- Cơ thể sống có 2 đặc điểm chung quan trọng: .............+ Có sự trao đổi chất với môi trường .............+ Lớn lên và sinh sản
- Nhiệm vụ của sinh học là: .............+ Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sông cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng để sự dụng hợp lý, phát triển và bảo vệ chúng nhằm phục vụ cho đời sống con người
- 3 đặc điểm chung của thực vật là: .............+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ .............+ Phần lớn không có khả năng di chuyển .............+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
- Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản là hoa, quả hạt.
- Thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan .............+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dương cây .............+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì nòi và phát triển nòi giống
- Có cây sống trong vòng 1 năm, có cây sống trong nhiều năm
- Kính lúp gồm 1 tay cầm bằng kim loại (hoặc nhựa) được gắn với 1 tấm kính trong 2 mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc nhựa)
- Kính lúp có khả năng phóng đại ảnh của vật từ 3 - 20 lần
-----------------
- Kính hiển vi gồm 3 phần chính: ............+ Chân kính ............+ Thân kính ..................** Ống kính: .........................* Thị kính .........................* Đĩa quay gắn các vật kính .........................* Vật kính ...................** Ốc điều chỉnh .........................* Ốc to .........................* Ốc nhỏ ............+ Bàn kính
- Kính hiển vi có thể phóng to ảnh của vật từ 40 - 3000 lần
- Kính hiển vi điện tử phóng to ảnh từ 10000 đến 40000 lần
- Cách sử dụng kính hiển vi: .............+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng .............+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính .............+ Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu
---------------
- Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo từ tế bào
- Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật khác nhau, nhưng chúng đều có 5 thành phần chính: .............+ Vách tế bào .............+ Màng sinh chất .............+ Chất tế bào .............+ Không bào .............+ Không bào
- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng
---------------
- Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một kích thức nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào: .............+ Đầu tiên hình thành 2 nhân tách xa nhau .............+ Chất tế bào phân chia .............+ Vách tế bào hình thành. ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
- Sự phân chia tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển
- Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm ......+ Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con ......+ Rễ chùm gồm những rễ con mọc từ gốc thân
- Rễ có 4 miền ...... + Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền ...... + Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng ...... + Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra ...... + Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ
---------------
- Cấu tạo miền hút gồm 2 phần chính: ...... + Vỏ gồm biểu bì, thịt vỏ và lông hút ...... + Trụ giữa gồm mạch gỗ, mạch rây và ruột
---------------
- Tất cả các cây đều cần nước
- Ngoài ra, cây còn cần muối khoáng: đạm, lân, kali…
- Nhu cầu nước trong mỗi chu kì, giai đoạn sống của mỗi cây đều khác nhau
--------------
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút ...... + Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây ...... + Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, loại đất.. ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây ...... + Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt
---------------
- Một số rễ biến dạng thực hiện các chúng năng khác của cây như : ...... + Rễ củ chứa chất dự trữ ...... + Rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên ...... + Rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí ...... + Giác mút lấy thức ăn từ cây chủ
- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách
- Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa ( hoặc hoa )
- Chồi ngọn giúp thân, cành dài ra
- Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia ra làm ba loại chính: thân đứng, thân leo và thân bò
----------
- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
- Để tăng năng suất cây trồng: .......... + Cây lấy hoa, quả, hạt thì bấm ngọn .......... + Cây lấy sợi, gỗ thì tỉa cành
----------
- Cấu tạo thân non gồm: .......... + Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ .......... + Trụ giữa gồm bó mạch và ruột
----------
- Thân cây to ra do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Hằng năm, cây sinh ra các vòng gỗ. Đếm số vòng gỗ sáng (hoặc sẫm) sẽ biết được tuổi của cây
- Cây gỗ lâu năm có dác và ròng
----------
- Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng
- Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ
----------
- Các loại thân biến dạng: .......... + Thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ .......... + Thân mọng nước dự trữ nước
- Lá gồm phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân
- Phiến lá màu lục (xanh lá) dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được ánh sáng
- Có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung
- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép
- Có 3 kiểu xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng
- Lá được xếp so le nhau trên các mấu thân giúp nhận được nhiều ánh sáng
----------
- Phiến lá cấu tạo bởi: .......+ Lớp tế bào biểu bì: ..............* Trong suốt, vách ngoài dày ..............* Mặt dưới có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí .......+ Các tế bào thịt lá chứ nhiều lục lạp ..............* Thịt lá mặt trên xếp sát nhau ..............* Thịt lá mặt dưới xếp lộn xộn
+ Gân lá xen giữa phần thịt lá
----------
- Lá quang hợp được khi có ánh sáng
- Trong quá trình quang hợp, lá lấy vào khí các-bon-nic (CO2) và nước (H2O), dưới quá trình tác động của ánh sáng và diệp lục (lục lạp), cây nhả ra khí Ô-xy (O2) ra ngoài môi trường và chế tạo ra tinh bột cho cây
- Từ tinh bột và muối khoáng hòa tan, lá cây chế tạo ra được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây
----------
- 4 điều kiện ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây là: .......+ Ánh sáng .......+ Nước .......+ Hàm lượng các-bon-nic (CO2) trong không khí .......+ Nhiệt độ
-----------
- Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp suốt ngày đêm
- Trong quá trình hô hấp, cây lấy Ô-xy (O2) để phân giải các chất hữu cơ, sinh ra năng lượng cho cây, đồng thời thải ra khí các-bon-nic (CO2) và hơi nước
- Phải làm cho đất thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng suất cây trồng
-----------
- Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi qua các lỗ khí ở lá
- Việc thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng và giữ cho lá không bị đốt nóng dưới ánh mặt trời
- Cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào thời kì khô hạn, nắng nóng, gió mạnh
-----------
- Có 6 loại lá biến dạng thường thấy : .......+ Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước .......+ Lá biến thành tua cuốn, lá biến thành tay móc: giúp cây bám vào địa hình sinh sống .......+ Lá vảy: bảo về chồi non bên trong .......+ Lá phình to: dự trữ chất hữu cơ .......+ Lá bắt mồi: biến dạng để bắt những loài côn trùng nhỏ
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thanh cá thể mới tử một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá...)
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa
-----------------
- Giâm cành là: ..........+ Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi ..........+ Cắm đoạn cành đó xuống đất ẩm ..........+ Một thời gian sau, cành được cắm xuống đất sẽ bén rễ, phát triển thành cây mới
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới
- Ghép cây là: ..........+ Lấy một bộ phận sinh dưỡng cuả một cây: mắt ghép, chồi ghép hoặc cành ghép ..........+ Đem gắn vào một cây khác cùng loại cho tiếp tục phát triển
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một loại mô
1. Hệ thống hóa kiến thức bằng bảng sẽ giúp cho các bạn nhớ bài sâu hơn
2. Bản đồ tư duy cũng là một phương pháp. Hãy để cho những bài học khô khan trở nên dễ nhớ với nó nhé !
3. Hãy tự làm thử những bài kiểm tra trên hocmai.vn. Như vậy khi vào phòng thi bạn sẽ thấy tự tin hơn
4. Sau khi ôn kỹ bài, hãy cho phép mình được thả lỏng trước ngày thi. Đừng nên gò bó quá, nó sẽ trở thành một áp lực trong bạn
5. Trước ngày thi: đánh game ít thôi ! Thư giãn nhiều vào ! Đánh một giấc ngon lành trước ngày thi sẽ giúp bạn tỉnh táo khi bước vào phòng thi
6. Chuẩn bị đủ giấy kiểm tra, bút, thước... trước ngày thi. Việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian khi làm bài thi vì không phải đi mượn đồ của bạn
7. Trước khi vào phòng thi: chuẩn bị một tâm lý thoải mái. Hít thật sâu vào, thở ra, rồi uống một cốc nước mát và hãy tin rằng bạn làm được !
8. Bắt đầu giờ kiểm tra: làm bài trước, ghi họ tên sau. Đây là một kinh nghiệm của mình tích lũy được từ những buổi thi chữ đẹp. Ghi họ tên đâu tính giờ nên thầy cô sẽ cho bạn nán lại ghi họ tên. Và tóm lại: bạn làm được hết bài của mình
* Mẹo này rất thích hợp trong những buổi thi Văn
9. Câu nào dễ thì cứ làm trước, tránh việc ngồi ngẫm nghĩ đến hết giờ vẫn chưa xong bài trong khi đó những câu sau bạn thừa khả năng làm được
10. Cuối cùng, kiểm tra kỹ lại sau khi làm bài. Việc này giúp bạn phát hiện ra những thiếu sót của mình và kịp thời sửa lại, ăn được thêm vài điểm
Đây là những kinh nghiệm mà mình tích lũy được khi đi thi. Các bạn không chỉ có thể áp dụng những mẹo này trong bài thi Sinh mà còn có thể áp dụng trong tất cả các bài thi khác. Tuy không đáng kể nhưng mình hy vọng nó sẽ phần nào giúp các bạn làm bài thi HKI một cách dễ dàng, thoải mái
Cuối cùng, mình chúc các bạn hoàn thành thật tốt kỳ thi HKI nhé !