[ Sinh học 6] Mỗi tuần một điều mới

Status
Không mở trả lời sau này.
F

fly..fly..

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hoa bồ công anh có thể báo giờ. Hoa màu đỏ để quyến rũ chim. Hoa nhài trắng giúp thúc đẩy hưng phấn… Đó là những thông tin thú vị về các loài thực vật trên trái đất.

hoa.jpg

Tại sao không nên để hoa trong phòng ngủ qua đêm?
Trong ngày, hoa và cây hút CO2 từ không khí và thải ra oxy. Nhưng vào ban đêm thì ngược lại, hoa sẽ làm căn phòng tràn ngập CO2.

Và đừng bao giờ đặt lọ hoa lan chuông ở cạnh giường – nó chứa cardiac glycosides gây đau bụng và rối loạn nhịp tim.
Cây bồ anh túc có thể báo giờ?
Vào ngày nóng nực, hạt cây bồ anh túc mất đi chất ẩm và không còn bám chặt vào thân. Vì vậy khi bạn thổi chúng vào 2, 3, 4, 5 giờ chiều để xem mấy giờ, thì có thể là chính xác. Tuy rằng, phần lớn có thể là do may mắn.
Hoa màu đỏ để hấp dẫn ai?
Chim bị hấp dẫn bởi hoa màu đỏ bởi mắt chúng nhạy cảm với màu này. Nhưng màu đỏ lại không có tác dụng gì với côn trùng.
Cây tử đinh hương có thể dự báo thời tiết?
Các câu chuyện dân gian truyền lại rằng hoa tử đinh hương có thể báo sự thay đổi thời tiết. Nếu chúng nở lâu hơn bình thường, thời tiết sẽ đẹp. Nếu chúng nở ra nhanh chóng, sắp có mưa. Nếu bông hoa rủ nhanh và héo đi, một mùa hè nóng nực sẽ đến. Hoa nở muộn báo hiệu một mùa mưa.
Có nên gieo hạt theo chu kỳ mặt trăng?
Có giả thuyết rằng mặt trăng có thể khống chế sự lên xuống của thủy triều, vì vậy nó cũng ảnh hưởng tới dòng nước trong mặt đất nơi trồng cây. Vì vậy, những người làm vườn được khuyên rằng nên trồng hạt đậu xanh và đậu Hà Lan khi mặt trăng khuyết để cây được nghỉ ngơi trước khi nảy mầm.
Mặt khác, trăng đầy mang đến ánh sáng kích thích màu vàng ở những cây mọc vào mùa xuân. Trăng tròn làm các loại củ quả như dưa chuột, củ cải, tỏi tây, nghệ tây béo hơn.
Cây có thể sống sót mà không cần mưa?
Trên vùng đất khô cằn mang tên Skeleton Coast ở Namibia, châu Phi, hầu như không có loài sinh vật nào sống sót.
Một loài cây đã thích nghi được với sự khô cằn này là Welwitschia mirabilis, lấy chất ẩm từ lớp sương mù thỉnh thoảng lắm mới có. Từ thân của mình nó chìa ra những chiếc lá mỏng dài để hứng lấy giọt sương và truyền về thân cây.
Loài cây đắt nhất thế giới?
Có thể đó là một loài lan dạ hương được gọi là “bí ẩn của bóng đêm”. Cây hoa nở ra những bông đen tuyền này được bán lẻ với giá 8 bảng Anh mỗi bông. 7 năm trước, một công ty Suffolk đã mua 3 cây từ một nhà cung cấp Hà Lan với giá 150.000 bảng Anh.
.Loại gia vị nào tốn kém thế giới?
Để chế biến nên nghệ tây, cần tới 150.000 bông hoa nghệ tây nở để thu hoạch được được 1 kg nhụy hoa có màu đỏ tươi để làm nghệ.
Màu xanh quần jeans lấy từ đâu?
Chất chàm để nhuộm màu lấy từ Indigofera, một loài cây do người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã sử dụng. Về sau nó được đưa qua Đại Tây Dương và người tạo nên chất nhuộm thành công đầu tiên là Eliza Lucas ở South Carolina vào năm 1742. Chất nhuộm mà họ tạo ra có chất lượng vô song vào lúc ấy.
Năm 1850, hãng Levi Strauss đã tạo ra quần jeans màu xanh nổi tiếng, dù ngày nay chất nhuộm được làm từ chàm tổng hợp.
 
Last edited by a moderator:
M

mau_cau_vong_1000

Hoa phát sáng

Ở Cuba có một loài hoa quý được gọi là “dạ hoàng hậu”. Hoa rất đẹp và độc đáo, nhụy hoa có chứa chất phốt pho. Vì thế vào ban đêm, từ nhụy hoa luôn phát ra những ánh sáng trắng, trông rất hấp dẫn.

Hoa múa

Loài hoa phong lưu thảo (ở Quý Châu, Trung Quốc) lại có khả năng khác người: đung đưa uốn éo như múa theo điệu nhạc. Loại hoa này chỉ sinh trưởng tại miền núi đồi đất ẩm, trên thân có nhiều chùm, mỗi chùm có hai chiếc lá màu xanh lục đối xứng nhau. Khi những giai điệu trữ tình cất lên, hai chiếc lá này bắt đầu múa may và ôm chặt lấy nhau.

Hoa bắt tay

Ở Cameroon có một giống hoa đặc biệt. Trong cuống hoa có chứa nhiều chất kích thích, khi bạn chạm tay vào cánh hoa, nó sẽ cụp lại ôm lấy ngón tay bạn. Vì thế, dân địa phương gọi loài hoa này là “hoa bắt tay”.

Hoa thổi sáo

Trên hồ Nongboto của Zaire có một loài hoa có một loài hoa độc đáo. Khi gió thổi qua mặt hồ thì những bông hoa phát ra những âm thanh du dương như tiếng sáo trúc. Dân địa phương gọi nó là “hoa thổi sáo”. Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng do cuối bông hoa có 4 lỗ nhỏ, trong lỗ có những màng mỏng, khi gió thổi vào, màng mỏng bị chấn động, phát ra thứ âm thanh du dương trầm bổng này.

Hoa đổi màu

Một loài hoa tầm gửi ở Mexico có khả năng thay “trang phục” nhiều lần trong ngày. Do tác dụng của ánh sáng mặt trời, hoa tự đổi màu sắc liên tục trong ngày. Sáng sớm hoa đang màu trắng chuyển sang màu vàng. Khi mặt trời lên chuyển sang màu hồng. Giữa trưa là màu đỏ thẫm và toả hương thơm ngào ngạt. Buổi chiều màu tím, khi màn đêm buông xuống, chuyển sang màu thành tím sẫm.
Loài hoa phù dung (thuộc họ hoa hồng) ở Trung Quốc cũng có khả năng biến màu. Nó có màu vàng lúc mới nở, hai hôm sau có màu đỏ và hai hôm sau nữa chuyển sang màu trắng. Cũng là loài hoa phù dung, nhưng tại Việt Nam, buổi sáng hoa có màu trắng, trưa đến màu hồng và chiều chuyển sang màu đỏ.
 
S

saklovesyao

Song hành với "Sinh thật dễ", "Mỗi tuần một điều mới" sẽ cùng các bạn khám phá những điều thú vị trong đại cương thực vật của môn Sinh học 6 của chúng ta !
 
S

saklovesyao

Bài học thứ nhất: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ?

50831761_c1.jpg


Theo các nhà khoa học thì động vật và thực vật có 4 điểm khác biệt chủ yếu sau:

- Hầu hết các loài thực vật đều sinh ra, lớn lên và ra hòa kết quả ở nơi cố định trời một số loài thực vật thủy sinh trôi theo dòng nước. Còn động vật thì trái lại, luôn luôn vận động để kiếm mồi, chạy trốn kẻ thù....

- Ở thực vật có các cơ quan liên tục phát triển, tăng giảm, thay đổi khác nhau. Ví dụ như cây lớn lên thì ra hoa rồi kết quả... Còn ở động vật, phần lớn sinh ra là đã có đủ các bộ phận, tứ chi, ngũ quan, không thay đổi thêm bớt, mà chỉ tăng khối lượng thêm mà thôi. Ví dụ một con gà sinh ra là đã có đủ các bộ phận như gà bố mẹ

- Phần lớn các loài thực vật đều quang hợp tự sản xuất ra "thực phẩm" nuôi sống mình, trừ các loài thực vật ký sinh. Còn động vật thì lại phải ăn thực vật và các động vật khác để nuôi sống mình

- Bao ngoài tế bào thực vật là một lớp vừa dày vừa cứng. Còn ở tế bào động vật thì lớp bao ngoài tế bào này chỉ còn là một màng mỏng


