- Máu A có thể truyền máu cho máu A, AB và nhận của nhóm máu A và O
- Máu O có thể truyền cho máu A,O,B, AB.
- Máu B có thể truyền cho máu B, AB
- Máu AB không thể truyền cho các nhóm máu khác
+Vì
-Cơ thể nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, trong huyết tương có cả kháng thể a và b. Vì thế hồng cầu O không bị kế dính với kháng thể trong máu người nhận và cho được với bất kì nhóm máu nào.
-Cơ thể nhóm máu A có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể b (chống B) trong huyết tương nên người có nhóm máu A chỉ nhận được của A và O do kháng thể B trong huyết tương không phản ứng với các kháng nguyên trong máu A và O. Và A có thể cho A và AB vỉ kháng thể trong huyết tương không phản ứng với kháng nguyên A trong máu người cho A.
-Cơ thể nhóm máu B có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể a (chống A) trong huyết tương
-Cơ thể nhóm máu AB có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể a và b trong huyết tương.
+Nếu nhóm máu người cho có loại kháng nguyên mà máu người nhận có loại kháng thể tương ứng sẽ gây ngưng kết hay kết dính hồng cầu của người cho lại tạo ra cục máu nhỏ gây tắc mạch.
+Nguyên nhân máu người cho có kháng thể chống lại kháng nguyên trong máu người nhận (VD O cho AB nhưng ngược lại không được) nhưng không gây vón cục là do máu người cho được truyền chậm, kháng thể rất ít không đáng kể vì mỗi lần chỉ truyền có khoảng 200-450 ml trong khi máu người nhận khoảng 4-5 lít.
-Ngoài ra kháng thể còn phản ứng với một số thành phần khác trong máu người nhận, không chỉ có kháng nguyên. Do đó lượng kháng thể trong máu người cho không đủ để gây kết dính.