sống người dân còn khó khăn.
 
V

voiconrachan

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ





1. Tên gọi: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

2. Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm phía Đông - Nam huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, bao gồm phần bãi trong của Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh (Cồn Mơ).

3. Quyết định thành lập: Được thành lập theo Quyết định số 01/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia.

4. Toạ độ địa lý: Từ 20010' đến 20015' vĩ độ bắc và từ 106020' đến 106032' kinh độ đông.

5. Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 7.100 ha, trong đó có 3.100ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 diện tích ngập nước.

6. Vùng đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có diện tích 8.000 ha, bao gồm phần còn lại của cồn ngạn và 5 xã thuộc huyện Giao Thuỷ.

7. Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa Sông Hồng, các loài động, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thuỷ sinh và chim di trú, chim nước.

8. Cơ quan / cấp quản lý: Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương.

9. Ban quản lý: Đã thành lập ban quản lý

10. Hoạt động du lịch: Hiện tại đến với Xuân Thuỷ còn khó khăn do giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng còn thiếu đầu tư, tuy nhiên Xuân Thuỷ có tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái. Du khách đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có thể ngắm nhìn những đàn chim di trú, những loài chim nước kiếm ăn, bay lượn và cũng có thể thưởng thức các đặc sản biển ngay giữa vùng đất ngập nước này.

11. Các giá trị đa dạng sinh học: Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR (Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước) thứ 50 của thế giới, đây là khu đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ hiện đang lưu giữ những giá trị sinh thái quý hiếm, như rừng ngập mặn nguyên sinh rộng hàng ngàn ha. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú (gần 500 loài thuỷ sinh, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cua Bể, tôm he, cá tráp, rong câu chỉ vàng...). Ở Xuân Thuỷ đã ghi nhận gần 200 loài chim, trong đó có 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới, hiện chỉ có thể dễ dàng phát hiện ở nơi đây như: Cò thìa (Platalea minor). Mòng bể (Larus ichthyaetus), Rẽ mỏ thìa (Tringa orchropus), cò trắng bắc (Egretta eulophotes).

12. Các dự án có liên quan:

13. Dân số trong vùng: Mật độ dân cư cao trong vùng đệm là nguyên nhân gây tác động mạnh đến Vườn quốc gia, nhiều người sống bằng nghề khai thác thuỷ sản dẫn đến nguồn lơi này đang bị cạn kiệt dần kéo theo sự vắng dần của những đàn chim di trú.
 
V

voiconrachan

Vườn quốc gia Bù Gia Mập





. Tên gọi: Vườn quốc gia Bù Gia Mập

2. Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Bình Phước trên địa bàn hành chính các xã Đắc Ơ, Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Phía Tây và Tây Bắc là suối Đăk Huýt, đường ranh giới Việt Nam - Căm Pu Chia. Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Đăk Lăk.

3. Quyết định thành lập: Quyết định chuyển hang khu BTTN Bù Gia Mập thành Vườn quốc gia số 170/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Toạ độ địa lý: Từ 12008' đến 12017' vĩ độ bắc và từ 10003' đến 107017' kinh độ đông

5. Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 26.032 ha

6. Vùng đệm: Có diện tích 15.200 ha (7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha thuộc Đăk Lăk)

7. Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật, các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh - rụng lá trên đồi, núi thấp có độ cao dưới 1.000 m đặc trưng cho sự chuyển tiếp từ vùng tây Nguyên xuống đồng bằng Nam Bộ.

Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện: Thác Mơ, Cần Đơn

Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịc sinh thái.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác bảo tồn, đào tạo, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương.

8. Cơ quan / cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước trực tiếp quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

9. Ban quản lý: Ban quản lý được thành lập trên cơ sở ban quản lý của Khu BTTN Bù Gia Mập.

10. Hoạt động du lịch:

11. Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Bù Gia Mập có 275 loài thực vật có mạch thuộc 77 họ đã được ghi nhận, nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ ( Afzelia xylocarpa), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Giáng hương Pterocarpus macrocarpus, Trai (Fagraea fragans), Mun Diospyros horsfieldii, Lát hoa (Chukrasia sp), Gụ mật (Sindora siamensis) Chai (Shorea guiso)...Kế quả điều tra của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cho thầy Vườn quốc gia Bù Gia Mập có 437 động vật trong đó có 59 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Trong đó có 73 loài thú, 168 loài chim nhiều loài có nguye cơ tuyệt chủng cao như. Gà nôi hông tía Lophura diardi Hồng hoàng Buceros bicornis. Đax phát hiện được 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng cư tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập (1998).

