[Sinh học 11] Thắc mắc về chuyển hóa vật chất và năng lượng.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần này có mấy câu hỏi tớ có thắc mắc. ^^
(câu hỏi được thắc mắc thường xuyên ;)) )

Phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật:
- Bài TUẦN HOÀN MÁU
+ Tại sao những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim của chúng càng nhỏ. Cũng có thể hiểu là vì sao Khối lượng của động vật tỉ lệ nghịch với nhịp tim? <câu này cô có nói những mà nói nhanh quá tớ nghe ko kịp ;))>

+ Vì sao động vật đa bào có kích thước nhỏ dẹp thì lại không có hệ tuần hoàn? ^^


Phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật:
- Bài HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
+ Cứ mỗi phân tử đường glucôzơ trải qua phân giải hoàn toàn ở hoạt động hô hấp tạo ra mấy phân tử ATP? :|


Tạm thời chừng nớ đã ;))
 
L

lananh_vy_vp

+ Tại sao những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim của chúng càng nhỏ. Cũng có thể hiểu là vì sao Khối lượng của động vật tỉ lệ nghịch với nhịp tim? <câu này cô có nói những mà nói nhanh quá tớ nghe ko kịp >

Nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. ĐV càng nhở thì nhịp tim càng cao và ngược lại.
* Giải thích : Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài ĐV có vú nêu trên là do tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khác nhau. ĐV càng nhỏ thì tỷ lệ này càng lớn, càng tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa cao nên nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao.

+ Vì sao động vật đa bào có kích thước nhỏ dẹp thì lại không có hệ tuần hoàn? ^^
kích thước nhỏ dẹp-->tỉ lệ S/V lớn-->trao đổi chất qua bề mặt tế các tế bào đủ đáp ứng nhu cầu sống của chúng-->ko cần HTH.

+ Cứ mỗi phân tử đường glucôzơ trải qua phân giải hoàn toàn ở hoạt động hô hấp tạo ra mấy phân tử ATP?
Thực chất tạo ra 40 ATP, trừ mí cái cần dùng ATP đi thì còn 36-38ATP
 
T

thuyhoa17

Bài TUẦN HOÀN MÁU ^^:

- Vì sao tim vấn có khả năng co dãn nhịp nhàng chỉ khi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng,ôxi, nhiệt độ thích hợp? Nếu như trong điều kiện ko có chất dinh dưỡng,ôxi, nhiệt độ thích hợp thì với hệ dẫn truyền tim, tim có thể tự động co dãn được ko?

- Tại sao hệ tuần hoàn của con trùng lại được gọi là hệ tuần hoàn hở?

- Trong bài đó có nói là: "Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn máu giàu [TEX] {O_2} [/TEX] với máu giàu [TEX] {CO_2} [/TEX] ở tâm thất vì tim lưỡng cư có 3 ngăn, tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn".

Giải thích giúp tớ câu in nghiêng đó nhé? Với tại sao ở ý đầu nói về bò sát lại trừ ra loài cá sấu?

Tớ cám ơn trước :x
 
T

trihoa2112_yds


- Tại sao hệ tuần hoàn của con trùng lại được gọi là hệ tuần hoàn hở?

70609439.png


Có thể hiểu một cách đơn giản rằng máu vận chuyển các chất không liên tục mà bị gián đoạn, các mạch không nối liền nhau mà có các đoạn hở ra ( không có các mao mạch ).
Chi tiết thì bạn có thể dựa vào hình để mô tả.
 
M

marucohamhoc

tớ làm thử coi sao nhá
Câu 1. Tim vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng khi chỉ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, oxi, nhiệt đô là quy luật hoạt động tự động của tim, vì trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim: nút xoang nhĩ tự phát nhịp, truyền xung TK tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất, theo bó his tới mạng puockin( ở trong thành cơ giữa 2 tâm thất) làm các tâm nhĩ, tâm thất co= > tim co
còn nếu ko có đủ chất dinh dưỡng và oxi, nhiệt độ thì theo tớ là tim sẽ ko tự động được như vậy
hic, ko biết đúng ko nữa
 
L

lananh_vy_vp

, tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn".
Cứ tạm hiểu là nó có 3 ngăn rưỡi đi,ở loài tim 4 ngăn thì đã có vách ngăn chia tâm thất thành 2 phần:tâm thất trái và tâm thất phải.Bò sát thì vách ngăn chưa ngăn kín hoàn toàn tâm thất thành 2 nửa,máu vẫn có thể qua khe giữa 2 tâm thất đó nên đã có sự pha trộn của máu giàu ôxy và máu nghèo ôxy trong tim ba ngăn.
Riêng vs cá sấu là 1 ngoại lệ vì chúng có tim 4 ngăn phức tạp nhưng có khả năng hoạt động như là tim ba ngăn khi chúng lặn dưới nước.
 
