[Sinh 8] Ôn thi HKII

L

lebalinhpa1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Câu 2 : So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Câu 3 : Chức năng của da
Câu 4 : Nêu cấu tạo và chức năng của trụ não,tiểu não,não trung gian,tủy sống,đại não
Câu 5 : Bài tiết nước tiểu là gì? Làm thế nào có 1 hệ bài tiết khỏe mạnh?
Câu 6 : Phân biệt hệ thần kinh sinh dưỡng và vận động?
Câu 7:Tính chất và vai trò hoocmon?
Câu 8 : Vai trò của hoocmon và tuyển tụy?
Câu 9 : Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam và nữ?
Câu 10 : So sánh bệnh cận thị và bệnh viễn thị? Tại sao đọc sách thiếu ánh sáng thì bị cận thị?
 
M

mecuacon1

c1:phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức
 
M

mecuacon1

c3:CHỨC NĂNG CỦA DA
Da đảm bảo nhiều chức phận của cơ thể.
1. Chức phận bảo vệ:
Là hàng rào bảo vệ giữa nội môi và ngoại môi: tránh va chạm, tác hại của những yếu tố có hại như cơ học, lý học, hoá học, vi trùng có hại.
2. Chức năng điều hoà nhịêt độ:
Nhờ một phần xung động từ các cơ quan thụ cảm nhiệt độ ở trung bì đến trung tâm điều hoà nhiệt độ ở đồi thị, nhờ hai cơ chế: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch.
3. Chức năng bài tiết:
Da có chức năng bài tiết mồ hôi để điều hoà nhiệt độ và thải trừ các chất cặn bã, độc hại cho cơ thể như Urê và bài tiết chất bã làm cho da không thấm nước.
4. Chức năng dự trữ chuyển hoá.
- Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng nước.
- Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng các chất muối và các chất điện giải Ca, K, Mg.
- Da cũng chứa nhiều loại men tham da vào sự chuyển hoá các chất trong cơ thể.
5. Chức năng tạo Keratin và Melanin: nhằm bảo đảm cho sự toàn vẹn và lành mạnh của da.
6. Chức năng cảm giác:
- Cảm giác sờ mó, tỳ ép.
- Cảm giác nóng lạnh.
- Cảm giác đau.
Nhờ có chức phận cảm giác mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại.
7. Chức năng miễn dịch: Da có liên quan đến miễn dịch qua trung gian tế bào.
8. Chức năng ngoại hình:Tạo hình dáng cơ thể con người.
 
M

mecuacon1

c5
Bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.
 
M

mecuacon1

c6:\
Giống nhau:
-Đều được cấu tạo từ mô thần kinh bao gôm các nơron và tổ chức dây thần kinh đệm
-Đều gồm 2 bộ phận là bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên
-Đều có vai trò điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
khác nhau:
- hệ thận kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vận động(hoạt động có ý thức)
- hệ thần kinh sinh dưỡng điểu khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản(hoạt động không có ý thức)
 
M

mecuacon1

c7:
tính chất của hooc môn:
- mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 hay 1 số cơ quan nhất định.
- hooc môn có hoạt tính sinh hoạt cao, chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
- hooc môn ko mang tính đặc trưng cho loài.

vai trò của nó:
- duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
dẫn đến các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.
 