12. Các dự án có liên quan: Các đợt nghiên cứu của Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

13. Dân số trong vùng:
 
V

voiconrachan

Vườn quốc gia Cát Tiên






1. Tên gọi: Vườn quốc gia Cát Tiên

2. Vị trí địa lý: Nằm trên địa phận ba tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Trụ sở Vườn quốc gia nằm trên huyện Tân Phú - Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km theo quốc lộ 20.

3. Quyết định thành lập: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 01/CT ngày 13/01/1992 thành lập Vườn quốc gia Cát Tiên, trên cơ sở diện tích Khu rừng cấm Nam Cát Tiên.

Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg chuyển giao Vườn quốc gia Cát tiên cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (với phần mở rộng diện tích)

4. Toạ độ địa lý: Từ 11020' đến 11050' vĩ độ bắc và từ 107009' đến 107035' kinh độ đông.

5. Quy mô diện tích: 73.878 ha (Phần thuộc tỉnh Đồng Nai: 38.100ha, Lâm Đồng: 30.635ha và Bình Phước: 5.143ha)

6. Vùng đệm:

7. Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nước quan trọng trong vườn

Bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn quần thể tê giác một sừng, quần thể voi và các loài động vật quý hiếm khác.

Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục phục vụ công tác bảo tồn Vườn quốc gia

Phát triển du lịch sinh thái, ổn định dân cư góp phần tạo công ăn việc làm, nân cao đời sống cộng đồng dân địa phương.

8. Cơ quan / cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý

9. Ban quản lý: Đã được thành lập từ năm 1986. Hiện nay Vườn quốc gia Cát tiên có 175 cán bộ công nhân viên, trong đó có 109 Kiểm lâm, gốm 19 trạm kiển lâm, đội kiểm lâm cơ động, pháp chế và Ban lãnh đạo.

10. Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Cát tiên có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học hết sức phong phú đặc trưng cho kiểu rừng miền đông Nam Bộ. Ngoài ra Cát Tiên còn có các giá trị về văn hoá - lịch sử với di chỉ nền văn hoá Ốc Eo, là căn cứ địa cách mạng trong đầu tranh chống Mỹ. Môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên thanh bình, người dân mến khác. Với đội ngũ hướng dẫn nhiệt tình có kiến thức về chuyên môn là những điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt với nhiều kiểu hình, tuyến và điểm du lịch sinh thái như: Quan sát chim, xem thú ban đêm, du thuyền trên sông Đồng Nai, du lịch mạo hiểm vv...

11. Các giá trị đa dạng sinh học: Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp ưu thế với các cây họ dầu (Dipterocarpaceae) rừng dụng lá nguyên sinh và thứ sinh, đất ngập nước với hồ và các trảng cỏ ngập nước theo mùa bao gồn các loài (Saccharum spontaneum, S. arundinaceum và Neyraudia arundinacea) và nhiều kiểu sinh cảnh thứ sinh khác. Vườn quốc gia Cát Tiên đã ghi nhận hơn 1.300 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Dáng hương (Pterocarpus macrocarpus)...

.Đến nay đã ghi nhận 77 loài thú, 318 loài chim và 58 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư, 130 loài cá. Trong đó nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Voi châu Á (Elephas maximus), Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus), lợn rừng (Sus scrofa), Bò tót...Voọc và chân đen ( Pygathrix nigripes) Vượn đen má hung (Hylobates gabriellae) C¸t Bà có 3 loài chim đặc hữu: Gà so cổ hung (Arborophila davidi), gà tiền mặt vàng (Polyplectron germaini) và chíc chạch xám (Macronous kelleyi), nhiều loài chím nước rất hiếm như: Ngan cánh trằng, già đẫy.. Trước đây Cát Tiên cũng là nơi trú nghụ của cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), nhưng hiện toại loài này gần như đã tuyệt chủng ngoài hoang dã. Vườn đang có kế hoạch khôi phục và bảo tồn cá sấu.

