mọi người thử tìm hiểu cái thông tin này xem
Thước đo cuộc đời
Hiện tượng “co mép lề” ADN đã diễn ra như thế nào, cho đến nay các phương tiện thực nghiệm chưa cho phép khẳng định chính xác. Nhà khoa học nữ Barbara Mc Clintock, người từng được giải Nobel về y học, khi nghiên cứu về ngô đã thấy rằng nhiễm sắc thể (có trong nhân tế bào, được tạo thành từ ADN, ARN và protein) trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi bị phân chia ra.
Nhà khoa học Herman Muller cũng có những nhận định tương tự khi nghiên cứu loài ruồi giấm. Các đầu mút của nhiễm sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng. Và Herman Muller gọi chúng là “telomeres” (theo tiếng Hy Lạp, telo có nghĩa là cuối, còn meres là phần). Chính telomeres nằm ở chuỗi tế bào sẽ chết, chiều dài của telomeres tỷ lệ với tuổi thọ này không? Nhiều phòng thí nghiệm ở Mỹ và một số nước hiện đang lao vào tìm lời giải đáp.
Các telomeres như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiễm sắc thể. Ngày nay, với những kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi ADN, làm rõ sự rút ngắn telomeres, cũng như đo được nhịp điệu co ngắn của telomeres chia tế bào. Người có tuổi càng cao thì telomeres của họ càng ngắn. Theo tính toán, telomeres của nguyên bào sợi người, nơi sản sinh ra chất colagen, cứ mỗi năm mất khoảng 20 phân tử. Khi các telomeres trở nên quá ngắn thì các nhiễm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám vào được màng nhân tế bào, bị dính vào nhau và có hình dạng kỳ dị. Hậu quả là các tế bào không thể phân chia được nữa. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu đánh giá kích thước của telomeres như một “thước đo” chuẩn xác tuổi thọ của các tế bào. Thậm chí nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra, telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.
Có lẽ không lâu nữa, khoa học sẽ tìm ra “thước đo cuộc đời”, bản chất của vấn đề tuổi thọ để tìm cách tăng thời gian sống cho loài người.