Sinh học 11

I

inujasa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Phân biệt hướng động và ứng động; ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
Câu 2: Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn
Thanks trước nhé:D
Mà có bạn nào biết những câu hỏi giải thích hiện tượng thì post lên cho mình tham khảo luôn nhé :D:D
 
H

hardyboywwe

câu 1:

a/- Giống: Đều là hình thức vận động của cơ quan thực vật để phản ứng lại tác nhân kích thích từ môi trường -> giúp thực vật tồn tại và phát triển.
b/- Khác:
* Hướng động:
- Tác nhân kích thích: từ một hướng xác định.
- Hướng phản ứng của cq thực vật phụ thuộc hướng kích thích (dương: tới, âm: tránh xa)
- Cơ chế: luôn có sự sinh trưởng (không đều của các tế bào ở 2 phía của cơ quan).
- Cơ quan thực hiện có dạng hình trụ (thân, rễ, ..)
- Tốc độ: chậm.
* Ứng động:
- Tác nhân kích thích: không định hướng (hiệu quả tác động đồng đều lên các cơ quan của cây).
- Hướng phản ứng của cq thực vật không phụ thuộc hướng kích thích (mà phụ thuộc đặc điểm cấu tạo của cơ quan pứ)
- Cơ chế: có sự sinh trưởng hoặc không có sự sinh trưởng (do biến động sức trương của vùng chuyên trách hoặc có rút chất nguyên sinh).
- Cơ quan thực hiện có dạng hình dẹp 2 bên (cánh hoa, lá ..)
- Tốc độ: nhanh.

câu 2:
Chiều hướng tiến hoá hệ tuần hoàn của động vật là từ: Cá có tim 1 ngăn và 1 vòng tuần hoàn, máu pha. Đến lưỡng cư tim 2 ngăn : gồm 2 tâm nhĩ 1 tâm thất và 2 vòng tuần hoàn, máu pha nhiều. Tiếp theo là bò sát tim đã có vách ngăn hụt ở tâm thất và 2 vòng tuần hoàn, máu pha ít. Ở chim tim đã có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu
đỏ tươi. Ở thú thì tim đã hoàn chỉnh, tim gồm 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi


*Những câu hỏi giải thích hiẹn tượng chẳng hạn như:

Tại sao cá hô hấp dưới nước?Người hô hấp tốt trên cạn?
Vì sao 1 cơ thể đa bào lớn phải có 1 hệ thống tuần hoàn?
...
Ngoài ra còn nhiều câu hỏi nữa,bạn muốn biết thêm thì có thể tham khảo trong cuốn: "tuyển tập các đề thi olympic 30/4 môn sinh học" nhé :)
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

- Ứng động không sinh trưởng liên quan đến sức trương nước, thể hiện khi lá cây bị va chạm, làm giảm sức trương nước của tế bào một cách khá nhạy cảm (như "dòng điện sinh học" truyền dẫn nhanh) khiến cho lá chét hay các tua cuốn, lông, lần lượt co cụm lại. Sau một thời gian, lá trở lại trạng thái bình thường.
-Ứng động sinh trưởng gồm các vận động theo nhịp điệu đồng hồ sinh học : chỉ ứng động có tính chu kì theo thời gian nhất định trong ngày ở từng loại cây.
 
Top Bottom