12. Các dự án có liên quan: Đã có nhiều dự án trong nước và quốc tế thực hiện ở Cát Tiên trong những năm gần đây: Chương trình nghiên cứu loài tê giác, Chương trình phục hồi cá sấu nước ngọt, Hợp tác với tổ chức Birdlife International điều tra chim năm 1997. Năm 2000 Dự án bảo tồn Vườn quốc gia đã tiến hành kiểm kê, đánh giá các quần thể chim, thú móng guốc, linh trưởng. Chương trình xây dựng vườn thực vật (1999-2005). Đặc biệt hiện vẫn đang triển khai dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên do WWF tiến hành với sự trợ giúp tài chính của Chính phủ Hà Lan..

13. Dân số trong vùng: Vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên có 9 cụm dân cư. Ở Khu Cát Lộc tỉnh Lâm đồng có 3 xã với khoảng 650 hộ, Khu tây Cát Tiên giáp Bình Phước có khoảng 1.110 nhân khẩu thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Dao di cư tự do, Khu Nam Cát Tiên có khoảng 298 hộ người dân tộc S'tiêng và 38 hộ người kinh. Tổng số 32 xã, thị trấn của 8 huyện của 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng có khoảng 17 vạn dân
 
V

voiconrachan

Vườn Quốc gia Núi Chúa còn có tên khác là rừng khô Phan Rang được thành lập vào năm 2003 trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa. Nơi đây còn được đánh giá là rừng khô hạn gần như nguyên vẹn duy nhất của Việt Nam và đặc trưng cho hệ sinh thái khô hạn ở Đông Nam Á.

Để đến Vườn Quốc gia Núi Chúa, từ Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, du khách xuôi theo hướng đông khoảng 5km là tới bãi biển Ninh Chữ (xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải); từ đây, tiếp tục đi theo tỉnh lộ 702 - con đường chạy dọc bờ biển, du khách sẽ đến Vịnh Vĩnh Hy - một phần của Vườn Quốc gia.

Với diện tích tự nhiên là 29.865ha, bao gồm: phần đất liền là 22.513ha, phần biển 7.352ha cùng một quần thể những trái núi nằm giáp biển, gọi chung là Núi Chúa; Vườn Quốc gia trông xa giống như một bức tranh thủy mặc, bởi sự kết hợp khá hài hòa giữa: núi, rừng và biển. Đến đây, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng một cảnh quan vô cùng độc đáo: Pha lẫn trong màu xanh của cây rừng, là những đụn cát, bãi đá trải dài hàng chục kilômét, những vách núi dựng đứng với các hình thù kỳ dị, những khối đá xếp chồng lên nhau..., xen lẫn trong đó là những thân cây khẳng khiu, trơ trọi phơi mình giữa thiên nhiên...; đã có ý kiến cho rằng: rừng Núi Chúa giống như rừng bonsai bởi thân cây ở đây nhiều hơn lá cây và rất nhiều cây có gai... Thật vậy, nơi đây có những trảng xương rồng mọc ra từ các khe đá, những cây chòi lòi, cây găng nhung, găng néo... như những bộ xương khô, vậy mà vẫn tồn tại, sống dai dẳng với thời gian. Đặc biệt, nơi đây có một vùng toàn mai, chủ yếu là loài hồng mai có màu đỏ nhạt. Loài cây này hút dưỡng chất từ lòng đất khô cằn, vào mùa xuân, hoa nở đỏ rực cả một góc núi, làm ngẩn ngơ bao khách lãng du.



Theo các nhà khoa học, tài nguyên sinh vật của Vườn quốc gia Núi Chúa không chỉ phong phú và đa dạng về thành phần sinh học mà còn mang nhiều yếu tố đặc hữu, quí hiếm có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và các nguồn lợi kinh tế, nhất là du lịch sinh thái.

Cụ thể:

Hệ thực vật rừng có khoảng hơn 1.000 loài, bao gồm cây lấy gỗ như: cây kim giao, hoàng đàn giả, thông tre, thanh tùng, thông đỏ, me, gụ, bằng lăng...; cây làm dược liệu như: dáng hương, thiên tuế..., cây làm cảnh như: hồng mai, xương rồng, lan hài quý hiếm... cùng nhiều loài khác có thể làm thức ăn...

Hệ động vật rừng có khoảng 306 loài động vật có xương sống trong đó có nhiều loài được xếp là động vật quý hiếm như: chà vá chân đen, gấu ngựa, beo lửa, báo gấm, voọc ngũ sắc, rùa núi... và một số loài chim: cò thìa, diệc nâu, chim khách đuôi cờ, rồng đất...; trong đó có một số loài đã có tên trong sách đỏ thế giới.

