[Sinh 8] Móng tay, móng chân và tóc - những điều cần biết

T

trifolium

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cùng với răng và xương, móng là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể. Nó bảo vệ mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi, làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân. Sự thay đổi của móng cũng báo hiệu các vấn đề sức khỏe.


Trong điều kiện bình thường móng tay, móng chân có màu đỏ hồng, do được mạng lưới mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng. Trong móng tay, móng chân có 10% nước. Trong một tuần lễ, móng tay dài thêm ra khoảng 0,5-1,2 mm; móng tay mọc nhanh hơn móng chân khoảng 4 lần. Ngón tay càng dài thì móng mọc càng nhanh. Thời tiết càng ấm móng tay mọc càng nhanh, vì vậy mùa hè móng tay mọc nhanh hơn mùa đông, ban ngày mọc nhanh hơn ban đêm. Móng tay, móng chân của những người sống ở phương Nam mọc nhanh hơn những người ở phương Bắc. Tốc độ phát triển của móng tay còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng tay phải hay tay trái, người thuận tay phải thì móng tay bên phải mọc nhanh hơn, người thuận tay trái thì tình hình hoàn toàn ngược lại.

Để cho móng phát triển bình thường, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ở những người bị mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc mắc chứng chán ăn, móng tay, móng chân sẽ phát triển chậm, đồng thời trên móng còn có thể hình thành những rãnh ngang. Móng tay, móng chân ở những người bị suy dinh dưỡng thường dễ gãy hoặc bị nứt, vỡ thành nhiều mảnh. Dưới đây là một số biến dạng điển hình nhất:

Đầu móng tay quắp xuống giống như mỏ diều hâu: Có khả năng hệ nội tiết hoạt động không bình thường, tuần hoàn máu có một số rối loạn. Ngoài ra, ở người cao tuổi và những người đã từng mắc các chứng nghẽn tắc kinh mạch cũng có thể có móng tay hình dạng như vậy.​

Đầu móng tay nở to ra như dùi trống: Do các đầu chi bị thiếu ôxy lâu dài, thường thấy ở những người bị mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như lao phổi, thũng khí phổi, các bệnh tim mạch, viêm loét đường tiêu hóa, xơ gan...​

Móng tay hình cái thìa: Phần giữa lõm xuống, phần bao quanh vênh lên, giống như cái thìa. Dạng này có thể xuất hiện ở những người bị mắc bệnh tủy sống, chức năng tuyến giáp trạng bị trục trặc, trúng độc rượu hoặc bệnh phong thấp. Một số chuyên gia còn cho rằng, hiện tượng móng tay bị vênh lên như vậy có liên quan đến tình trạng cơ thể bị thiếu chất sắt, hằng ngày cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn hàm lượng sắt cao.​

Móng tay có rãnh: Trên móng tay xuất hiện những vệt lõm theo chiều ngang giống như lòng máng. Có thể do dinh dưỡng thiếu hụt hoặc một số căn bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của móng tay như sởi, bệnh tim, thần kinh suy nhược.​

Móng tay nổi gờ: Trên móng có những đường gờ nổi lên theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Gờ dọc thường do hay bị mất ngủ hoặc thức đêm liên tục. Móng tay người già cũng thường có gờ dọc. Nếu trên móng tay người trẻ tuổi có gờ dọc nổi lên, thì cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe. Gờ ngang thường thấy ở những người mắc các bệnh nhiệt cấp tính, bị trúng độc thuốc hoặc một số bệnh mạn tính như urê niệu, tiểu đường. Ngoài ra, bệnh thấp chẩn (eczema), viêm da, nấm da, hoặc gốc móng tay bị tổn thương cũng có thể khiến cho trên móng tay có những đường gờ.​

Móng tay dày: Móng tay dày lên rõ ràng, khô, nhợt nhạt và dễ gãy là hiện tượng thường thấy ở người già; cũng thường xuất hiện trong những trường hợp như nấm móng tay, viêm móng tay, thiếu canxi, bệnh phong thấp, phù niêm mạc, các bệnh ở tủy sống hoặc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.​

Móng tay mỏng: Móng tay mỏng hơn bình thường và ấn vào thấy đau thường gặp ở những người cơ thể bị suy nhược nặng, bị rối nhiễu thần kinh và khi mắc phải một số bệnh mạn tính có tính tiêu hao.​

Mảng trắng hình bán nguyệt ở gốc móng tay: Thường gọi là “móng bán nguyệt”. Những mảng loại này ở nam giới có kích thước lớn hơn nữ giới; “bán nguyệt” trên ngón cái lớn nhất, sau đó nhỏ dần theo trình tự ngón trỏ - ngón giữa - ngón đeo nhẫn (vô danh). Thông thường chỉ có hai ngón út là không có bán nguyệt. Bán nguyệt nhỏ, số lượng ít, thường thấy ở “thực chứng” (bệnh cấp tính) và “dương hư” (suy giảm chức năng) - theo phân loại chứng trạng trong Đông y. Bán nguyệt lớn, số lượng nhiều thường thấy ở những người khí huyết thịnh vượng hoặc các bệnh “âm hư dương thịnh”, dễ bị trúng phong.​

Móng tay giòn: Móng tay mỏng đi, giòn, dễ gãy, có những vết nứt theo chiều dọc hoặc các lớp móng tay bị tách rời thường thấy ở những người bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi, thiếu ôxy, khí thũng phổi, nang lông bị hóa sừng, thiếu vitamin. Loại móng tay này còn rất dễ bị nứt vỡ khi ngâm lâu trong nước xà phòng hoặc nước muối.​
Móng tay bị bong ra: Thường thấy ở những người bị mắc một số bệnh toàn thân như cường năng tuyến giáp (Basedow), thiếu máu, rối loạn tuần hoàn ngoại vi...​

Móng tay trắng bệch: Đại bộ phận da dưới móng trắng bệch, chỉ còn lại phần cuối móng tay là vẫn còn màu hồng như thường. Dạng này thường thấy ở những trường hợp mất máu cấp tính, thiếu máu, có thể là triệu chứng sớm của bệnh xơ gan.​
Móng tay bị vàng: Móng tay trở nên dày và cứng, mọc chậm, có màu vàng hoặc vàng lục. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là các bệnh thuộc hệ hô hấp hoặc bệnh tuyến giáp trạng. Ngoài ra, bệnh viêm gan vàng da cũng có thể khiến cho móng tay bị vàng.​

Móng bị đen: Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh tình càng nghiêm trọng khi phần đầu móng bị biến thành màu đen hoặc màu nâu. Móng có thể bị biến sắc theo từng điểm hoặc từng mảng; các móng tay cái và móng chân cái là những vị trí dễ bị biến sắc nhất.​
Móng tay có chấm đỏ: Dưới móng tay xuất hiện những điểm đỏ, có thể do bị xuất huyết mao mạch, có thể do tăng huyết áp, bệnh ngoài da hoặc cơ thể tiềm tàng một số bệnh nghiêm trọng.​

Móng tay có đốm trắng: Dưới móng tay xuất hiện những điểm hoặc những đốm màu trắng, có thể do giun đũa hoặc trước đó ít lâu đã bị cúm. Những người dễ mệt mỏi, thiếu canxi... trên móng tay cũng có thể xuất hiện những điểm trắng.​
Móng tay tím: Móng tay biến thành màu tím thường là do ứ huyết và thiếu ôxy; dạng này thường thấy ở những người mắc các bệnh tim mạch.​
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)​
Chú ý tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
T

trifolium

Để có móng tay khỏe

Móng tay khoẻ hay yếu có 1 phần bị tác động bởi các yếu tố về di truyền học, nhưng những yếu tố về môi trường bên ngoài lại ảnh hưởng đến móng bạn nhiều nhất. Nếu như chăm sóc không đunng cách, môi trường sống mất vệ sinh và chế độ ăn nghèo dinh dưỡng thì dù móng tay bạn sinh ra có khoẻ đến đâu cũng sẽ yếu dần theo năm tháng. Vì vậy, các chuyên gia đã nhận định rằng phong cách sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe móng tay của bạn.



1. Để giữ cho móng tay khỏe mạnh, một trong những điều thiết yếu nhất là sự đa dạng thực phẩm, và chú trọng vào những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

- Vitamin A là cần thiết cho sự tăng trưởng và tăng cường sức khỏe cho móng tay. Gan, dầu, cà chua, cà rốt, rau xanh là những thực phẩm rất giàu vitamin A.
- Vitamin B giúp cho sự chuyển hoá protein và cũng như vitamin A, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của móng. Vitamin B có nhiều trong bắp cải, men bia và lòng đỏ trứng.
- Silicon rất quan trọng đối với tính đàn hồi và độ cứng của móng tay. Rất nhiều loại rau có chứa khoáng sản này.
- Canxi thúc đấy việc tăng độ cứng móng tay. Các sản phẩm từ sữa có rất nhiều canxi.
- Sắt là nhân tố quan trọng trong việc hình thành cấu trúc và hình dạng móng tay. Cung cấp đầy đủ sắt bằng cách ăn thật nhiều yến mạnh, đậu và thịt đỏ.

2. Chăm sóc móng không phải là một chuyện quá khó khăn hay tốn nhiều thời gian. Hãy làm móng từ 1-2 lần trong 1 tuần.

2010730184854-home-nail-pampering-tips.jpg


3. Sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc móng có chất lượng cao.
201073018494-szj225153.jpg

4. Dùng kem dưỡng ẩm cho móng tay của bạn mỗi tối trước khi đi ngủ, móng của bạn sẽ khỏe hơn.

5. Để loại bỏ sắc vàng của móng tay, hãy ngâm móng vào nước cốt chanh từ 1-2 phút. Điều này giúp cho móng nhẹ hơn và khoẻ hơn.

2010730184854-nail-bath.jpg


6. Đối với móng tay giòn, dễ gẫy, hãy pha nước tắm với một vài giọt chanh và 1 ít dầu ôliu, duy trì 2 lần 1 tuần. Bạn cũng có thể trộn dầu thực vật và giấm táo với tỉ lệ bằng nhau và ngâm móng tay vào đó.

7. Hoà tan 1 thìa cà phê muối biển vào nước ấm và ngâm trong 20 phút, duy trì trong 10-15 ngày liên tiếp, bạn sẽ tránh khỏi nhiễm trùng nếu như móng bị tổn thương.
 
T

trifolium

Cắn móng tay là một việc không kềm chế được thường xuất hiện ở trẻ từ 8-11 tuổi. Triệu chứng này là do một sự căng thẳng mà trẻ không sao vượt qua được. Sau đây là những giải pháp để chấm dứt thói quen xấu này.

Thói xấu này bắt đầu mà chẳng có ai đề phòng được. Trẻ cắn móng tay hết ngón này đến ngón khác, và phản ứng của cha mẹ thường là ra lệny ngưng ngay việc đó, nhưng rõ ràng việc đó chẳng có kết quả. Trung bình cứ ba em thì có hai em nhiễm thói xấu này và có nguy cơ kéo dài cho đến tuổi trưởng thành với những hậu quả khó chịu.

Nguồn gốc là do quá căng thẳng:

Có bàn tay bị gặm mòn móng, đó là lời thú nhận mình bị bất an và lo lắng. Hơn nữa, đó cũng là lý do cho thấy sự không thoải mái ở thiếu niên và sự tự hạ thấp mình khi đến tuổi trưởng thành. Nếu thói quen này có thể bắt đầu từ lúc 3-4 tuổi thì nó lại thường xảy ra hơn vào cuối năm cấp 1 (từ 8-11 tuổi). Nhìn chung, cha mẹ thường không xem triệu chứng này là nghiêm trọng. Bác sĩ khoa nhi Edwige Autier giải thích: “Họ sai lầm, vì không được xem nhẹ thói quen xấu này, nó càng mới bắt đầu thì ta càng có thể dễ dàng làm cho nó biến mất. Những người cắn móng tay thường là những người muốn làm mọi thứ một cách hoàn hảo, muốn làm hài lòng mọi người. Vì thói quen vô thức này là kết quả của sự quá căng thẳng, nên nó không chỉ liên quan đến trẻ em. Tại Hội các bác sĩ nhi khoa tự do ở Pas-de-Calais, các bác sĩ nói rằng: “Gia tăng những hình phạt cấm, lấp đầy thời khóa biểu ngoài giờ học ở trường, tạo áp lực lên số điểm”. Trẻ cắn móng tay thường có thể là anh cả, chị đầu hoặc con một, đôi khi là con trai đầu; trẻ thường xuyên bị áp lực về giáo dục; trẻ không biết tại sao mình lại cắn móng tay và khốn khổ vì không thể bỏ được.

Giải pháp:

Nó vừa đơn giản vừa khó áp dụng. Đầu tiên, cha mẹ phải ngưng việc giảng đạo đức về chuyện này. Sau đó, nới lỏng áp lực giáo dục. Tiến sĩe Autier khuyên rằng, cha mẹ phải ngưng việc mong muốn con mình phải hoàn hảo, đừng thúc ép trẻ làm bài tập, tập judo, học đàn... Để thành công, đừng ngại tham vấn bác sĩ nhi khoa.

Sơn móng tay có vị đắng có tác dụng không?

Các loại sơn móng tay có vị đắng chẳng giúp gì vì trẻ có thể còn thích chúng. Đó là ý kíên của nhiều chuyên gia về trẻ em và là kết luận của hầu hết các bậc cha mẹ sau nhiều lần thử không có kết quả. Trẻ làm quen vớoi vị đắng và dần thích vị đó. Vừa bẩn và không tốt, các loại sơn này lại chẳng bao giờ có kết quả ngăn trẻ gặm móng tay. Tuy nhiên, đây có htể là giải pháp tạm thời mang lại sự trợ giúp cuối cùng này có thể giúp trẻ vượt qua được cửa ải.

(Phụ nữ Ấp Bắc, Số131 tháng 11/2004)
 
T

trifolium

Cách bảo vệ móng tay

Những thiếu hụt dinh dưỡng có thể có ảnh hưởng xấu đến tình trạng và độ bền của móng. Các vitamin, canxi và muối khoáng (sắt, iot, silic, magie, kẽm) đặc biệt rất quan trọng.

Các vấn đề thường gặp ở móng

Các vấn đề thường gặp ở móng có nguyên nhân chủ yếu là từ những thiếu hụt dinh dưỡng, ngâm nước kéo dài, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc móng không đúng. Sự xuất hiện những gờ sóng trên móng là dấu hiệu móng đã bị bệnh, thầy thuốc da liễu sẽ giúp bạn tìm kiếm nguyên nhân (các loại nấm, vảy nến, ezema...) và kê đơn thuốc điều trị thích hợp.

Móng chân là mục tiêu của các loại nấm, nhất là ở ngón chân cái. Nếu móng có màu vàng hoặc ngả nâu, dày lên, trở nên dễ mủn, bạn cần nhanh chóng đi khám, bởi ngoài khía cạnh thẩm mĩ, loại nấm này có nguy cơ lây lan thành một bệnh cực kỳ dễ lây nhiễm, có tên gọi là bệnh nấm móng.

Để phòng bệnh, tốt nhất là nên giữ bàn chân khô ráo, tránh đi chân đất ở những địa điểm công cộng ẩm ướt (bể bơi...), chọn các loại giày bằng da thật, là chất liệu phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Móng thụt (móng càng ngày càng thụt sâu vào phần thịt mềm) thường có nguyên nhân từ việc cắt móng quá ngắn, hoặc đi giày quá chật. Bác sĩ chuyên khoa bàn chân có thể giúp bạn tránh tất cả các nguy cơ nhiễm trùng.

Chăm sóc, làm đẹp móng

Dù dài hay ngắn, móng cần phải luôn luôn hoàn hảo. Trước tiên hãy bắt đầu bằng việc bôi chất dưỡng ẩm cho hai bàn tay. Sau đó giũa sạch móng tay khi móng tay đã khô. Luôn thao tác theo cùng một hướng, từ ngoài vào trong; cử động tới lui làm yếu móng tay. Không giũa ở phần cạnh móng để tránh làm gãy móng.

Sau đó, nhúng bàn tay vào nước ấm năm phút, thêm vào đó vài giọt sữa tắm hoặc lát chanh (một công đoạn có tác dụng làm mềm bàn tay và loại bỏ những mảng bám nâu, nhất là ở người hút thuốc), sau đó rửa sạch bằng nước ấm và để khô.

Loại bỏ những mẩu da thừa ở hai cạnh móng tay bằng bấm móng tay, sau đó gạt bỏ chúng một cách khéo léo bằng một cây chổi nhỏ. Bạn cũng có thể cắt những mẩu da bị rách bằng kẹp, nhưng không được quá ngắn.

Tiếp đó tiến hành công đoạn mát xa móng (bằng dầu tăng lực hoặc dầu oliu) để kích thích tăng trưởng móng, sau đó đánh bóng phần trên của móng bằng bàn chải đánh móng hoặc bằng một mẩu vải da để mang lại độ nhẵn mịn trước khi sơn móng.
Dep1001.vn (Nguồn: Sưu tầm)
 
T

trifolium

Những điều cần biết về tóc

Đăng bài này lên mà lại lngại lập thêm pic quá :), Mod nào đổi tên giùm nha :D


Tóc là gì?

Tóc là cấu trúc sừng hình sợi dài, dẫn xuất của biểu bì da, bao phủ da đầu của người. Tóc có thành phần chủ yếu là chất sừng, giàu lưu huỳnh và nitơ. Màu và dạng của tóc chính là một dấu hiệu nhân chủng học quan trọng. Tóc có thể mang màu đen, nâu, vàng, hung, bạch kim, đỏ... có thể thẳng, xoăn, uốn sóng...

Mỗi một sợi tóc gồm có:
• Một tuyến bã cung cấp mỡ và chất béo cho sợi tóc.
• Một cơ nâng giúp nâng sợi tóc khỏi da đầu (thường hoạt động khi bị Stress hoặc bị lạnh run)

Tóc mọc như thế nào?


Trung bình mỗi người chúng ta có khoảng 100.000 đến 150.000 sợi tóc. Trong một ngáy sợi tóc dài thêm trung bình 0, 3 – 0,5 mm, trong một tháng từ 1- 1,5 cm và trong một năm tóc sẽ dài thêm 12 – 15 cm. Tóc mọc nhanh khi khí hậu ấm và mọc chậm lại khi khí hậu lạnh.



Tóc có cấu trúc ra sao?
images

Mỗi sợi tóc đều tăng trưởng trong một nang tóc, đây là một đơn vị gốm nhiều tế bào sắp xếp liền nhau kéo dài cho đến mặt da. Mỗi một sợi tóc có một rễ và ở trong nang tóc. Khi bạn nhổ một sợi tóc và nhìn dưới ánh đền, gốc tóc xuất hiện như một nang mầu trắng phồng to ở dưới. Gốc tóc có đường kính 2 – 4 mm, nắm dưới bề mặt da đầu. Gốc tóc tạo nên sợi tóc thật sự gọi là thân tóc, là phần mà chúng ta trải hàng ngày. Thân tóc không chứa mô sống, được cấu tạo gồm các vật liệu tạo Protein xoắn vặn giống sợi dây thừng. Đây là một phần của cấu trúc sợi tóc.

Quá trình sinh trưởng của tóc diễn ra như thế nào?

Tóc chủ yếu do chất Abumin sừng tạo thành. Trong sợi tóc có hơn 20 axitamin và hơn 10 nguyên tố vi lượng như: kẽm, đồng, sắt… Gốc tóc không tăng trưởng liên tục mà ở luân phiên 2 giai đoạn sinh sản và nghỉ


Giai đoạn khởi đầu là giai đoạn kéo dài khoảng 3 năm

Khi giai đoạn tăng trưởng chấm dứt thì phần sâu nhất của nang tóc sẽ rụng ra. Gốc tóc sẽ đi vào giai đoạn nghỉ ngơi, khoảng 90 ngày và trong giai đoạn này không có sợi tóc nào được tạo thêm. Ở cuối giai đoạn rụng này sẽ có một sợi tóc mới được hình thành

Bình thường trên da đầu luôn có những sợi tóc ở giai đoạn tăng trưởng xen lẫn với những sợi tóc ở giai đoạn nghỉ cho nên hàng ngày tóc chúng ta rụng là do các sợi tóc ở giai đoạn nghỉ này.

Có các loại da đầu nào?

“Da đầu” thông thường được coi là thổ nhưỡng của tóc, có các loại:
a. Da đầu có tính dầu, dấn đến tóc có tính dầu, đặc điểm là rất trơn nhớt, gầu nhiều, kiểu tóc dễ thay đổi, gầu sinh ra giống vẩy, vì mao nang bị gầu dầu bịt kín mà sinh ra rụng tóc.

b. Da đầu có tính khô, sinh ra tóc có tính khô, đặc điểm là dễ tết, màu tóc tối mà khô, gội đầu khó chải, dễ bay toán loạn, dễ sinh ra gầu như hoa tuyết.

c. Da đầu ít tóc bẩm sinh, sinh ra chất tóc thường rất nhỏ, rất mềm, định hình tương đối khó.

d. Da đầu khỏe mạnh, sinh ra chất tóc trung tính, trơn mềm lại có tính đàn hồi tóc rụng ít, gầu cũng ít, sau khi định hình ít thay đổi.

e. Da đầu bị tổn thương, sinh ra chất tóc tổn thương, đuôi tóc dễ bị chẻ, dễ gãy, không có tính đàn hồi, khó tạo hình

Cách kiểm tra sức khỏe tóc

a. Đưa tay nắm 1 nắm tóc xem có trơn như tơ hay không?
b. Có dễ rụng hay không (rụng ít là loại trao đổi chất)
c. Tính đàn hồi tốt, trơn bóng.
d. Khi dùng lược chải chậm có cảm giác suôn, bề mặt không khô.
e. khi chải ít sinh ra tĩnh điện

Dấu hiệu tóc khỏe mạnh
- Tóc có màu tự nhiên
- Tóc mềm mại, dễ chải
- Khi vuốt tóc có cảm giác trơn
- Tóc có tính co giãn, khó đứt

Dấu hiệu tóc bị hư tổn
- Rụng tóc nhiều
- Tóc khô vàng, không có sắc
- Tóc bị trẻ, dễ đứt
- Tóc bị dính kết, đầu ngứa

Nguồn: http://www.cosmart.com.vn/?/vn/News/9/Nhung-dieu-can-biet-ve-toc/54/Nhung-dieu-can-biet-ve-toc.html
 
T

trifolium

Chăm sóc răng miệng

(Webtretho) Người xưa có câu: “Cái răng cái tóc là gốc con người’. Thật vậy, hàm răng trắng đều không chỉ mang lại nụ cười xinh mà còn là biểu hiện của sự chỉn chu, sạch sẽ của một người có sức khỏe tốt. Chúng ta ai cũng mong muốn có một hàm răng đẹp nhưng có lẽ ít ai biết phải làm thế nào để có hàm răng luôn trắng sạch và chắc khỏe.

indexsmile.jpg

Cần chú ý chăm sóc để "gốc con người" luôn là niềm tự hào của bạn. Ảnh: Images.

Chế độ ăn uống:

Được ví như một cỗ máy thống nhất và hoàn thiện, cơ thể của chúng ta chỉ vận hành ổn định khi mọi cơ quan đều hoạt động tốt. Những gì có lợi cho sức khỏe đều tốt cho răng. Để có một hàm răng chắc khỏe, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng.

Không nên dùng thức ăn khi chúng còn quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh ăn quà vặt, những thức ăn có chứa nhiều phẩm màu hay bột dính, không hút thuốc lá vì rất dễ tạo mảng bám trên răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

- Chúng ta thường nghĩ rằng chải răng nhiều lần trong ngày sẽ giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Răng vẫn có khả năng bị sâu dù được chải 4-5 lần/ ngày nhưng không đúng cách.

- Nên chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất hai lần một ngày vào buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối lúc trước khi đi ngủ.

- Cần lưu ý chọn bàn chải phù hợp. Nên chọn loại bàn chải mềm mại và có đầu ngắn. Thường xuyên thay bàn chải mỗi 3-6 tháng.

- Kem đánh răng có hàm lượng Flour cao sẽ giúp bảo vệ răng tốt hơn.

- Thay vì sử dụng tăm xỉa răng theo thói quen thường ngày, hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám giữa các kẽ răng và những nơi mà bàn chải không có khả năng làm sạch được.

danhrang3_1.jpg

Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng từ sớm là việc nên làm. Ảnh: Getty images.

Kiểm tra răng miệng định kỳ:

Tại các nước tiên tiến, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường được thực hiện mỗi 6 tháng đến 1 năm. Bên cạnh việc đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe và tầm soát những bệnh lý thường gặp thì kiểm tra răng miệng là một phần không thể thiếu của chương trình này. Điều này giúp phát hiện và điều trị sớm những vấn đề sức khỏe, hạn chế những tình huống đáng tiếc và giảm thiểu chi phí điều trị đến mức thấp nhất.

Điều kiện kinh tế không phải là một trở ngại lớn để bạn có thể tìm được một nha sĩ đáng tin cậy để chăm sóc răng miệng. Hãy để vị nha sĩ này kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng/ lần ngay cả khi bạn hoàn toàn không có cảm giác khó chịu nào cả.

Đừng ngần ngại yêu cầu nha sĩ tư vấn khi có các biểu hiện sau:

- Nghiến răng, khi nhai có cảm giác răng không khớp vào nhau như trước.

- Đau đầu; ê ẩm vùng cổ, gáy, vai hay đau vùng khớp hàm hai bên.

- Đau tai không rõ nguyên nhân ( không ù tai, không chảy mủ tai và không có các bệnh lý về tai trước đó. Đau có khuynh hướng tăng lên khi nhai, há miệng hay nghiến răng.

- Mỏi hàm hay ê răng lúc mới ngủ dậy.

- Có răng đau hoặc lung lay.

- Nướu (lợi), răng bị chảy máu trong lúc đánh răng hoặc sau khi đánh răng.

- Nướu đỏ, sưng tấy hoặc bị đau khi chạm vào hay đánh răng.

- Thường xuyên bị hôi miệng, giảm vị giác, giảm hay mất cảm giác ngon miệng.

- Giữa răng và nướu xuất hiện những khe hỗng, sâu.

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp cho răng trắng đẹp, chắc khỏe và mang lại cho bạn một nụ cười khả ái đầy tự tin khi giao tiếp.;)
 
Top Bottom