Bài 32: Các loại quả Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt Bài 34: Phát tán của quả và hạt Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
Bài 37: Tảo Bài 38: Rêu – Cây rêu Bài 39: Quyết – cây Dương xỉ Bài 40: Hạt trần – cây Thông Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật Hạt kín Bài 42: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật Bài 45: Nguồn gốc cây trồng
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu Bài 47: Thực vật bảo vệ đât và nguồn nước Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sông con người Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Hoa bao gồm các bộ phận chính: Đài, tràng, nhị và nhụy (nhị cái)
- Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy
- Tràng gồm nhiều cánh hoa, mang màu sắc, kích cỡ tùy loại
- Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa: Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực .................................................................................:Nhụy có bầu chữa noãn mang tế bài sinh dục cái
- Có 2 cách phân chia hoa: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa ..........................................: Phân chia các nhóm hoa dựa theo cách xếp hoa trên cây
- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, người ta chia ra làm ba loại hoa là hoa đực, hoa cái (thuộc nhóm hoa đơn tính) và hoa lưỡng tính
- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây người ta chia ra làm hai nhóm là nhóm hoa mọc đơn độc và nhóm hoa mọc thành cụm
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
- Đặc điểm của hoa tự thụ phấn: là hoa lưỡng tính ...................................................: nhị và nhụy chín đồng thời
- Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn của hoa này rơi vào đầu nhụy của hoa khác. Nói cách khác, hoa giao phấn là hoa có sự thụ phấn thực hiện giữa các hoa.
- Đặc điểm hoa hoa giao phấn: là hoa đơn tính .................................................: Nhị chín trước, nhụy chín sau
- Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính
- Hoa thụ phấn nhờ gió thường có hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy có lông dính
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành hợp tử
- Quá trình thụ tinh của cây có hoa diễn ra như sau: Sau khi thụ phấn, các hạt phấn trên đầu nhụy hút chất nhầy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn. ..................................................................................: Tế bào sinh dục đực được đưa đến phần đầu của ông phấn. ..................................................................................: Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vào nhụy vào trong bầu, khi tiếp xúc với noãn, phần bầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn. ..................................................................................: Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính
- Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt. Những bộ phận khác của hoa héo dần rồi rụng đi. Nhưng trên thực tế, dễ có thể thấy ở 1 số quả vẫn còn lại dấu tích của một số bộ phận của hoa
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt
- Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng. Có hai loại quả khô: Quả khô nẻ: khi khô, vỏ tự nứt ra, hạt lọt ra ngoài .........................................................................................................: Quả khô không nẻ: khi khô, vỏ qua không tự nứt, hạt không lọt ra ngoài
- Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Quả thịt được chia làm hai loại: Quả mọng: quả gồm toàn thịt ..........................................................................................................................................: Quả hạch: quả có hạch cứng bọc lấy hạt
- Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm, và chồi mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm với những hạt không có phôi nhũ
- Cây hai lá mầm thì phôi của hạt có hai lá mầm, cây một lá mầm thì phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Đặc điểm thích nghi với cách phát tán quả và hạt
+ Đối với quả và hạt phát tán nhờ gió: quả (hạt) nhẹ, khô, có lông hoặc cánh
+ Đối với quả và hạt phán tán nhờ động vật: quả (hạt) có móc bám hoặc có chất bám dính, có mùi thơm, ngọt, tương đối cứng
+ Đối với quả và hạt tự phán tán: quả thường thuộc quả khô nẻ, khi khô, vỏ quả tự nứt để hạt bung ra ngoài
- Độ ẩm, không khí và nhiệt đột thích hợp là các điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm
- Ngoài các điều kiện bên ngoài, cũng cần chất lượng của hạt giống để hạt có thể nảy mầm tốt
- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống ủng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ
- Cây có hoa là một thể thống nhất vì: Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan ............................................................: Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
- Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây
- Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi
- Nhờ khả năng thích nghi, cây có thể phân bố rộng rãi khắp nới trên TĐ: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh...
- Tảo xoắn thường sống trong các mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông.
- Tảo xoắn có màu lục tươi, trông như búi sợi, mảnh như tơ, sờ vào thấy trơn, nhớt
- Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục
- Tảo xoắn sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới. Nó cũng có thể sinh sản bằng cách kết hợp giữa 2 tế bào gần nhau thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới
- Rong mơ gặp ở vùng ven biển nhiẹt đới như nước ta. Chúng thường sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc
- Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu
- Ngoài sin sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu)
- Ngoài tảo xoắn và rong mơ ra, ta còn có thể gặp tảo đơn bào và tảo đa bào
- Dù là đơn bào hay đa bào, cơ thể của tảo chưa có thân, rễ, lá thật sự (mặc dù về hình thái đôi khi có thể có dạng giống thân, lá), bên trong chưa phân hóa thành các mô điển hình
- Vai trò của tảo: góp phần cung cấp oxi và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc... Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại như hiện tượng nước nở hoa làm chết cá....