Bên cạnh hệ động, thực vật rừng phong phú, đa dạng như vậy, quần thể Núi Chúa tại Vườn Quốc gia còn bao gồm các ngọn núi có các độ cao khác nhau, trong đó, đỉnh Cô Tuy là cao nhất với độ cao 1.039m; ngoài ra, nằm ngay khu vực trung tâm Vườn Quốc gia còn có hai ngọn núi khác, đó là: Núi Chúa anh và Núi Chúa em với độ cao đều trên 1.000m; đã tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn so với vùng ven biển - vùng nằm ngay giữa “sa mạc” Núi Chúa.

Ngoài sự phong phú của hệ sinh thái trên đất liền, Vườn Quốc gia Núi Chúa còn chứa đựng những tiềm năng to lớn trong việc bảo tồn rùa biển, san hô, cỏ biển và các tài nguyên sinh vật biển khác.

Nếu có dịp đến với Vườn Quốc gia Núi Chúa, du khách sẽ vừa được ngắm nhìn phong cảnh núi rừng nơi đây vừa được đi tàu đáy kính tham quan, chiêm ngưỡng những rặng san hô cùng các loài thủy sinh khác ở Vịnh Vĩnh Hy và thưởng thức các loại hải sản ở đây.
 
V

voiconrachan

Vị trí địa lý: Nằm trong địa phận huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây

Quyết định thành lập: Quyết định số 17-CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc thành lập và phê chuẩn luận chứng kinh tế - kỹ thuật Rừng cấm quốc gia Ba Vì. Quyết định số 407-CT ngày 18/12/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc đổi tên thành Vườn quốc gia Ba Vì và giao Bộ Lâm nghiệp quản lý.

Toạ độ địa lý: Từ 21 độ 01' đến 21 độ 07' vĩ độ bắc và 105 độ 16' đến 105 độ 25' kinh độ đông. Với quy mô diện tích: 7.377 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400. Vùng đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích 14.144 ha thuộc địa phận 7 xã miền núi huyện Ba Vì.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Rừng quốc gia Ba Vì là đơn vị kinh tế và sự nghiệp khoa học, có chức năng là trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịc sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập và du lịch:

Bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của rừng cấm. Trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các đặc sản rừng và các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan. Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản với mục đích phục vụ bảo tồn. Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và tham quan du lịch.

Cơ quan / cấp quản lý: Vườn quốc gia Ba Vì trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Ban quản lý: Ban quản lý gồm: Ban giám đốc, Hạt kiểm lâm, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật và trồng rừng, Trung tâm nghiên cứu khoa học.
Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Ba Vì có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy, nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo (Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua..) gắn liền với nhiều di tích lịch sử như: đền Thượng, đền thờ Bác Hồ. Chính những điều kiện trên đã hình thành các điểm du lịch nổi tiếng Ao vua, Khoang xanh, suối mơ, Thác đa. Trong tháng 6/2003 Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt mô hình thí điểm du lịch sinh thái kết hớp với giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì.

Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 812 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis), Thông tre (Podocarpus nerrifolius) Sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 169 loài cây thuốc, đến năm 1992 đã ghi nhận 250 loài cây thuốc chữa nhiều bệnh.
 
V

voiconrachan

Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, có một mảnh đất nhỏ đã trở lên vô cùng quen thuộc, thân thương, gợi lên tính hiếu kỳ cho biết bao du khách trong và ngoài nước, đó là vườn quốc gia Cúc Phương – VQG đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.

Được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá với tổng diện tích là 22.200 ha. Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.

Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo số liệu điều tra gần đây Cúc Phương có 1983 loài thực vật bậc cao, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.

Về động vật, Cúc Phương có 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, gần 2000 loài côn trùng, 117 loài thú (trong đó có loài voọc đen mong trắng là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương). Với hơn 300 loài chim cư trú, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương, vì vậy Cúc Phương từ lâu đã trở thành điểm lý tưởng đối với các nhà xem chim.
Thuộc địa hình Caxtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với những cái tên gợi cảm như: động Sơn cung, động Phò mã giáng…Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cáchngày nay từ 7.500 năm đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động người xưa), hang con Moong. Năm 2000 Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch của một loài động vật có xương sống, theo kết luận ban đầu của Viện cổ sinh học Việt Nam đây là hoá thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm.
Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng. Đoá là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm. Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản.
 
Top Bottom