sinh học [11]

P

p_trk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các anh chị giúp em những câu hỏi này ạ !!! các anh chị nhớ giải thích rõ giúp em ? em mới mem96 thôi :)
câu 1
: tại sao hiện tượng ứ giot chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo
câu 2: hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối lien quan đến cơ chế đóng mở của nó ?
câu 3: tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật ?
câu 5: tại sao nói quá trị hấp thụ nước và muối khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ
câu 6: hãy nêu mối quan hệ giữa chu trình crep với quá trình đồng hóa NH3 trong cây
câu 7: những cây lá màu đó có quang hợp không ? tại sao ?
câu 8: giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CÒ ở thực vật C4 và CAM
câu 9: nêu sự khác nhau giữa quá trình hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật ? giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí ?
 
G

girlbuon10594

Các anh chị giúp em những câu hỏi này ạ !!! các anh chị nhớ giải thích rõ giúp em ? em mới mem96 thôi :)
câu 1
: tại sao hiện tượng ứ giot chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo
câu 2: hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối lien quan đến cơ chế đóng mở của nó ?
câu 3: tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật ?
câu 5: tại sao nói quá trị hấp thụ nước và muối khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ
câu 6: hãy nêu mối quan hệ giữa chu trình crep với quá trình đồng hóa NH3 trong cây
câu 7: những cây lá màu đó có quang hợp không ? tại sao ?
câu 8: giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CÒ ở thực vật C4 và CAM
câu 9: nêu sự khác nhau giữa quá trình hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật ? giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí ?


Câu 1: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra đối với những cây thân thảo,cây bụi vì những cây này thường thấp nên dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước. Hơn nữa áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá

Câu 2: Mép trong của tế bào khí khổng dày hơn mép ngoài, giúp khí khổng dễ dàng mở thành khe khi trương nét và khép lại rất nhanh khi mất nước.

Câu 3: Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố cần cho việc cấu tạo nên một phần của cơ thể sống (VD như coenzyme của enzyme; Sắt trong hemoglobin; Mg trong diệp lục,...) Những nguyên tố vi lượng ấy đóng vai trò làm trung tâm phản ứng, trung tâm liên kết. Do đó, nếu ko có các ngtố vi lượng này thì ko được, mà nếu nhiều quá cũng ko xong. Nếu ko có thì chẳng có cái phản ứng nào, cơ thể chết. Nếu nhiều quá thì bắt buộc phải có nhiều enzyme, nhiều diệp lục,... nhưng dinh duỡng mà cây hút được ko đáp ứng đủ nhu cầu phản ứng đó nên khiến cây phát triển ko toàn diện, thậm chí là chết.

Câu 5: Quá trình hô hấp của rễ tạo ra nhiều năng lượng và phân giải các chất làm tăng nồng độ chất tan trong ko bào của rễ lên rất nhiều
Hấp thụ nước phụ thuộc nhiều vào ấp suất thẩm thấu của rễ cây do đó nếu rễ cây tạo được áp suất thẩm thấu lớn sẽ thuận lợi cho việc hấp thụ nước
các chất khoáng tan trong nước sẽ theo dòng nước vào trong
ngoài ra để hấp thụ các chất khoáng ngược gradien nồng độ cần phải có năng lượng do đó việc hô hấp là một quá trình quan trọng để hấp thụ nước và chất khoáng

Câu 6: - Chu trình Crep cung cấp các axit như: axit alpha xêtôglutaric , axit fumaric, axit oxalô axetic và axit piruvit (tiền axit amin) để hình thành nên các axit amin. Các chất tham gia là các sản phẩm được tạo ra từ chu trình Crep kết hợp với NH3 tạo ra các loại amin cơ bản ( Alanin, glutamin, Aspactic ),thông qua quá trình chuyển amin hóa,20 axit amin sẽ được hình thành trong mô thực vật và là nguyên liệu để hình thành các loại protein khác nhau,cũng như các hợp chất thứ cấp khác.
- Các axit amin được hình thành còn có thể kết hợp với nhóm NH3 hình thành các amit:
Axit amin đicacbôxilic + NH3 ---> amit
Ví dụ: axit glutamic + NH3 ---> glutamin
Đây là cách tốt nhất để thực vật không bị ngộ độc khi NH3 bị tích lũy nhiều trong cây

Câu 7: Những cây có lá màu đỏ vẫn thực hiện quang hợp vì:
cây vẫn có sắc tố màu lục nhưng ít nên cường độ quang hợp không cao.
có sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antoxianin và carotenoit nhưng cường độ quang hợp không cao.
cây vẫn có hệ sắc tố quang hợp nhưng không nhiều.
nhóm diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh tím nên cây càng có lá đỏ quang hợp càng nhiều.

Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng những cây lá màu đỏ có quang hợp. Và đương nhiên có sắc tố diệp lục ở trong cậy. Màu đỏ của lá của chúng là do 1 số sắc tố antoxyal và sắc tố này có hàm lượng rất lớn,lớn hơn cả diệp lục và biểu hiện ra bên ngoài

Câu 8: - TV C4: bao gồm 1 số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ gấu.... Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao, nhiêt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Chính vì thế để đảm bảo luôn có đủ lượng CO2 cần thiết nên thực vật C4 cố định CO2 theo chu trình Hatch - Slack. Trong chu trình này, sản phẩm được tạo ra đầu tiên là axit oxaloaxetic, axit malic và axit aspartic. Các chất này đều chuyển hóa thành axit malic. Axit malic sẽ được đưa vào tế bào bao bó mạch để dự trữ. Khi nào cần cố định CO2, axit malic sẽ được vận chuyển tới lục lạp và tại đây axit malic bị decacboxyl hóa, CO2 được giải phóng và đi vào chu trình Calvin để tạo ra chất hữu cơ. Có thể nói axit malic chính là nguồn dự trữ CO2 lý tưởng cho những cây sống ở nơi có nồng độ CO2 thấp
- TV CAM: gồm các thực vật sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài như : dứa, xương rồng, thuốc bỏng , các cây mọng nước ở sa mạc.. Vì lấy được nước rất ít nên nhóm thực vật này phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và như vậy quá trình tiếp nhận CO2 phải được diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở. CO2 sau khi được tiếp nhận sẽ đi vào chu trình Hatch - Slack như ở TV C4. Bằng cách đó không bào rất lớn của các tế bào thịt lá không phải chỉ để dự trữ nước mà nó còn chứa 1 lượng đáng kể cacbon cho hoạt động quang hợp trong 1 thời gian dài không phụ thuộc vào việc trao đổi khí CO2. Đối với những cây mộng nước sống ở những nơi khô hạn, sự phân chia thời gian cố định CO2 vào buổi tối và khử CO2 vào sáng hôm sau là 1 đạc điểm thích nghi về mặt sinh thái nhờ đó đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước hoắc khí khổng đóng vào ban ngày.

Từ những đặc điểm thích nghi như trên ta có thể thấy rằng việc xuất hiện các con đường cố định CO2 ở TV C4 và CAM giúp cho chúng có thể tồn tại một cách bền vững trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và luôn luôn thay đổi

Câu 9: Phân giải kị khí (lên men l) và hô hấp hiếu khí có một giai đoạn chung là con đường đường phân. Tức là từ đường glucôzơ qua con đường đường phân thành axit pyruvic, sau đó nếu môi trường tiếp tục không có oxi thì axit pyruvic bị phân giải kị khí (lên men l) thành rượu etilic hoặc axit lactic, còn nếu trong môi trường có oxi thì axit pyruvic tiếp tục oxi hoá trong chu trình Crep ở ti thể đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.

P/S: Những câu hỏi này đã được thảo luận rất nhiều trên diễn đàn, bạn nên sử dụng thanh công cụ sear trước khi hỏi nhé.

Năm mới vui vẻ.
 
P

p_trk

Những cây có lá màu đỏ vẫn thực hiện quang hợp vì:
cây vẫn có sắc tố màu lục nhưng ít nên cường độ quang hợp không cao.
có sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antoxianin và carotenoit nhưng cường độ quang hợp không cao.
cây vẫn có hệ sắc tố quang hợp nhưng không nhiều.
nhóm diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh tím nên cây càng có lá đỏ quang hợp càng nhiều.

Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng những cây lá màu đỏ có quang hợp. Và đương nhiên có sắc tố diệp lục ở trong cậy. Màu đỏ của lá của chúng là do 1 số sắc tố antoxyal và sắc tố này có hàm lượng rất lớn,lớn hơn cả diệp lục và biểu hiện ra bên ngoài
sao câu này em thấy hơi lủng củng và em cũng không hiểu rõ !! anh có thể giải thích rõ không ạ ! hay tại em lớp 10 nên ......
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

sao câu này em thấy hơi lủng củng và em cũng không hiểu rõ !! anh có thể giải thích rõ không ạ ! hay tại em lớp 10 nên ......




theo yêu cầu của p_trk qua yahoo thì a sẽ giải thích lại câu này.

Trước iên,chúng ta thường nhầm lẫn là cây có màu đỏ thì ko thể quang hợp vì ko có diệp lục.nhưng thực tế là ở những loại cây này,diệp lục vẫn tồn tại nhưng chỉ có điều là sắc tố lục đã bị che khuất bởi các sắc tố khác có hàm lượng lớn hơn như antoxianin và carotenoit mà thôi


*anh giải thích thêm câu này để em tham khảo: ta có thể chứng minh rằng lá cây màu đỏ vẫn có sắc tố diệp lục bằng cách: nhúng lá đỏ vào nước nóng,sau 1 thời gian chất antocyanin bị hòa tan và lá cây sẽ chuyển màu từ đỏ sang lục
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom