[Sinh học 11] Tổng hợp kiến thức sinh lý thực vật (nâng cao).

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như các bạn đã biết,sinh lý thực vật là một chương khá quan trọng,chiếm hàm lượng kiến thức cao.Đối với học sinh 11,để học tốt môn này,các bạn cần phải nắm thật vững bản chất của các hiện tượng sinh lý diễn ra trong tế bào,cơ thể của thực vật.Do vậy,ngoài cuốn sách giáo khoa,các bạn yêu thích bộ môn sinh lý thực vật có thể tìm đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo về mảng kiến thức khá hấp dẫn này.

Để giúp các bạn dễ dàng hệ thống hoá vốn kiến thức,mình lập ra topic này với hy vọng nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho việc học tập của các bạn.Trong đây có sử dụng những kiến thức mà mình đã học được,cũng như tổng hợp thêm nhiều thông tin từ các học giả nổi tiếng trong nước và trên thế giới.

Rất mong nhận được sự đóng góp của các mod và các bạn để topic ngày một hoàn thiện hơn!




Bài 1: SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT (tiết 1)​


I.Mở đầu:

Thế kỉ XVII,R.Hook là người đầu tiên tìm ra các đơn vị nhỏ cấu tạo nên cơ thể sống,chúng được gọi là tế bào.Về sau,một thợ kính người Hà Lan là A.Leuwenhook đã làm ra kính hiển vi và quan sát được tế bào.Thế kỉ XIX,các nhà khoa học như Purkynhe (Tiệp Khắc) và Sleiden,Swan đã bổ sung,phát triển thêm những vấn đề liên quan đến sinh lý tế bào thực vật.

Thế kỉ XX,với sự phát triển của kính hiển vi điện tử,khoa học đã có cái nhìn toàn diện hơn và sâu sắc hơn về tế bào thực vật.Ngày nay,việc nghiên cứu tế bào đã được chia ra làm 2 hướng chính:

-Hướng tế bào học: nghiên cứu về cấu tạo,chức năng sinh lý của từng phần trong tế bào.
-Hướng hóa sinh học: Phá vỡ tế bào bằng phương pháp hóa học rồi từ đó tìm ra được bản chất hóa học,các phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong tế bào.

Bài này tập trung vào cấu tạo,chức năng sinh lý của tế bào thực vật.

I.Cấu trúc của tế bào thực vật:

Thế giới thực vật rộng lớn,đa dạng ngày nay mà các bạn thấy đều có một điểm chung: đó là mỗi một cá thể trong số chúng đều được cấu tạo từ các đơn vị cấu tạo cơ bản nhất là tế bào.Mỗi tế bào gồm 3 phần: thành tế bào,không bào,chất nguyên sinh.

1.Thành tế bào:

-Để tìm hiểu cấu tạo của thành tế bào,chúng ta cùng xem chức năng của nó là gì:

a.Chức năng:
-Làm nhiệm vụ che chở,bảo vệ cho hệ thống chất nguyên sinh bên trong.
-Chắc trước đây,từ thời THCS,các bạn đã biết trong tế bào thực vật có một không bào rất lớn rồi chứ?Bên trong không bào chứa dịch bào và các chất hòa tan đã tạo nên một áp suất thẩm thấu hút nước vào bên trong tế bào khiến nó căng phồng lên.Nếu không có một thành tế bào vững chắc để bảo vệ thì nó sẽ bị vỡ tung ngay.

Vậy từ chức năng như thế bạn có suy ra được cấu trúc của nó không?Nó phải như thế nào để phù hợp nhỉ?

b.Cấu trúc:
-Trước hết,dĩ nhiên nó phải chắc chắn để chịu đựng được các tác động cơ học từ bên trong và bên ngoài rồi!
-Nó cũng cần phải mềm dẻo (các phần sau bạn sẽ được biết).Đương nhiên là để có được tính chất này,nó cần phải được cấu tạo bởi các vật liệu mềm mại.

Biết được cấu trúc và chức năng,giờ chúng ta xét qua bản chất hóa học của nó nhé!

c.Bản chất hóa học:

Xét đến cấu trúc của thành tế bào thực vật:
+Được cấu tạo chủ yếu bởi celluloz.Đây là glycan không phân nhánh,bao gồm 10000 – 15000 gốc glucoz liên kết với nhau qua cầu nối glycozit 1B – 4 tạo thành chuỗi dài.Các chuỗi này xếp đối song song tạo thành sợi có đường kính khoảng 3,5 nm,các sợi này kết hợp với nhau tạo thành bó gọi là micell có đường kính khoảng 20 nm,tạo thành cấu trúc siêu sợi rất bền,lại có tính đàn hồi.
+Giữa các bó micell có khoảng trống.Ở các thành sơ cấp của tế bào nhu mô thì khoảng trống là pectin,trong các mô gỗ là lignin,bề mặt là cutin.

Ngoài ra thành tế bào thực vật còn được cấu tạo bởi hemicellulose,các chất pectin.
*Hemicellulose: Đây là các polysaccharide gồm các monosaccharide gồm galactose,manose,xylose,arabinose tạo nên.
*Pectin: Kết dính các tế bào với nhau tạo nên một khối vững chắc của các mô.Nó gồm chuỗi acid pectinic kết hợp với calci.


d.Cấu trúc của thành tế bào: Gồm ba lớp.
-Lớp trong và lớp ngoài làm nhiệm vụ bảo vệ cơ học.
-Lớp giữa chứa pectat calci làm nhiệm vụ gắn kết các tế bào với nhau.