Theo "Mười vạn câu hỏi vì sao" - NXB Văn hóa - Thông tin​
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài học thứ 2: ĐÔNG TRÙNG THẢO LÀ ĐỘNG VẬT HAY THỰC VẬT ?

dongchunghacho.jpg

Đông trùng thảo vào mùa đông là côn trùng, vào mùa hạ lại là cây cỏ. Nó là sự kết hợp giữa côn trùng và vi khuẩn, một loài nấm sống kí sinh trên cơ thể một loài côn trùng

Loài côn trung đó là ấu trùng ngài dơi, còn vi khuẩn này giống như vi khuẩn mốc, đều thuộc ngành nấm bào tử. Sau khi túi bào tử chín phát tán, gặp được ấu trùng ngài dơi của đông trùng thảo thích hợp thì nó sẽ bám vào côn trùng, phát triển thành dạng nấm sợi, nhận chất dinh dưỡng từ cơ thể côn trùng

Những ngày chuyển từ mùa đông sang mùa hạ, dạng nấm sợi của đông trùng hạ thảo dần dần ăn hết nội tạng của con côn trùng. Cuối cùng chỉ còn lại một lớp da của con trùng đã chết. Bên trong chứa đặc kín thể nấm sợi với lượng dinh dưỡng dồi dào

Đến mùa hè, thể nấm sợi này sẽ mọc ra cỏ ở đỉnh đầu ấu trùng, hiện ra trên mặt đất, dài và mảnh như chiếc que, hai đầu nhọn, trên bề mặt là những khối cầu nhỏ, bên trong có chứa trất nhiều hậu duệ của Đông trùng thảo


Theo "Mười vạn câu hỏi vì sao" - NXB Văn hóa - Thông tin
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài học thứ 3: SỰ BIẾN DẠNG CỦA LÁ CÂY HẠT BÍ

Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2025.8.jpg.jpg


Ở miền Nam nước ta và một số nước khác ở vùng Nam Châu Á có cây hạt bí sống trên thân cây gỗ khác nhưng không lấy nhự của cây đó để sống. Cây này có 2 loại lá: một loại lá bình thường, làm chức năng chế tạo chất hữu cơ; một loại lá biến dạng, hình trái xoan rỗng do lá uốn công lại thành một túi, miệng túi thướng về phía cành. Có một loại kiến nhỏ thường làm tổ trong các túi đó, chúng tha đất mùn vào túi, thành trong của túi tiết hơi nước làm cho mùn luôn luôn ẩm. Từ mấu cành mọc ra rễ phụ, phân nhánh đâm vào trong túi hút nước và muối khoáng cung cấp cho các lá khác tổng hợp chất hữu cơ, còn rễ chính chỉ có tác dụng giúp cây bám vào thân hoặc cành của cây gỗ khác


Theo SGK Sinh học 6, tái bản lần thứ chín, bài 36 chương VII
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài học thứ 4: KHÁM PHÁ CÂY BÒNG BONG

bongbong.jpg


Tên: Cây Bòng Bong
Tên khác: Cây Thòng Bong
Tên khoa học: Herba Lygodii (Lygodium sp)
Mô tả:
- Họ Bòng bong (Schizaeaceae)
- Cây mọc hoang leo trên các cây khác ở bờ bụi.
- Thòng bong là một loại quyết có hiệp rất dài
- Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép
- Bao tử hình 4 mặt trắng xám hơi vàng
- Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bảo tử nang
Công dụng:
- Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau.
- Người ta dùng bào tử ở phía sau lá của loài Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. gọi là Hải kim sa (Spora Lygodii) để chữa một số bệnh phụ khoa
Phân bố: Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào.
Thu hái: Gần như quanh năm, phơi khô để dùng, không phải chế biến khác.
Thành phần hoá học: Flavonoid, acid hữu cơ.


Theo thuocdongduoc.vn

 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài học thứ 5: TẠI SAO GỌI LẠC LÀ "QUẢ TRƯỜNG THỌ" ?

240px-Arachis_hypogaea_-_K%C3%B6hler%E2%80%93s_Medizinal-Pflanzen-163.jpg

Lạc rang, lạc luộc là món quà quên đầy thi vị. Lạc cũng là một nguyên liệu chủ yếu trong các món ăn chay được mọi người ưa dùng. Nhưng ít người biết rằng, lạc còn là món ăn quý, có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Vì thế nên được gọi là "quả trường thọ". Vì sao ăn lạc có thể kéo dài tuổi thọ ?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chất dinh dưỡng của lạc rất phong phú. Lạc nhân chưa chất béo, protein, axit amin và một số axit khác, cùng với các loại vitamin B1, B2... cũng như canxi, sắt, photpho, chất xơ... Vỏ lạc có chưa chất glucoxit có tác dụng tốt với thành mạch. Chất protein trong lạc có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào não và tăng trí nhớ, có tác dụng chỗng lão hóa. Do đó mọi người gọi lạc là thức săn trường thọ. Ngoài ra, axit béo không no trong lạo có tác dụng giảm lượng coletsteron trong máu. Vỏ lụa lạc có thể ức chế sự hòa tan của abumin sợ, thích đẩy tiểu cầu sinh sôi, tăng cường công năng co bóp của mao mach, do vậy có thể trị các bệnh tiểu cầu, ho ra máu, xuất huyết rằng và cầm máu

Với các công dụng trên, lạc quả là một loại thức ăn vị thuốc quý. Nhưng cũng cần chú ý, nếu ăn nhiều lạc quá sẽ cây chướng bụng. Người đi ngoai phân lỏng cấm dùng, vì lạc có tác dụng là trơn ruột dẫn tới đi lỏng. Lạc mốc có chứa chất gây ung thư nên cũng ko được ăn


Theo "Mười vạn câu hỏi vì sao" - NXB Văn hóa - Thông tin
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài học thứ 6: VÌ SAO HOA HỒNG LẠI CÓ GAI ?

hoa_hong.jpg


Hoa hồng là một loài hoa đẹp. Tinh dầu của nó dùng làm nước hoa rất quý. Hoa hồng đã được nước Anh chọn làm quốc hoa

Gai hoa hồng có thể giúp nó bảo vệ lá, hoa và mầm, để tránh những động vật bên ngoài hoặc chim ăn mất. Trên cành hoa hồng không chỉ có gai mà còn có lông cứng, chúng đều rất sắc nhọn. Đây cũng là một cách để chúng có thể tự bảo vệ mình


Bài học thứ 7: TẠI SAO HOA CÚC LẠI CÓ NHIỀU LOẠI NHƯ VẬY ?

images

Tổ tiên của hoa cúc là loại hoa vàng nhỏ, đến ngày nay đã phát trển thành hàng triệu loài. Đó là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo, tự nhiên không ngừng trong hơn 3000 năm

Khi trồng cúc thường có hiện tượng như sau: rõ ràng là cây hoa cúc vàng nhưng lại nở ra bông hoa màu vàng xen lẫn màu xanh ở một cành nào đó. Nếu như ngắt cành hoa đó đem trồng vào đất, khi lớn lên nó sẽ ra hoa màu xanh là chính. Sau đó tiếp tục chọn lựa, ươm giống chăm sóc từ đời này sang đời khác là ta đã có một loài cúc quý

Hiẹn tượng thay đổi màu sắc của hoa, lá trên cành rất phổ biến trong tự nhiên. Song hoa cúc dễ dàng sinh sản, biến đổi mà duy trì giống mới hơn các loài khác. Người ta đã lợi dụng đặc điển này để tạo ra nhiều loài hoa cúc khác nhau


Theo "Mười vạn câu hỏi vì sao" - NXB Văn hóa - Thông tin​
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài học thứ 8: NHỊ ĐỰC VÀ NHỊ CÁI CỦA HOA CÓ TÁC DỤNG GÌ ?

hoa_lily.jpg

Mỗi bông hoa đều có một nhị: ở trên đầu nhị có chất dính, và các rất nhiều nhị đực vây quanh chị cái. Trên đỉnh của nhị đực lại có vô số các hạt phấn. Gió và côn trùng có thể giúp đem hạt phấn sang đầu nhị cái, giúp hoa cái thụ phấn, làm cây có thể kết trái


Bài học thứ 9: MÙI THƠM CỦA HOA QUẢ CÓ TỪ ĐÂU ?

53_13.jpg

Khi hoa quả chín, trong tế bào xuất hiện một chất có hương thơm đặc biệt, những loài hoa quả khác nhau thì cũng có mùi thơm khác nhau. Mùi thơm của hoa quả lúc đậm lúc nhạt, hoa quả chín càng để lâu càng thơm.

Bài học thứ 10: CHẤT DIỆP LỤC Ở LÁ CÂY CÓ TÁC DỤNG GÌ ?

bacteria.jpg

Chất diệp lục có ở rong lá cây, chính nó làm cho lá có màu xanh. Sau khi chất diệp lục được hình thành, cây có thể tiến hành quá trình quang hợp. Chỉ với việc nhận đủ ánh sáng mặt trời thì chưa thể thực hiện được quá trình quang hợp. Mà các sắc tố khác sau khi nhận ánh sáng mặt trời sẽ truyền cho chất diệp lục, tại đây mới có thể trực tiếp diễn ra quá trình quang hợp


Theo "Mười vạn câu hỏi vì sao" - NXB Văn hóa - Thông tin
 
Last edited by a moderator:
X

xteen1998

Trên thế giới có rất nhiều những loài thực vật "sát thủ", sẵn sàng gây tai họa cho những ai vô tình.. chạm phải.
Làm vườn là một công việc thú vị và bổ ích. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành một hoạt động có thể gây chết người nếu bạn không cẩn thận. Dưới đây là những loài thực vật phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới nhưng cực kì độc hại nếu bạn chạm vào. Những người yêu thiên nhiên hãy cẩn thận nhé!
1. Cây Trúc đào (Nerium Oleander)

dcb110705kpthucvat01.jpg

Loài cây này giống như một bụi hoa với những bông hoa hấp dẫn nhưng đừng bị lừa. Trúc đào (Oleander) là một trong những loài thực vật phổ biến thường được trồng trong các khu vườn. Mặc dù chúng đặc biệt có hại đối với trẻ nhỏ nhưng loài cây này lại rất hay được trồng trong sân trường. Nó có mặt ở rất nhiều châu lục trên thế giới. Với vẻ đẹp và mùi hương quyến rũ, nó được trồng ở hầu hết các khu vườn. Nhưng đừng bao giờ nghĩ tới chuyện chạm vào nó nhé.

Một đứa trẻ có thể gặp nhiều triệu chứng nguy hiểm nếu chạm vào dù chỉ là một chiếc lá của Trúc đào. Sau khi chất độc ngấm, những đứa trẻ có thể bị các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút, nhịp tim không đều, tuần hoàn kém, run, co giật, hôn mê và tử vong.

2. Cây Manchineel (Hippomane Mancinella)

852110705kpthucvat02.jpg

Đa phần các loài thực vật mang độc tố cao xuất hiện rất nhiều ở khu vực Florida, Bahamas, vùng Caribe, Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ. Cây Manchineel là một ví dụ điển hình. Chúng có tên theo tiếng Tây Ban Nha là “manzanilla de la muert”, có nghĩa là “quả táo nhỏ của thần chết”.

bcd110705kpthucvat06.jpg
Quả của cây này nhìn khá giống táo

Quả của cây này nhìn khá giống táo, chúng chứa rất nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho người và động vật. Đứng bên dưới cây khi trời mưa có thể bị phồng rộp da. Còn khi đốt cây này sẽ thải ra một lượng khói cực độc có thể khiến con người mù lòa hoặc các bệnh về hô hấp khi tiếp xúc với khói. Còn nếu lỡ ăn phải quả thì sẽ phải nhận một cái chết đau đớn. Tất cả các cây Manchineel đều được đánh dấu X màu đỏ to đùng trên thân cây để giúp người dân địa phương tránh được nguy hiểm.

3. Deadly Nightshade – cây cà dược độc (Atropa Belladonna)

Loài cây này có rất nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm: Belladona, Devil’s Burries, và Death Cherries. Cả lá và quả của loại cây này đều ở mức kịch độc.

4f6110705kpthucvat03.jpg

Là một trong những loại cây độc nhất ở Tây bán cầu. Ăn phải cây này sẽ dẫn tới mê sảng, ảo giác, giãn đồng tử, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt, tim đập nhanh, mất thăng bằng, chóng mặt, nhức đầu, phát ban, khô miệng, giọng nói líu nhíu, nước tiểu giữ lại, táo bón, mê sảng, co giật. Nếu không nhận được thuốc giải độc kịp thời thì người trúng độc loại cây này sẽ chết.

4. Caster Beans (Hạt của cây thầu dầu)

Dầu thầu dầu từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa. Nó có mùi hôi và không độc hại. Tuy nhiên bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng nếu ăn phải dù chỉ là một hạt từ cây dùng để chiết suất ra dầu thầu dầu cũng có thể gây tử vong.

37e110705kpthucvat04.jpg

Đó là vì khi dùng hạt của loại cây này làm nhiên liệu chiết suất ra dầu thầu dầu, họ đã loại bỏ đi một chất độc gọi là ricin gây chết người làm cho chất dầu trở nên an toàn.

Nếu không gây chết người thì có thể bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh và co giật, thường kéo dài tới một tuần.

5. Cây Hemlock (Cicuta)

482110705kpthucvat05.jpg

Cây Hemlock là một loài thực vật sống trong môi trường ngập nước. Chúng phát triển nhiều ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu, chủ yếu là Bắc Mỹ và Đông Âu. Hemlock thường xuất hiện trong các vùng đầm lầy ẩm ướt như đồng cỏ hoặc dọc theo suối. Nó được gọi là “cây độc hại dữ dội nhất ở Bắc Mỹ”. Nó chứa nhựa cây độc hại gây chết người nếu vô tình chạm phải hay ăn nhầm bằng những cơn co giật khủng khiếp

Chú ý tiêu đề bài viết: [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết
 
X

xteen1998

1. Eichhornia crassipes

1_EichhorniaCrassipes.jpg
Eichhornia crassipes
Bèo Nhật Bản phát triển nhanh trong các thuỷ vực là làm tắc nghẽn đường thuỷ, cản trở giao thông thuỷ, làm ảnh hưởng đến việc bơi lội và câu cá. Bèo Nhật Bản phát triển lấp kín mặt nước, che hết ánh sáng của các loài tảo, cạnh tranh với các loài thực vật thuỷ sinh bản địa và làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thuỷ vực. Tên thường gọi: Bèo Nhật Bản, Bèo Lục Bình (có ở Việt Nam)
2. Caulerpa taxifolia

2_CaulerpaTaxifolia.jpg
Caulerpa taxifolia
Cỏ biển Caulerpa là loài thực vật thuỷ sinh được du nhập đến vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1984, có thể dưới dạng cặn lắng trong nước bể nuôi sinh vật biển của bảo tàng sinh vật biển Monaco. Cỏ biển Caulerpa thích nghi tốt với các vùng nước lạnh và đã phát triển phủ kín nền đáy của các loài cỏ biển bản địa, ảnh hưởng có hại đối với nhiều loài sinh vật thuỷ sinh. Tên thường gọi: cỏ biển Caulerpa
3. Spartina anglica

3_SpartinaAnglica.jpg
Spartina anglica
Loài cỏ biển Spartina là thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá huỷ các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển. Tên thường gọi: Cỏ biển Spartina
4. Undaria pinnatifida

4_UndariaPinnatifida.jpg
Undaria pinnatifida
Undaria có nguồn gốc từ Nhật Bản, nơi mà chúng được trồng làm thức ăn cho con người. Tảo bẹ Undaria phát tán chủ yếu bằng cách bám vào vỏ tàu. Tảo bẹ Undaria phát triển nhan tạo thành từng đám rậm rạp như rừng, cạnh tranh ánh sáng và chỗ ở dẫn đến việc phá huỷ hoặc thay thế các loài động thực vật bản địa. Tên thường gọi: Tảo bẹ Undaria
(Những loài trong danh sách này được chọn để minh hoạ cho các tác hại của sinh vật xâm hại. Những loài không có trong danh sách không có nghĩa là kém nguy hiểm hơn)

Chú ý tiêu đề: [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết
 
X

xteen1998



bolivia4.JPG
Prestonia leco nằm trong những khu rừng núi ẩm ướt ở Bolivia. Loài này đã được phát hiện trước đây 5 năm, nhưng các bộ sưu tập của Vườn Thực vật Missouri thiếu đi sưu tập hoa và chỉ gần đây họ mới có thể tìm được mẫu vật có hoa, và sau đó mô tả nó. Những bông hoa này rất khó thu thập bởi chúng chỉ nở khi có đủ ánh sáng mặt trời trong khi chúng nằm dưới những cây lớn. Trong một công bố gần đây trên tạp chí Novon của Vườn Bách thảo Missouri, các nhà thực vật học Vườn Bách thảo Missouri và các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Bảo tồn mẫu cây quốc gia LaPaz, Bolivia đã giới thiệu 8 loài thực vật mới bao gồm: Prestonia leco, Passiflora madidiana, Siphoneugena minima, Siphoneugena glabrata, Hydrocotyle apolobambensis, Weberbauerocereus madidiensis, Styloceras connatum và Meriania horrida. Chúng được thu thập ở Vườn Quốc gia Madidi và các khu vực lân cận nằm trên sườn phía đông của dãy núi Andes, phía Bắc Bolivia và sắp tới, chúng sẽ được tập hợp vào danh mục về các loài thực vật bậc cao (thực vật có mạch) của Bolivia.
Một số loài chỉ được tìm thấy ở những khu vực đặc biệt của Vườn Quốc gia và vùng lân cận và đang ở tình trạng dễ bị đe doạ, cần được bảo tồn tạm thời dưới sự hướng dẫn của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN). Những loài khác thì phân bố rộng rãi hơn và sẽ được tìm thấy nhiều hơn. TS. Peter Jorgensen, phó phụ trách Vườn bách thảo Missouri cho rằng, nếu các khu vực cần bảo vệ được quan tâm thì sẽ hạn chế mối đe doạ cho các loài, nhưng một vài nơi trong vùng có nguy cơ bị phân mảnh do việc xây dựng các con đường mới cùng với sự gia tăng của gia súc và các hoạt động nông nghiệp.
bolivia3.JPG
Weberbauerocereus madidiensis cao khoảng 16 tới 22 foot (5 đến 7 mét), và là một loài sinh vật đặc hữu nổi bật của rừng khô ở Vườn Quốc gia Madidi. Loại này chưa từng được thấy ở Bolivia và trước đây nó chỉ được biết đến trên các sườn núi Thái Bình Dương của Peru. “Trước khi chúng tôi bắt đầu dự án năm 2000, khu vực phong phú các loài thực vật này về căn bản là một khu vực trắng trên bản đồ, hầu như chưa được khám phá”, ông Jorgensen cho biết. “Đã có rất ít chuyến khảo sát tổng thể ở khu vực này. Trong suốt một thập kỷ qua chúng tôi đã ghi nhận hơn 7000 loài, đó là khoảng 1/3 những gì bạn có thể tìm thấy ở Bắc Mỹ”.
Kể từ khi bắt đầu dự án Madidi, các nhà thực vật học đã phát hiện được 132 loài mới; trong đó có 32 loài đã được công bố, 18 loài hiện tại đang được chuẩn bị công bố, các loài còn lại vẫn cần bổ sung các mẫu vật thu thập và tài liệu. Khu vực nghiên cứu của dự án khoảng 110.000 km và gồm 3 khu vực được bảo vệ: Vườn Quốc gia Madidi, Pilón Lajas và Apolobamba. Kéo dài từ các đỉnh núi băng tuyết của dãy núi cao Andes đến các khu rừng mưa nhiệt đới dọc sông Tuichi, Madidi được công nhận là một trong những vùng có sự đa dạng sinh học nhất thế giới.
Đối với các nhà khoa học làm việc tại 6 lục địa ở 38 quốc gia trên toàn cầu thì Vườn Bách thảo Missouri có một trong ba chương trình khoa học thực vật lớn nhất trên thế giới, cùng với Vườn Bách thảo New York và Vườn Bách thảo Hoàng gia, Kew (ngoài London). Vườn Bách thảo này đã tập trung nghiên cứu ở những khu vực có sự đa dạng sinh học mà chưa bị đe doạ bởi sự phá huỷ môi trường sống, thực hiện chương trình nghiên cứu và đào tạo năng động nhất thế giới về thực vật nhiệt đới. Nghiên cứu khoa học tại đây tập trung vào khảo sát các vùng nhiệt đới đã được chọn, trong đó gồm các hệ sinh thái có nguy cơ bị biến mất nhanh nhất, có sự đa dạng nhất và ít được biết đến nhất trên trái đất. Do sự thay đổi nhanh chóng không thể phục hồi lại được đã xảy ra ở các vùng nhiệt đới, Vườn Bách thảo Missouri đã thực hiện một cam kết dài hạn và đảm đương vai trò lãnh đạo trong nghiên cứu và bảo tồn các môi trường sống đang bị đe doạ này.
bolivia5.JPG

Passiflora madidiana là loại cây leo được tìm thấy ở thung lũng sông Tuichi.
bolivia1.JPG

Hydrocotyle apolobambensis là một loài cây thảo mộc dạng leo
mọc ở nơi có bóng râm mát trên rừng cao Andes ở miền bắc Bolivia.
bolivia2.JPG

Meriania horrida là loại cây bụi sặc sỡ với những bông hoa có màu hồng tươi sáng có ở 3 nơi khác nhau trong vùng Madidi.
Nhiều bộ phận của cây được bao phủ bởi lông có nhiều nhánh hoặc lông có hình giống cây,
điều này làm cho vẻ ngoài của chúng như đang được bao phủ bởi cả rừng cây thu nhỏ của riêng chúng vậy.

Chú ý tiêu đề: [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết
 
S

saklovesyao

Bài học thứ 9: MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ THỰC VẬT QUÝ HIẾM​

- Cây trắc là loài cây gỗ to, cao tới 25-30m, mọc trong rừng rậm nhiệt đới từ Quảng Nam vào đến Đồng Nai, Kiên Giang. Cây cho gỗ quý, thớ mịn, vân đẹp, không bị mối mọt, dùng đóng đồ đạc cao cấp (sa lông, sập gụ, đồ chạm khảm...). Hiện nay loìa cây này đang bị khai thác rất mạnh và nơi sống bị thu hẹp

index.php


Cây trắc

- Cây tam thất là loại cỏ lâu năm, có thân rễ hình của. Cây mọc rải rác dưới tán rừng rậm ở núi cao vùng Sa Pa (Lào Cai). Đây là cây thuốc quý được ưa chuộng vì của của nó có tác dụng bổ máu, tăng hồng cầu, tăng lực, chữa cầm máu, thổ huyết và nhiều bệnh khác. Loài cây này vốn hiếm lại đang bị khai thác mạnh nên có thể đang bị tuyệt chủng

tam-that.jpg


Tam thất

- Pơ mu là cây thân gỗ lá thường xanh, cao 25-30 m. Cây có vỏ màu ánh nâu-xám dễ bị tróc khi cây còn non. Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, có mùi thơm. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn 4 trên cùng một mức; chúng hơi sắc, dài khoảng 2-5 mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Trên các cây non thì các lá lớn hơn, dài tới 8-10 mm và rộng 6 mm.

Các nón đực có hình trái xoan hoặc hình trụ, dài khoảng 2,5 mm, phần cuối trên chồi cây. Chúng có từ 3 đến 5 cặp vảy bắc. Các nón cái lớn hơn nhiều, dài 15-25 mm và rộng 14-22 mm, dạng hình cầu hay gần như hình cầu và chín vào năm thứ hai. Chúng có 5-8 cặp vảy bắc. Trên mỗi vảy bắc có 2 hạt có cánh. Các hạt dài khoảng 4 mm, có góc cạnh và đầu nhọn. Trên các mặt trên và dưới có 2 chỗ phồng lớn chứa nhựa. Các cánh ở hai bên và không đều nhau.

Loài cây này không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa. Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên

Người Lào và người Dao dùng gỗ cây pơ mu để làm nóc nhà hay vách ngăn phòng. Trước đây, gỗ pơ mu còn được sử dụng để làm quan tài. Tại Việt Nam, pơ mu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và đặc tính không bị mối mọt phá hoại của nó; vì thế gỗ được sử dụng để làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng. Nó là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 1996.

Sản phẩm chưng cất từ thân, lá và đặc biệt là từ rễ pơ mu, là tinh dầu được dùng trong hóa mỹ phẩm và y học.

nguoi-rung-3.jpg


Một thân cây pơ mu ngàn năm tuổi bị rêu che kín


Dữ liệu trích SGK Sinh 6, Bài 49: "Bảo vệ sự đa dạng của thực vật" và vi.wikipedia.org
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài học thứ 10: TẠI SAO HOA HƯỚNG DƯƠNG LUÔN HƯỚNG VỀ PHÍA MẶT TRỜI ?

ImageHandler.ashx

Trước khi cây hướng dương đến độ trưởng thành, thân của nó mọc rất nhanh, đóa hoa luôn hướng về phía mặt trời

Nguyên nhân là do thân dưới đài hoa có phần hướng về mặt trời phát triển chậm, phần còn lại thì phát triển nhanh, làm cho phần thân dần dần cong lại, đóa hoa sẽ luôn hướng về phía mặt trời
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom