[Sinh 8] Ôn tập thi HK II

D

da22da

Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

Đây là câu hỏi:

Câu 1: Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong.
Câu 2: Phân biệt sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào bao gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá có mối quan hệ thống nhất với nhau.
Câu 3: Mối quan hệ giữa dị hoá và thân nhiệt
Câu 4: Giải thích cơ chế điều hoà thân nhiệt, đảm bảo cho thân nhiệt luôn ổn định
Câu 5: Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất lượng
Câu 6: Nêu rõ vai trò của sự bài tiết
Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu
Kể tên một số bệnh về thận và đường tiết liệu, cách phong tránh bệnh nay
Câu 7: Mô tả cấu tạo của da và chức năng có liên quan
Kể tên một số bệnh ngoài da và cách phòng tránh
Câu 8: Nêu bộ phận các hệ thần kinh và cấu tạo của chung
Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh
Câu 9:Mô tả cấu tạo va trình bày chức năng của bộ não, tuỷ sống
Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
Câu 10:Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp
Xác định rõ thành phần đố trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác
Câu 11: Mô tả cấu tạo và chức năng của mắt
Mô tả cấu tạo của tai và chức năng thu nhạn kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản
Câu 12: Phòng tránh các bệnh về mắt và tai
Câu 13:phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng
Câu 14: Nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và chất gây nghiện đối với hệ thần kinh
Câu 15: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Câu 16: Xác định vị trí, chức năng của các tuyến nội tiếtchinhs trong cơ thể có liên quan đến các hoocmon mà chúng tiết ra
Câu 17: Trình bày quă trình điều hoà và phối hợp hoạt động của một số tuyến nội tiết
Câu 18: Nêu rõ vai trò của các cơ quan sinh sản nam và nữ
Câu 19: Trình bày những thay đổi về hình thái cà sinh lícuar cơ thể trong tuổi dậy thì
Câu 20: Trình bày những điều kiện cần để trứng được thụ tinh và phát triển thành thai, từ đố nêu rỡc sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Câu 21: Nêu sơ lược các bệnh lây qua đường tình dục và ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ tuổi vị thành niên.
 
N

nhoktsukune

Đây là câu trả lời:
Câu 1: Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong.
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ô xy từ môi trường và thải ra môi trường khí cacbonic và chất thải.
Trao đổi chất ở cấp độ TB là sự trao đổi chất giữa TB và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và oxy, TB thải vào máu khi1` cacbonic và sản phẩm tiết.
Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho TB và nhận từ TB các sản phẩm tiết, khí cacbonic để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở TB giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở 2 cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.


Câu 2: Phân biệt sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào bao gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá có mối quan hệ thống nhất với nhau.
Câu 3: Mối quan hệ giữa dị hoá và thân nhiệt
Năng lượng do dị hóa giải phóng một phần tham gia sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt cơ thể mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường
Câu 4: Giải thích cơ chế điều hoà thân nhiệt, đảm bảo cho thân nhiệt luôn ổn định
Nêu cơ chế :
+ Qua da: Bằng bức xạ nhiệt:
Phân tích khi trời nóng, trời lạnh quá trình điều hòa thân nhiệt qua da như thế nào
+ Qua hệ thần kinh: Điều khiển điều hòa sinh nhiệt, tỏa nhiệt
Câu 5: Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất lượng
Nêu được khẩu phần là gì, Vì sao cần cần xây dựng khẩu phần ăn cho mỗi người
- Nêu nguyên tắc lập khẩu phần
+ Phù hợp,đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng với đối tượng: lứa tuổi, thể trạng, tình trạng sứckhoẻ
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng
- Các bước thực hiện:
+ Tìm hiểu bảng số liệu khẩu phần
+ Xây dựng khẩu phần
+ Lập bảng phân tích số liệu khẩu phần
+ Tính giá trị dinh dưỡng
+ Đối chiếu với bảng nhu cầu khuyến nghi của người Việt Nam
Câu 6: Nêu rõ vai trò của sự bài tiết
Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu
Kể tên một số bệnh về thận và đường tiết liệu, cách phong tránh bệnh nay
- Vai trò của sư bài tiết
+ Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, và các chất dư thừa.
+ Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong
- Nêu cấu tạo thận: Có các đơn vị chức năng gồm cầu thận nang cầu thận và ống thận để lọc máu và hình hành nước tiểu
- Nêu quá trình bài tiết nước tiểu:
+ Tạo thành nước tiểu
+ Thải nước tiểu
- Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.
- Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết
+ Vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh
+ Khẩu phần ăn hợp lí: Để thận không làm việc quá sức,hạn chế tác hại của các chất độc, tạo điều kiện thuận lợi lọc máu.
+ Không nhịn tiểu: Để quá trình tạo nước tiểu liên tục, hạn chế tạo sỏi.
 