- Rêu sống trên cạn nhưng chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt
- Rêu là thực vật đã có thân, lá, cấu tạo vẫn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa
- Rêu sinh sản bằng bào tử. Quá trình sinh sản của bào tử diễn ra như sau: Ở ngọn các cây rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt chứa các tế bào sinh dục đực và cái. Sau quá trình thụ tinh, cơ quan sinh sản phát triển thành túi bào tử chứa các bào tử. Túi bào tử của rêu có nắp, khi nắp này mở, sẽ giải phóng các bào tử ra ngoài. Các bào tử rơi xuống đất, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cây rêu con, dần dần phát triển thành rêu trưởng thành
- Rêu hợp với các thực vật khác có rễ, thân, lá tạo thành nhóm T.vật bậc cao
- Rêu góp phần vào việc tạo thành chất mùn. Có loài rêu mọc ở chỗ đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt
- Cơ quan sinh dưỡng của Dương xỉ có lá già, lá non, thân và rễ
- Lá non của dương xỉ thì cuộn tròn lại. Còn mặt dưới của lá già thì có những đốm nhỏ màu nâu (là túi bào tử của Dương xỉ)
- Dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử
- Quá trình sinh sản của dương xỉ diễn ra như sau: khi vòng cơ của túi bào tử vỡ ra sẽ giải phóng các bào tử ra ngoài. Các bào tử đã được giải phóng ra ngoài nếu gặp điều kiện thích hợp sẽ trở thành nguyên tản. Cây dương xỉ con bắt đầu mọc ra từ nguyên tản, sau đó sẽ sống độc lập khi nguyên tản héo đi
- Cây dương xỉ con được hình thành sau quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và tế bào trứng chưa trong các bộ phận riêng lẻ nằm trên nguyên tản.
- Than đá được hình thành do sự biến đổi của vỏ trái đất, quyết cổ đại dần dần chết đi và bị vùi sâu xuống lòng đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của trái đất mà chúng hình thành thành than đá
- Cơ quan sinh dưỡng của cây thông là rễ, thân lá
- Cơ quan sinh sản của thông là nón: gồm có nón đực và nón cái
- Cấu tạo trong của nón gồm có: Trục nón, vảy nhị mang túi phấn và túi phấn chứa các hạt phấn (đối với nón đực); Trục nón, vảy (lá noãn) và noãn (đối với nón cái)
- Cây thông chưa có quả thực sự
- Nhiều cây Hạt trần có giá trị thực tiễn: cho gỗ tốt và thơm, trồng làm cảnh vì có dáng đẹp…
- Hạt kín là nhóm thực vật có hoa
- Cơ quan sinh dưỡng của cây Hạt kín phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn hoàn thiện
- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả, đây là một ưu thế của các cây Hạt kín vì hạt được bảo vệ tốt hơn
- Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau
- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hoa hơn cả
- Các cây Hạt Kín được chia thành hai lớp: Lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm
- Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi
- Một số đặc điểm, dấu hiệu bên ngoài để phân biệt giữa cây hai lá mầm và cây một lá mầm:
+ Cây Hai lá mầm thường có rễ cọc, cây Một lá mầm thường có rễ chùm
+ Cây Hai lá mầm thường có số cánh hoa lẻ, cây Một lá mầm thường có số cánh hoa chẵn
+ Cây Hai lá mầm thường có gân lá song song, cây Một lá mầm có gân lá hình cung
+ Hầu hết cây Một lá mầm đều có dạng thân cỏ, trừ một số dạng đặc biệt: cau, dừa…
+ Cây Hai lá mầm có thân đa dạng
- Để nhận biết cây nào thuộc lớp nào cần phải dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau chứ không thể chỉ dựa vào một đặc điểm nào đó
- Phân loại thực vật là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định
- Các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài
- Loài là bậc phân loại cơ sở, là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo…
- Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít
- Sơ đồ các ngành thực vật:
- Giới Thực vật xuất hiện dần dần từ những dạng đơn giản nhất đến những dạng phức tạp nhất, thể hiện sự phát triển
- Thực vật và điều kiện sống bên ngoài liên quan mật thiết tới nhau
- Quá trình phát triển của giới Thực vật có 3 giai đoạn chính
+ Sự xuất hiện của các cơ thể ở nước
+ Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện
+ Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của cac thực vật Hạt kín
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại
- So với cây dại, cây trồng hiện nay đã có rất nhiều đặc tính tốt hơn tổ tiên của mình rất nhiều
- Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại, con người đã tạo ra được nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn so với tổ tiên của chúng
- Muốn cải tạo cây trồng cần:
+ Dùng những biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của cây
+ Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng, loại bỏ những cây xấu, chỉ giữ lại những cây tốt để làm giống
+ Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng
+ Chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt
- Nhờ khả năng cải tạo thực vật của con người, ngày nay đã có rất nhiều thứ cây trồng khác nhau
- Nhờ khả năng quang hợp, thực vật giúp cho hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định
- Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tôc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực
- Những nơi có nhiều cây cối thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt 1 só vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường
- Thực vật nhờ có hệ thống rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng nhưng giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán
- Thực vật, nhất là những thực vật hạt kín có công dụng nhiêu mặt. Ý nghĩa kinh tế của chúng rất lớn: cho gỗ dùng trong xây dựng & công nghiệp, cung cấp thức ăn cho người, dùng làm thuốc… Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho Tổ quốc
- Bên cạnh đó cũng có 1 số cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng
- Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. Nó được biểu hiện bằng
+ Số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài
+ Sự đa dạng của môi trường sống
- Việt Nam có sự đa dạng về thực vật khá cao, trong đố có nhiều loài có giá trị nhưng đang bị giảm sút do bị khai thác và môi trường sống của chúng bị tàn phá, nhiều loài trở nên hiếm
- Cần phải bảo vệ sự đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng
- Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm, gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi.
