(*) Hỏi : Vì sao nói lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ?
Vì cấu trúc của nó phù hợp với chức năng quang hợp , và chức năng của nó là quang hợp
a. Thành phần hóa học
* Các chất làm nhiệm vụ cấu trúc: protein, lipit, gluxit…
* Các chất làm nhiệm vụ chức năng sinh lý: các hệ sắc tố (chlorophin, caroten, ficobilin (ở thực vật bậc thấp)); các hệ enzim pha tối quang hợp; các hệ vận chuyển điện tử tham gia trong quang hợp (qui non, plastoquinon, xytocrom b, xytocrom F, xytocrom 559, xytocrom b6, plastoxianin); các yếu tố kích thích như Cu, Fe, H2O, AND, ARN tham gia quá trình tái sinh, tổng hợp.
b. Cấu tạo
* Hình dạng: Thường có dạng hình cầu, quả trứng, đĩa. Ở tảo, lục lạp hình dạng phức tạp hơn nhiều: dạng dây xoắn ốc, dạng bản, dạng mắt lưới, sao, chén.
* Kích thước: Khác nhau tuỳ loài, đường kính từ 4–10 micromet, dày khoảng 1 micromet.
* Cấu tạo:
+ Cấu tạo chung: Lục lạp được bao bọc bởi màng kép, bên trong là khối cơ chất. Trong khối cơ chất có nhiều bản mỏng gọi là lamen. Các lamen nằm rời rạc tạo nên thylacoit của cơ chất, các lamen xếp chồng lên nhau tạo nên các hạt grana gọi là các thylacoit hạt. Số hạt của lục lạp phụ thuộc vào từng loại cây. Ví dụ: ở cây đào, mỗi lục lạp có khoảng 40 – 50 hạt, mỗi hạt gồm khoảng vài chục lamen xếp chồng lên nhau tạo nên.
+ Cấu tạo của màng quang hợp: lamen chính là màng quang hợp, nơi xảy ra cơ chế quang hợp. Trên màng lamen có chứa các quang – toxom. Quang – toxom là đơn vị cấu trúc cơ sở của Quang hợp. Cứ 10 quanng – toxom tham gia hut 10 photon ánh sáng để khử 1 phân tử CO2 được gọi là một đơn vị chức năng.