N

nhoktsukune

Câu 7: Mô tả cấu tạo của da và chức năng có liên quan
Kể tên một số bệnh ngoài da và cách phòng tránh
- Nêu cấu tạo phù hợp chức năng của da:
+ Lớp biểu bì:
Cấu tạo
Chức năng: bảo vệ
+ Lớp bì:
Cấu tạo
Chức năng: tiếp nhận, kích thích, điều hoà thân nhiệt, làm da mềm mại
+ Lớp mỡ dưới da
Cấu tạo
Chức năng: dự trữ và cách nhiệt
- Nêu tác nhân có hại cho da và biện pháp phòng tránh
- Nêu và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp
+ Bảo vệ da
+ Rèn luyện da.
Câu 8: Nêu bộ phận các hệ thần kinh và cấu tạo của chung
Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh
* Hệ thần kinh ( theo cấu tạo): có hai phần chính
- Trung ương:
+ Não: Trụ não điều hoà hoạt động của nội quan, dẫn truyền
Tiểu não điều hoà, phối hợpcác cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể
Não trung gian điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt
Đại não trung tâm của phản xạ có điều kiện, dẫn truyền
+ Tuỷ sống: Chất xám trung khu của phản xạ không điều kiện
Chất trắng đường dẫn truyền
- Ngoại biên :
+ Dây thần kinh
+ Hạch thần kinh
* Hệ thần kinh ( theo chức năng):
- Phân hệ thần kinh vận động điều hoà hoạt động của cơ vân
- Phân hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
+ Phân hệ thần kinh giao cảm
+ Phân hệ thần kinh đối giao cảm
Phân tích hoạt động của hai phân hệ trong điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
ví dụ
- Nêu ba bộ phận của cơ quan phân tích và mối liên hệ giữa ba bộ phân đó.
Câu 9:Mô tả cấu tạo va trình bày chức năng của bộ não, tuỷ sống
Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
Câu 10 + 11 :Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp
Xác định rõ thành phần đố trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác
Mô tả cấu tạo và chức năng của mắt
Mô tả cấu tạo của tai và chức năng thu nhạn kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản
- Cơ quan phân tích thị giác :
+ Tế bào thụ cảm thị giác
+ Dây thần kinh thị giác
+ Vùng thị giác ở thùy chẩm
- Cơ quan phân tích thính giác:
+ Tế bào thụ cảm thính giác
+ Dây thần kinh thính giác
+ Vùng thính giác ở thùy thái dương
- Sơ đồ mắt:
+ Các phần phụ
+ Cầu mắt:
Màng cứng
Màng mạch
Màng lưới: tế bào nón và tế bào que
- Nêu được sự tạo ảnh ở màng lưới
- Cấu tạo tai:
+ Tai ngoài
+ Tai giữa
+ Tai trong
- Nêu chức năng thu nhận sóng âm theo sơ đồ đường đi của sóng âm
Câu 12: Phòng tránh các bệnh về mắt và tai
Nêu các tật mắt: Cận thị và viền thị
+ Biểu hiện
+ Nguyên nhân
+ Cách khắc phục
+ Cách phòng tránh
- Nêu các bệnh về mắt: Đau mắt đỏ, đau mắt hột…
+ Biểu hiện
+ Nguyên nhân
+ Cách phòng tránh
- Nêu các tác nhân có thể gây hại cho tai và các biện pháp bảo vệ tai
Câu 13:phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng
Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện các ý sau:
+ Khái niệm
+ Tính chất
+ Ý nghĩa
+ Ví dụ
 
Top Bottom