Sinh 8 Hỏi

P

phanluongtamdc4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.a) Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu.
Miễn dịch là gì? Có mấy loại mấy loại miễn dịch?
b)Có người cho rằng tiêm vắc xin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể khỏi bệnh.Điều đó đúng không? Vì sao?
2.Giải thích vì sao nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận, còn O là nhóm máu chuyên cho?
3.So sánh sự khác nhau cơ bản giữa 2 vòng tuần hoàn lớn,nhỏ ở người
4.Cho biết chu kì co giãn của tim,vì sao tim hoạt động suốt đời mà không hề mỏi?
5.Tại sao những người sống ở vùng núi và cao nguyên có số lượng hồng cầu nhiều hơn người ở vùng đồng bằng?

Chú ý tên tiêu đề + nội dung
 
Last edited by a moderator:
D

duythanh73

3.So sánh sự khác nhau cơ bản giữa 2 vòng tuần hoàn lớn,nhỏ ở người
4.Cho biết chu kì co giãn của tim,vì sao tim hoạt động suốt đời mà không hề mỏi?
Mình chỉ biết câu 3,4 thôi nha!
3. Khác nhau:
- Vòng tuần hoàn nhỏ thì máu đỏ thẩm từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến phổi thực hiện trao đổi khí ( Thải CO2, Nhận O2) trở thành máu đỏ tươi về tâm nhĩ trái
- Vòng tuần hoàn lớn có máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan giúp tế bào thực hiện trao đổi chất ( Nhường O2, chất dd, tiếp nhận căn bã, CO2)trở thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ phải
4.
- Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha: Pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung.
- Trung bình một phút tim co dãn 75 chu kì, mỗi chu kỳ kéo dài 0.8 giây(0.4 giây hoạt động, 0.4 giây nghỉ)
- Mỗi chu kì tim hoạt động và nghỉ ngơi như sau:
+ Tâm thất: làm việc 0.3 giây, nghỉ 0.5 giây
+ Tâm nhĩ: làm việc 0.1 giây, nghỉ 0.7 giây
+ Tim hoàn toàn nghỉ ngơi 0.4 giây
\RightarrowTim vừa hoạt động vừa nghỉ ngơi nên làm việc cả đời người vẫn không mệt mỏi
P/s:Thanks là một hành động của người lịch sự :D
 
L

linhduongdaubo2000

1.a) Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu.
Miễn dịch là gì? Có mấy loại mấy loại miễn dịch?
b)Có người cho rằng tiêm vắc xin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể khỏi bệnh.Điều đó đúng không? Vì sao?

Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ:
+ Sự thực bào: bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Limpho B: tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên (vi khuẩn).
+ Limpho T: phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.

Miễn dịch (hay miễn nhiễm) là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại. Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao:

Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch không đặc hiệu), đáp ứng tức thì.
Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu), đáp ứng sau vài ngày với đặc điểm là khả năng "ghi nhớ".

b) Điều đó là không đúng. Vì thành phần của vắc xin là những vi khuẩn ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Nhưng các vi khuẩn này thường đã bị làm giảm khả năng gây bệnh hoặc bị chết, nhằm tạo cho cơ thể làm quen với các loại vk này, để lần sau nếu có bị thì đã biết cách ứng phó.
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

2.trong máu người có thể có các thành phần A,B anpha, beta. Nếu trong máu cũng có A và anpha hoặc B và beta thì máu sẽ bị đông lại. Người có nhóm máu A là người có A và beta, nhóm máu B là người có B và anpha, người có nhóm máu AB là người có A và B, người có nhóm máu O là người có anpha và beta. Dựa vào các nhận xét đó ta thấy người thuộc nhóm AB có thể nhận máu từ bất kì nhóm nào trong 3 nhóm còn lại và dĩ nhiên là cả từ người có nhóm máu AB khác. Còn người có nhóm máu O thì chỉ có thể nhận máu từ một người có nhóm máu O thôi.[/B]
 
M

manh550

3.

- Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi về tâm nhĩ phải, từ mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải
 
M

manh550

4.Tim đập theo chu kì. Mỗi chu kì dài 0,8 giây được chia thành 3 pha là pha nhĩ co ( 0,1 giây ), pha thất co ( 0,3 giây ) và pha dãn chung ( 0,4 giây ). Như vậy, khi tâm nhĩ co thì tâm thất được nghỉ ngơi và ngược lại. Đồng thời chúng có pha dãn chung, tức là cả tâm thất và tâm nhĩ đều nghỉ ngơi
Tim hoạt động theo chu kì, mỗi cho kì có 3 pha (nêu rõ thời gian từng pha):
- Thời gian tim co = Thời gian tim nghỉ
- Lượng máu nuôi tim rất lớn
 
M

manh550

5.
Vùng miền núi cao có rất ít oxi do đó muốn có đủ lượng oxi cần thiết phục vụ cho các nhu cầu trao đổi chất thì lượng hồng cầu phải tăng lên , tức là tăng lượng oxi vào cơ thể !!! Ngược lại, lượng oxi tập trung ở đồng bằng nhiều hơn , do đó những người ở đồng bằng có ít hồng cầu hơn những người ở miền núi cao !!!
 
Top Bottom