[Sinh 8] Ôn tập thi HK II

N

nhatvy2606

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến giáp.
2. Trình bày chức năng của buồng trứng. Đâu là nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ?
3. Vì sao không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng?
4. So sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết (giống nếu có, khác).
5. Nước tiều đầu khác nước tiểu chính thức ở chỗ nào?
6. Nêu sự khác nhau của thành phần nước tiểu đầu với thành phần của máu.
 
T

tvxqfighting

Câu 1:
• Cơ chế hoạt động của tuyến giáp:
+ Hoocmon Tiroxin (TH) (chứa Iốt) giúp trao đổi chất và chuyển hoá các chất. Tuyến này có liên quan tới tuyến yên: tuyến yên chứa kích tố TSH có tác dụng thúc đẩy tuyến giáp tiết hoocmon Tiroxin. Vì thế nếu cơ thể thiếu Iốt, tuyến yên sẽ tích cực thúc đẩy tuyến giáp hoạt động, hoạt động nhiều thì gây phì đại ( mặc dù bình thường nó đã to lắm rồi)=> bệnh bướu cổ. Còn nếu tuyến này hoạt động quá mạnh gây ra bệnh Bazơđô.
+ Tiết hoocmon canxitônin tham gia điều hoà canxi và phôtphát

Câu 2:
♥ Tinh hoàn, buồng trứng ngoài chức năng sản sinh trinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết
- Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hormone sinh dục nam ( testosteron)
- Các tế bào nang trứng tiết hormone sinh dục nữ ( ostrogen)
- Các hormone này gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì, trong đó quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản

-Dưới tác dụng của hooc môn LH do tuyến yên tiết ra --> kich' thích các tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết hooc mon testosteron ( sinh dục nam )
-Dưới tac dụng của hoocmon buồn trứng do tuyến yêu tiết ra , các tế bào trứng bắt đầu phát triển ở nang trứng --> Tế bào biểu bì dẹp bao quanh tế bào trứng , sau đó phát triển dày lên và phân chia tạo thành nhiều lớp --> tiết hoocmon ostaogen ( sinh dục nữ ) .

Câu 3:
“ Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” mà và việc giữ mắt cũng là giữ cho chiếc “cửa sổ” ấy không chỉ đẹp mà còn phải khỏe nữa chứ! Việc đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng là không tốt cho mắt. Trong một môi trường thiếu ánh sáng thì ánh sáng phản chiếu lại rất thấp (cái này chắc bạn cũng biết cơ chế nhìn thấy của mắt rồi đúng không nè ^^), vì thế mà thủy tinh thể phải phồng lên để hội tụ ánh sáng, nhưng cũng chính vì thế mà ta phải đưa sách lại gần để việc phản chiếu ánh sáng được diễn ra tốt hơn. Và cũng vì thiếu ánh sáng dẫn đến các tế bào thụ cảm thị giác dạng que hoạt động tốt hơn (mà chắc bạn biết đặc điểm của loại tế bào này rồi đấy, phải nhiều tế bào que mới kích thích được một tế bào thần kinh thị giác) do đó chất lượng cũng không tốt bằng các tế bào nón đúng không nè.
Còn ở trên tàu xe do bị dằn xóc liên tục do đó khoảng cách từ sách đến mắt liên tục thay đổi nhanh chóng khiến mắt cũng phải điều tiết liên tục để nhận hình ảnh chính xác và rõ ràng (thủy tinh thể đóng vai trò quan trọng trong việc này). Không chỉ thế, các cơ vận động mắt còn hoạt động liên tục để hướng mắt về phía sách. Và chính điều này làm mỏi mắt rất nhanh chóng, lâu dài có thể gây nhiều tật cho mắt.
Ta tìm hiểu sơ về chức năng cấu tạo của mắt theo thứ tự từ ngoài vào nhé:
- Đầu tiên là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận khác bên trong vừa tạo thành một “bộ xương” định hình cho cầu mắt.
- Thủy dịch tiếp liền với màng giác ở phía trong với nhiệm vụ tạo môi trường ổn định để truyền ánh sáng cũng như môi trường bảo vệ thủy tinh thể.
- Màng mạch nằm bên dưới và bên trong có chứa nhiều mạch máu để nuôi các bộ phận của cầu mắt; ngoài ra tại thành mạch có rất nhiều tế bào mang sắc tố đen để tạo môi trường cho sự truyền sáng duy nhất theo chiều lỗ đồng tử vào trong cầu mắt.
- Trong cùng là màng lưới có chứa nhiều tế bào thụ cảm thị giác (gồm hai loại tế bào là tế bào nón và tế bào que) với chức năng chính là cảm nhận ánh sáng.
- Thủy tinh thể có khả năng phồng lên và xẹp xuống để điều khiển hướng ánh sáng cũng như điều chỉnh để hình ảnh tập trung trên màng lưới (giúp nhận hình ảnh lớn và rõ nét với kích thước thật).
- Thủy tinh dịch là chất dịch ở trong cùng của cầu mắt với nhiệm vụ tạo áp suất cho cầu mắt, ngoài ra dịch này cũng tạo điều kiện cho thủy tinh thể hoạt động được tốt.

--> Hi vọng câu trả lời của mình giúp ích cho bạn nhé. Thân!
Câu 4:
*Giống:
-Cấu tạo:cùng cấu tạo từ các tế bào tuyến
-Chức năng: đều tạo ra các sản phẩm tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
*Khác:
-Cấu tạo:+Nội tiết: sản phẩm tiết ra là hoocmon tiết thẳng vào máu đến cơ quan đích.
+Ngoại tiết: sản phẩm tiết ra là mồ hôi, chất nhờn,.... tập trung vào ống dẫn đổ ra ngoài.
-Chức năng:+Nội tiết: Đảm bảo tính ổn định môi trường trong của cơ thể
+Ngoại tiết: Đảm bảo tính ổn đinh môi trường ngoài cơ thể

Câu 5:

Nước tiểu đầu:

- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn.
- Chứa ít chất cặn bã và độc hơn
- Nhiều dinh dưỡng
Nước tiểu chính thức:
- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
- Chức nhiều cặn bã và độc hơn
- Gần như không còn các chất dinh dưỡng

Câu 6:
Sự khác nhau:
- Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và protein
- Máu có các tế bào máu và protein.
Các nguồn: YH
 
N

ngobin3

1/ • Cơ chế hoạt động của tuyến giáp:
+ Hoocmon Tiroxin (TH) (chứa Iốt) giúp trao đổi chất và chuyển hoá các chất. Tuyến này có liên quan tới tuyến yên: tuyến yên chứa kích tố TSH có tác dụng thúc đẩy tuyến giáp tiết hoocmon Tiroxin. Vì thế nếu cơ thể thiếu Iốt, tuyến yên sẽ tích cực thúc đẩy tuyến giáp hoạt động, hoạt động nhiều thì gây phì đại ( mặc dù bình thường nó đã to lắm rồi)=> bệnh bướu cổ. Còn nếu tuyến này hoạt động quá mạnh gây ra bệnh Bazơđô.
+ Tiết hoocmon canxitônin tham gia điều hoà canxi và phôtphát
2/ Chức năng buồng trứng : Sinh ra trứng, tiết hoocmôn sinh dục nữ ơstrogen .
-Tinh hoàn làm nhiệm vụ sản xuất ra tinh trùng, tiết ra hooc môn sinh dục nam là testosteron gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.
- Hoocmon ơstrogen gây ra biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.
3/
Đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, thuỷ tinh thể mất dần khả năng đàn hồi, luôn ở trạng thái phồng nhiều, độ hội tụ lớn, ảnh của vật ở trước màng lưới nên nhìn không rõ, muốn nhìn rõ phải đưa mắt gần tới vật hơn so với người bình thường.

Đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều vì khoảng cách giữa mắt và sách luôn luôn thay đổi làm cho mắt phải điều tiết nhiều, chóng mỏi.

=>Để tránh cận thị khi đọc sách ta không nên đọc ở chổ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xóc nhiều.
4/
|Câu tạo |Chức năng|
Tuyến nội tiết |Gồm : Tuyến yên ,tuyến giáp , tuyến cạn giáp , tuyến trên thận |Thúc đẩy hoặc kìm hãm các qua trình sinh lí hoặc trao đổi chất . Sự mất cân bằng trong hoạt động của các tuyến nội tiết .|
Tuyến ngoại tiết | Gom: tuyến nước bọt, tuyến tuỵ , tuyến gan,tuyến nhờn ,tuyến mồ hôi | Đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài |
5/
picture.php

6/
- Thành phần nước tiểu đầu không có tế bào máu và protein
- Máu có các tế bào máu và protein
 
Top Bottom