M

mecuacon1

c9:Cơ quan sinh dục nam:• Dương vật: là bộ phận đa chức năng, được sử dụng cho cả đi tiểu, phóng tinh và sinh hoạt tình dục. • Dương vật bao gồm phần thân và phần đầu (quy đầu). Ở phía trong, dương vật gồm các thể hang, thể xốp và niệu đạo. Bình thường dương vật mềm và nhỏ, nhưng khi có kích thích tình dục hoặc khi tự kích thích, nó to và cương cứng lên. Hiện tượng này gọi là sự cương cứng dương vật do các mạch máu qui tụ trong các mô xốp. Khi máu thoát ra khỏi các mô xốp, dương vật lại trở lại mềm và nhỏ như trước. Lưu ý: Cấu tạo dương vật không bao gồm xương hoăc cơ.• Quy đầu: Là phần đầu của dương vật. Đầu niệu đạo mở ra ở đây để nước tiểu hoặc tinh dịch đi ra. Quy đầu thường chứa nhiều đầu dây thần kinh, đặt biệt là phía bên dưới và phần phía sau nơi có bao quy đầu dính với quy đầu khiến cho phần này rất nhạy cảm khi được kích thích. Kích thích phần này có thể dẫn đến cực khoái và xuất tinh. • Bao quy đầu: Là nếp da mỏng bao phủ quy đầu. Thường thì lớp da này bị cắt bỏ vì các lí do tôn giáo, văn hóa hoặc vệ sinh ( cắt bao quy đầu). Nó có thể lộn lại phía sau hoặc di chuyển lỏng lẻo trên quy đầu. Liên tục di chuyển bao quy đầu trên quy đầu cương cứng trong khi thủ dâm, tình dục đường miệng hoặc giao hợp cũng có thể dẫn đến xuất tinh và cực khoái. • Bao tinh hoàn (bìu): là môt túi da mỏng bên trong có hai tinh hoàn hình trứng, hơi dẹt. Từ khi dậy thì trở đi tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng. Các tinh hoàn sản xuất ra hóc môn sinh dục nam và tinh trùng. Để đảm bảo chất lượng tinh trùng, tinh hoàn phải duy trì ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Đó là lý do tại sao nó nằm ngoài cơ thể. Hơn nữa bao tinh hoàn có sức đàn hồi, khi trời nóng nó chảy xuống cho mát hơn còn khi trời lạnh nó co lên cho đỡ lạnh để duy trì nhiệt độ cần thiết, ... • Mào tinh: Phía trên của tinh hoàn có 2 bộ phận nhỏ được gọi là mào tinh. Tinh trùng được sản sinh trong tinh hoàn đi vào mào tinh chờ chín. Hai mào tinh là "phân xưởng" cuối cùng trong quá trình sản xuất và cũng là nơi lưu trữ tinh trùng. • Ống dẫn tinh: Các đường ống dẫn tinh đi từ mào tinh đến túi tinh. • Túi tinh: các tuyến này tiết ra enzymes và chất dinh dưỡng nuôi tinh trùng trưởng thành. Các tinh trùng này không thể bơi ngay lập tức sau khi sinh ra mà chỉ bơi được sau khi xuất tinh. Trước đó chúng di chuyển được là nhờ sự trợ giúp của các tế bào có lông rât mịn trong ống dẫn tinh. • Tiền liệt tuyến: Tuyến tiền liệt sản xuất ra một phần tinh dịch và bắt đầu quá trình cương cứng. Nó chứa các van nhỏ ngăn không cho tinh dịch từ tinh hoàn và nước tiểu từ bàng quang hòa lẫn với nhau khi xuất tinh. • Niệu đạo: Đây là một ống rất bé bên trong dương vật, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài khi đi tiểu hoặc dẫn tinh dịch từ tiền liệt tuyến ra ngoài khi xuất tinh. Đây là bước cuối cùng trong cuộc hành trình trên đường thoát ra ngoài của tinh trùng. Cơ quan sinh dục nữ: • Môi lớn và môi nhỏ: Hai môi lớn ở ngoài và hai môi nhỏ nằm phía trong. Môi lớn và môi nhỏ có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần trong của cơ quan sinh dục nữ. Vùng da bên ngoài của môi lớn và môi nhỏ có màu tương tự như màu da của người nữ, còn phần bên trong có thể có màu hồng, hoặc màu ghi, màu nâu, ... tùy theo từng cơ thể. Hai môi nhỏ gặp nhau ở giữa, bọc lên phía trên của âm vật. • Âm hộ: Âm hộ, hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo. • Âm vật: Âm vật là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm, nằm ở giữa và phía trên của âm hộ, đầu âm vật được che một phần bởi nơi hai môi nhỏ hợp lại. Cơ quan này tương đương với quy đầu của nam, chỉ khác là nó có kích thước nhỏ hơn nhiều. Nó có thể chứa đầy máu khi có kích thích tình dục, giống như sự cương cứng của dương vật. Nó chứa nhiều đầu dây thần kinh và rất nhạy cảm. Kích thích âm vật có thể dẫn đến cực khoái. • Âm đạo: Là một ống dẹt được bao quanh bởi các cơ. Các mô cơ thành âm đạo có tính đàn hồi cao. Mỗi phụ nữ có chiều dài âm đạo khác nhau, thương là 9-10 cm. Âm đạo nối từ cửa âm đạo đến cửa tử cung. Âm đạo là nơi đưa dương vật vào khi giao hợp và là nơi em bé đi ra trong quá trình sinh nở. Các tuyến trên thành âm đạo tiết ra chất bôi trơn âm đạo khi có kích thích tình dục. • Tử cung: Là một cơ quan hình trái lê do các cơ tạo thành. Tử cung mở ra âm đạo từ cổ tử cung. Chức năng chính của tử cung là bảo vệ thai nhi phát triển bên trong. Sau giai đoạn dậy thì, hàng tháng lớp niêm mạc tử cung hoàn thiện sẵn sàng cho việc mang thai. Nếu không xảy ra thụ thai, lớp niêm mạc này bong ra tạo thành máu kinh nguyệt. • Vòi trứng: Hai vòi trứng theo cơ chế đón nhận và vận chuyển trứng (tế bào trứng) từ buồng trứng đến tử cung. Mỗi bên tử cung có một vòi trứng. Tinh trùng của nam và trứng thường gặp nhau trong vòi trứng (khi giao hợp mà không có biện pháp bảo vệ), đó cũng là nơi dễ thụ thai. • Buồng trứng: Có hai buồng trứng ở hai bên tử cung. Đó là những tuyến sinh dục của người phụ nữ và là nơi sản xuất ra tế bào trứng hay hóc môn sinh dục ơstrogen. Mỗi người phụ nữ có hàng nghìn trứng, và thường thì chỉ có một trứng rụng hàng tháng từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh. Mỗi người phụ nữ trải qua khoảng 350 lần rụng trứng như vậy trong toàn bộ cuộc đời.
 
M

mecuacon1

c10:
Cận thị

Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiêu điểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.

Có 2 loại cận thị:

Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.

Cận thị bệnh lí: chiều dài của mắt, quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ, có thể 20 - 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.

Viễn thị

Là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.

Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 - 3 độ. Trong quá trình phát triển, cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.
 
K

kimphuong1032

Câu 2:
-Nước tiểu đầu: Nồng độ các chất hòa tan loãng, ít các chất cặn bã, nhiều các chất dinh dưỡng.
-Nước tiểu chính thức: Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc, nhiều các chất cặn bã, không có các chất dinh dưỡng.
Câu 8: Vai trò của các hoocmon tuyến tụy
Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng vượt quá mức bình thường, kích thích các tế bào bêta hoặt động tiết ra insulin. Hoocmon này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen. Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm, kích thích các tế bào alpha hoạt động tiết ra glucagôn có tác dụng biến glicôgen thành glucôzơ
 
Top Bottom