câu 1
Các tác dụng sinh lí của các chất điều hoá sinh trưởng rất đa dạng. Do đó đối với mỗi nhóm chất chỉ chọn một số tác dụng sinh lí đặc trưng cho nhóm. Đối với nhóm chất ức chế chỉ nêu tác dụng sinh lí của Etilen, Axit Apxisic, Clo-Cholin- Chlorit ( CCC ).
Ví dụ: Tác dụng sinh lí của Auxin:
- Gây vận động theo ánh sáng
- Kích thích pha dãn tế bào
- Ra rễ cành giâm, cành chiết
- Kích thích đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt
- ưu thế đỉnh sinh trưởng (kìm hãm sinh trưởng chồi bên k).
Câu 2 thì mình tặng bạn cái nè nha hay lém đó ,nhớ đọc kĩ nha
I. KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG.
Ánh sáng có vai trò rất quan trọng: là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với thực vật, trong suốt quá trình sinh trưởng (trừ một số loài hoa nảy mầm và phát triển trong tối. Ví dụ: hoa pansée).
1. Nảy mầm:
Cường độ ánh sáng thích hợp (ánh sáng đỏ λ=660nm - 760nm) nó hoạt hóa các thành phần hóa học trong hạt: phytochrome Pr thành phytochrome Pfr chính thanh phần hóa học này làm hạt nảy mầm.Cường độ quá thấp hoặc quá cao (dưới ánh sáng đỏ xa λ =760nm – 800nm) phytochrome Pfr biến đổi lại thành phytochrome Pr, ức chế hạt nảy mầm. Phytochrome Pfr kiểm soát sự nảy mầm của hạt, sự tăng trưởng của lá và thân, sự nở hoa của thực vật bậc cao. Đó là một protein xanh, một phân tử thường gặp ở thực vật bậc cao, hấp thu ánh sáng đỏ và đỏ xa.)
Hiện tượng được lặp đi lặp lại vô hạn và lần cuối cùng là có hiệu quả nhất.
2. Sinh trưởng: (quang hợp)
Quá trình sinh trưởng của thực vật chủ yếu dựa trên cơ chế quang hợp.Ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang hợp.
Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu nhiều ảnh hưởng đối với sự thay đổi cường độ ánh sáng.
- Lá nằm ngang (những lá ở vị trí thấp nhất) tiếp nhận ánh sáng được nhiều nhất
- Lá tầng trên cùng thường nghiêng (gần như là thẳng đứng). Các lá non cơ quan quang hợp chưa phát triển hết, khả năng quang hợp yếu hơn, nghiêng để tiếp nhận cường độ ánh sáng thấp hơn. Độ nghiêng của lá tăng dần từ dưới lên trên, các lá non là nghiêng nhiều nhất.
Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là lục lạp, mà thành phần chính là diệp lục.
Diệp lục trên lá hấp thụ một số tia sáng để kích hoạt các phản ứng hóa học, thay đổi nồng độ các chất làm đóng, mở khí khổng. Ban đêm thực vật thoát hơi nước qua Cutin.
Ánh sáng còn ảnh hưởng lên sự vận chuyển các chất trên mạch của cây, kích thích dòng vận chuyển chất hữu cơ ra khỏi lá đến các cơ quan (những ngày u ám năng suất giảm).
Thực vật có ba dạng quang hệ thống để thu năng lượng và đấp ứng những tín hiệu thu tin của ánh sáng:
- Phytochrome: hấp thụ ánh sáng đỏ và đỏ xa.
- Cryptochome: hấp thụ ánh sáng xanh.
- Sắc tố quang hợp:
+ Sắc xanh: có hai dạng. Clorofill A hấp thụ ánh sáng có bước sóng λ=680nm. Clorofill B hấp thụ áng sáng có bước sóng λ=700nm.
+ Sắc vàng (xanthophin)
+ Sắc đỏ (carotene):
Sắc vàng và sắc đỏ hấp thu áng sáng có bước sóng dài hơn 700nm sau đó chuyển về hai dạng của sắc xanh.
3. Ra hoa tạo quả (tạo củ).
Thời gian chiếu sáng ban ngày và bóng tối ban đêm có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình phát triển ở thực vật. Có nhiều quá trình phát triển của cây chịu tác động của quang chu kỳ: ra hoa, hình thành củ, quả…nhưng ảnh hưởng đến ra hoa là quan trọng nhất.
Quang chu kỳ: độ dài ánh sáng tới hạn tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà phụ thuộc vào các loài khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ.
- Cây ngắn ngày: chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Nếu chiếu sáng trong một thời gian dài vượt qua thời gian tới hạn cây sẽ không ra hoa mà ở trạng thái sinh trưởng (hoa cúc, mía …)
- Cây dài ngày: ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày dài hơn độ dài chiếu sáng tới hạn, nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn cây sẽ không ra hoa (bắp cải, su hào…)
- Cây trung tính: không mẫn cảm với quang chu kỳ. Chúng ra hoa khi đạt được mức độ sinh trưởng nhất định (cà chua…).