[Sinh học 6] Giải đề thi hk 2 Sinh 6 !

Q

quockhanh318

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

để bài:
Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết điều đó đúng hay sai?
giúp mình với, tuần sau thứ hai là thi rùi, trả lời nhớ ngắn gọn giúp mình nhé!
:-S

Chú ý tiêu đề: [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

Hơ hơ, anh cũng không nhớ rõ lắm về bài này nhưng anh cũng hiểu nôm na là:Hạt rơi chậm thỳ nó không rơi xuống đất nhanh, được gió phát tan nhanh hơn khi ở không trung, anh nhờ bé sak cho
 
I

i_love_u_forever

Hạt rơi chậm đực gió mang đi xa hơn. Điều đó đúng.
Sẵn tiện cho bạn để tham khảo đề kt Cuối HKII trường tớ nèk.
Câu 1: (2 điểm)
a) Trình bày khái niệm thụ tinh
b) Sau khi thụ tinh:
- Hạt do bộ phận nào của quả tạo thành?
- Qủa do bộ phận nào của hoa tạo thành? Chúc năng của quả?
- Bộ phận nào của hoa phát trển, bộ phận nào rụng đi?
Câu 2: (2 điểm))
Trình bày đặc điểm cấu tạo của cây rêu? Vẽ sơ đồ phát triển của cây rêu?
Câu 3: (2 điểm) So sánh kiểu rễ, dạng thân, kiểu gân lá, số cánh hoa, số lá mầm trong phôi của cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
Câu 4: (2 điểm) Tại sao nói rừng cây là ''lá phổi xanh của con người''? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ lá phổi xanh đó?
Câu 5: (2 điểm) Vẽ, chú thích đầy đủ hình 31.1/; Qúa trình tụ phần và thụ tinh.
 
S

saklovesyao

@quockhanh318: Điều đó đúng bạn ạ :D Bởi vì những hạt rơi chậm là những hạt có trọng lượng nhẹ, do đó gió có thể cuốn chúng đi xa một cách dễ dàng ^^~

Câu 1: (2 điểm)
a) Trình bày khái niệm thụ tinh
b) Sau khi thụ tinh:
- Hạt do bộ phận nào của quả tạo thành?
- Qủa do bộ phận nào của hoa tạo thành? Chúc năng của quả?
- Bộ phận nào của hoa phát trển, bộ phận nào rụng đi?
Câu 2: (2 điểm))
Trình bày đặc điểm cấu tạo của cây rêu? Vẽ sơ đồ phát triển của cây rêu?
Câu 3: (2 điểm) So sánh kiểu rễ, dạng thân, kiểu gân lá, số cánh hoa, số lá mầm trong phôi của cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
Câu 4: (2 điểm) Tại sao nói rừng cây là ''lá phổi xanh của con người''? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ lá phổi xanh đó?
Câu 5: (2 điểm) Vẽ, chú thích đầy đủ hình 31.1/; Qúa trình tụ phần và thụ tinh.

Cái này mình giải cho các bạn tham khảo nhé :p

Câu 1:
a/ Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại noãn tạo thành hợp tử

b/
- Hạt do noãn phát triển thành
- Quả do bầu nhụy của hoa tạo thành. Chức năng của quả là bảo vệ hạt
- Bộ phận bầu nhụy của hoa phát triển thành hạt, còn các bộ phận còn lại héo dần rồi rụng đi

Câu 2:
a/ Đặc điểm cấu tạo của rêu: Nhỏ, rễ giả, thân lá thật. Lá nhỏ, thân không phân nhánh
b/ Bạn tự vẽ :p Đây là gợi ý:

Cây rêu trưởng thành có túi bào tử => Nắp túi bào tử vỡ ra, giải phóng các bào tử ra ngoài => Bào tử phát triển thành cây rêu con => Cây rêu con phát triển thành cây rêu trưởng thành

Câu 3: Lập bảng cho dễ hiểu ;))

| Một lá mầm | Hai lá mầm Số cánh hoa | Chẵn | Lẻ
Kiểu rễ | Chùm | Cọc
Kiểu gân lá | Song song | Hình cung
Kiểu thân | Thân cỏ | Thân đa dạng
Số lá mầm trong phôi | 1 | 2

Câu 4: Nói rừng là lá phổi xanh của con người do cây xanh có khả năng quang hợp, tạo oxi cho con người hít thở, duy trì sự sống của con người. Nó cũng giống như lá phổi thật của chúng ta vậy, nếu không có nó thì chúng ta sẽ chết. Để bảo vệ lá phổi xanh đó chúng ta phải biết khai thác thực vật một cách hợp lý và có biện pháp bảo vệ, nhân giống chúng...

Câu 5: Mình gợi ý nữa nha ! Lười vẽ lắm :p

Hạt phấn của nhị bay (hoặc bằng cách cách khác) => rơi vào đầu nhụy => Hút chất nhầy ở đầu nhụy và mọc ra ống phấn => TB sinh dục đực được đưa đến đầu ống phấn => Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu => Khi tiếp xúc với noãn thì phần đầu của ống phấn mang TB sinh dục đực chui vào noãn => Tại noãn, TB sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử

 
Top Bottom