T

thuyhoa17

70609439.png


Có thể hiểu một cách đơn giản rằng máu vận chuyển các chất không liên tục mà bị gián đoạn, các mạch không nối liền nhau mà có các đoạn hở ra ( không có các mao mạch ).
Chi tiết thì bạn có thể dựa vào hình để mô tả.
Thế cho tớ hỏi luôn là côn trùng có hệ tuần hoàn hở, vậy nó là thuộc động vật đơn bào hay là đa bào có cơ thể nhỏ dẹp? ;;)
 
M

marucohamhoc

hơ, côn trùng thuộc đa bào chứ nhỉ, nó đã tiến hóa về các bộ phận cơ thể hơn mí loài đơn bài nhiều mà
 
T

trihoa2112_yds

Thế cho tớ hỏi luôn là côn trùng có hệ tuần hoàn hở, vậy nó là thuộc động vật đơn bào hay là đa bào có cơ thể nhỏ dẹp? ;;)

Côn trùng đã tiến hóa quá xa so với những loài đơn bào rồi bạn à.
Cơ thể côn trùng có kích thước nhỏ, phù hợp với quá trình tiến hóa của sinh giới đó là hệ tuần hoàn hở. Vì với hệ tuần hoàn hở máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chảy rất chậm và hơn nữa là không vận chuyển dưỡng khí đi nuôi tế bào.
Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn động vật:
Chưa có hệ tuàn hoàn \Rightarrow Hệ tuàn hoàn hở \Rightarrow Hệ tuàn hoàn kín ( hệ tuàn hoàn đơn \Rightarrow hệ tuàn hoàn kép )
 
M

meokon_buon

hj.thế cho e hỏi lun là hô hấp k vòng và có vòng là ntn?hj2.tuy k cần thiết nhưng mà vẫn muốn bjt.hj2
 
T

trihoa2112_yds

Nói một cách đơn giản Photphoril hóa ( nhớ không phải là hô hấp nha bạn ) là pha tạo ATP, NADH của quang hợp ( hay pha sáng của quan hợp ) nhưng sâu vào cơ chế phân tử.
Sơ đồ nó như sau: ( không vòng )

18301109.jpg


So sánh:
photphorin hóa không vòng
- Sử dụng 2 trung tâm quang hóalà P680 (PSII) và P700 (PSI)
- Điện tử không quay lại mà tiến đến NADP tạo thành NADPH.
- Có xảy ra quang phân li nước để bù điện tử cho trung tâm quang hóa PSII.
- Tạo ra nhiều ATP, NADPH, Oxi:
12H2O +18ADP + 18Pv + 12NADP => 18ATP + 12NADPH2 +6O2
- Diễn ra trong môi trường đủ nước.

photphorin hóa vòng
- Chỉ sử dụng một trung tâm quang hóa duy nhất là P700 (PSI)
- Điện tử sau khi loại bỏ trạng thái kích thích sẽ quay về trung tâm quang hóa.
- Không xảy ra hiện tượng quang phân li nước
- ATP tạo ra ít, không tạo ra NADPH, Oxi.
- Diễn ra trong môi trường cạn kiệt nước, khô hạn.


- Photphorin hóa không vòng là tiến hóa hơn, tuy nhiên cả 2 quá trình vẫn tồn tại song song nhằm bổ sung nhau trong những điều kiện khác nhau của quá trình sống, cung cấp ATP cho cơ thể trong trường hợp thiếu và đủ nước.
 
L

lananh_vy_vp

=.=,có ai gọi là hô hấp vòng vs ko vòng đâu,chỉ thấy gọi là quang photphoryl hoá vòng vs ko vòng thui.
 
L

lananh_vy_vp

Cá thoi loi sống được cả trong nước và trên cạn, thỉnh thoảng chúng lên bờ, thậm chí leo được lên cây. ở dưới nước, cá thoi loi thở bằng mang nhưng khi lên bờ lại thở bằng đuôi. Da đuôi của cá thoi loi ẩm ướt và có mạng lưới mạch máu dày đặc để trao đổi khí.
 
T

thuyhoa17

Phân tích giúp tớ cái CƠ CHẾ thở bằng đuôi <cụ thể là trao đổi khí> của cá thoi loi khi ở trên cạn ? ;))
 
Top Bottom