- Tế bào vi khuẩn có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh, không có diệp lục
- Một số vi khuẩn có roi nên di chuyển được
- Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (hoại sinh và ký sinh). Một số ít vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng
- Vi khuẩn phân bố rất rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn
- Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người: phân hủy hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó bảo đảm được nguồn vật chất trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa. Nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp
- Bên cạnh đó cũng có nhiều vi khuẩn có hại: gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng và gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường
- Virut có kích thước rất nhỏ: 12 - 50 phần triệu mm
- Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc với một phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ
- Cấu tạo rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào ~~> Chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình
- Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể chúng rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm
- Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục
- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác
- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh
- Mốc trắng sinh sản bằng bào tử. Đó là hình thức sinh sản vô tính
- Ngoài mốc trắng, ta có thể dễ dàng bắt gặp mốc tương, mốc xanh và nấm men...
+ Mốc tương để ủ xôi làm tương
+ Mốc xanh dùng để chiết ra kháng sinh penexilin
+ Nấm men dùng để làm rượu...
- Nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và mũ nấm là cơ quan sinh sản
- Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử
- Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và cũng không có chất diệp lục
- Nấm chủ yếu sinh sản bằng bào tử
- Nấm dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng. Ngoài thức ăn là cách chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển
- Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Bên cạnh đó cũng có nhiều nấm có hại
- Địa y có 2 dạng: địa y hình vảy và địa y hình cành
- Địa y hình thành do sự cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm: các sợi nấm hút nước và muối kháng cung cấp cho tảo, tảo nhờ có diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên (nấm và tảo)
- Cấu tạo: Gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu
- Địa y đóng vai trò "tiên phong mở đường" cho các loài thực vật khác đến sau
- Một số địa y còn là thức ăn chủ yếu của loài hươu ở Bắc Cực
- Địa y còn dùng để chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc
1. Hệ thống hóa kiến thức bằng bảng sẽ giúp cho các bạn nhớ bài sâu hơn
2. Bản đồ tư duy cũng là một phương pháp. Hãy để cho những bài học khô khan trở nên dễ nhớ với nó nhé !
3. Hãy tự làm thử những bài kiểm tra trên hocmai.vn. Như vậy khi vào phòng thi bạn sẽ thấy tự tin hơn
4. Sau khi ôn kỹ bài, hãy cho phép mình được thả lỏng trước ngày thi. Đừng nên gò bó quá, nó sẽ trở thành một áp lực trong bạn
5. Trước ngày thi: đánh game ít thôi ! Thư giãn nhiều vào ! Đánh một giấc ngon lành trước ngày thi sẽ giúp bạn tỉnh táo khi bước vào phòng thi
6. Chuẩn bị đủ giấy kiểm tra, bút, thước... trước ngày thi. Việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian khi làm bài thi vì không phải đi mượn đồ của bạn
7. Trước khi vào phòng thi: chuẩn bị một tâm lý thoải mái. Hít thật sâu vào, thở ra, rồi uống một cốc nước mát và hãy tin rằng bạn làm được !
8. Bắt đầu giờ kiểm tra: làm bài trước, ghi họ tên sau. Đây là một kinh nghiệm của mình tích lũy được từ những buổi thi chữ đẹp. Ghi họ tên đâu tính giờ nên thầy cô sẽ cho bạn nán lại ghi họ tên. Và tóm lại: bạn làm được hết bài của mình
* Mẹo này rất thích hợp trong những buổi thi Văn
9. Câu nào dễ thì cứ làm trước, tránh việc ngồi ngẫm nghĩ đến hết giờ vẫn chưa xong bài trong khi đó những câu sau bạn thừa khả năng làm được
10. Cuối cùng, kiểm tra kỹ lại sau khi làm bài. Việc này giúp bạn phát hiện ra những thiếu sót của mình và kịp thời sửa lại, ăn được thêm vài điểm
Đây là những kinh nghiệm mà mình tích lũy được khi đi thi. Các bạn không chỉ có thể áp dụng những mẹo này trong bài thi Sinh mà còn có thể áp dụng trong tất cả các bài thi khác. Tuy không đáng kể nhưng mình hy vọng nó sẽ phần nào giúp các bạn làm bài thi HKI một cách dễ dàng, thoải mái
Cuối cùng, mình chúc các bạn hoàn thành thật tốt kỳ thi HKII nhé !