Thành phần và hình dạng tế bào thay đổi theo quá trình phát triển:
-Hóa lignin: Một số mô dẫn do các lớp cellulose bị ngấm lignin làm cho thành tế bào rất rắn chắc.Ở nhiều hệ thống mạch dẫn,các tế bào bị hóa gỗ mạnh đến mức chỉ còn chứa rất ít hoặc hầu như không chứa nguyên sinh chất ở bên trong.Màng tế bào lúc này trở nên rất cứng,tuy nhiên nước vẫn thấm qua được.
-Hóa bần: Ở nhiều thành tế bào bị ngấm suberin làm cho nước,không khí,vi sinh vật,các chất lạ....không thể xâm nhập vào bên trong được.Chất nguyên sinh sẽ chết đi.Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra trạng thái ngủ của một số loại củ.
-Hóa cutin: Thường gặp ở thân cây,quả,đặc biệt là ở lớp biểu bì lá.Trở lực thoát hơi nước qua lớp cutin của lá là rất lớn,rất khó khăn so với thoát hơi nước qua khí khổng.Điều này có ý nghĩa bảo vệ,hạn chết sự thoát hơi nước và ngăn cản vi sinh vật xâm nhập


2.Không bào:
a.Quá trình hình thành:
-Không bào làm chức năng chứa và thải các chất dư thừa trong cơ thể thực vật (do tv ko có hệ thống bài tiết như động vật).
-Hình thành ở giai đoạn dãn của tế bào.
-Các bước của hình thành không bào: Các túi nhỏ xuất hiện rải rác trong NSC \Rightarrow liên kết tạo túi lớn \Rightarrow túi lớn liên kết tạo không bào trung tâm \Rightarrow Không bào lớn dần theo tuổi của cây.

b.Vai trò của không bào:
-Chứa các chất bài tiết hữu cơ như: tanin,acid béo,đường,vitamin,alkaloid....và vô cơ như Na,Ca,K.
-Tạo sức trương cho tế bào: do dịch bào đã tạo ra áp suất thẩm thấu hút nước vào không bào \Rightarrow không bào phình to ra ép vào thành tế bào.

3.Chất nguyên sinh:
-Giới hạn giữa không bào và thành tế bào.Gồm 3 bộ phận cấu thành: Hệ thống màng,chất nền và bào quan.

a.Màng:
-Cấu trúc:
+Màng cơ sở được tạo thành bởi 1 lớp protein và 2 lớp phospholipide.Các đầu kị nước của phospholipide quay vào nhau còn đầu ưa nước quay về phía protein.Các màng làm nhiệm vụ bao bọc,bảo vệ có chứa thành phần lipide cao hơn so với màng làm chức năng trao đổi chất.Độ bền và tính chống chịu phụ thuộc nhiều vào hàm lượng lipide.
+Màng có thể là màng đơn như peroxyxom,glioxixom.....hoặc màng kép như nhân,ti thể ,lục lạp
+Màng có tính linh động.

-Chức năng:
+Bao bọc,bảo vệ cho cấu trúc bên trong,định hình cho các bào quan.
+Điều chỉnh tính thấm của các chất đi ra hoặc đi vào tế bào.Màng kiếm tra rất chặt chẽ các chất đi ra hay đi vào do màng có tính thấm chọn lọc và có các kênh đặc hiệu riêng.
+Tiến hảnh trao đổi chất và năng lượng (vd ở ti thể: ở màng trong có các thành phần của chuỗi chuyền điện tử).
+Tiến hành trao đổi chất và năng lượng.

-Phân loại:
+Màng bao bọc: Làm nhiệm vụ bao bọc,che chở cấu trúc bên trong như màng sinh chất.
+Màng trong: Ăn sâu vào cấu trúc bên trong như ở ti thể,lục lạp.
+Màng lưới nội chất: Ăn sâu vào chất nguyên sinh,chia NSC ra thàh các khoang.Có 2 loại LNC: hạt (cớ chứa các ribosome làm nhiệm vụ tổng hợp protein) và trơn (làm nhiệm vụ chuyển hóa,tổng hợp chất hữu cơ).


b.Các bào quan: Bao gồm nhân,lạp thể,ti thể và các bào quan cấu trúc hiển vi như ribosome,Glioxixome,peroxyxom,lizosome (các bạn đã được học rất kĩ từ lớp 10).

c.Khuôn tế bào chất:
-Là chất nền chứa tất cả các bào quan và các sản phẩm trao đổi chất của tế bào.Là khối nửa lỏng,có đầy đủ tính chất của một hệ keo.Đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra về cấu tạo của nó:
-Thuyết Fleming: có 2 loại sợi: chia nhánh và không chia nhánh chìm trong chất lỏng,keo trong suốt.
-Thuyết cấu tạo tổ ong của Bucherli: Gồm 2 pha: 1 pha là chất keo lỏng liên tục và pha kia không liên tục.
-Thuyết thỏa hiệp của Strasbuge: Gồm 2 loại: sinh chất hình tổ ong và sinh chất hình sợi.
-Thuyết cấu tạo hạt của Altman: Gồm những phân tử hữu cơ có cấu trúc hạt.

Hiện nay người ta công nhận chất tế bào có cấu tạo gồm 3 lớp: ngoại chất,trung chất và nội chất.
+Ngoại chất: Hàm lượng Lipoit cao và chứa 1 lượng lớn protein.
+Trung chất: Chứa ít lipoit hơn ngoại chất nhưng và nhiều loại protein.
+Nội chất: Gồm 2 lớp lipoit: các đuôi kị nước hướng vào nhau còn các đầu ưa nước quay ra ngoài.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom