[ Sinh 8 ] Đề cương Sinh

B

biobaby

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề cương ôn tập HK1
Môn: Sinh học
Đề 1​
TRẮC NGHIỆM
1. Tính chất của nơron là:
a. Cảm ứng và dẫn truyền
b. Co rút và dẫn truyền
c. Cảm ứng và co rút
d. Hưng phấn và dẫn truyền
2. Cột sống của người có dạng:
a. Một vòng cung
b. Một đường thẳng ngang
c. Một đường thẳng đứng
d. Cong hình chữ S
3. Yếu tố nào không có trong thành phần của huyết tương?
a. Hồng cầu
b. Hồng tố
c. Huyết sắc tố
d. Hồng cầu tố
4. Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ:
a. Tâm thất trái
b. Tâm thát phải
c. Tâm nhĩ trái
d. Tâm nhĩ phải
5. Mạch máu có đường kính nhỏ nhất là:
a. Động mạch
b. Tĩnh mạch
c. Mao mạch
d. Cả a,b,c
6. Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ xảy ra ở:
a. Phổi
b. Gan
c. Thận
d. Tim
7. Các pha của một chu kỳ tim gồm:
a. Thất co, nhĩ co
b. Thất co, nhĩ co, dãn chung
c. Thất co, nhĩ dãn
d. Thất dãn, nhĩ co
8. Chất gây hại cho tim mạch là:
a. Rượu
b. Thuốc lá
c. Heroin
d. Cả a,b,c.

TỰ LUẬN
1. Nêu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào?
2. Bạch cầu tạo ra các hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể như thế nào?
3. Trình bày các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng? Cho biết quá trình hô hập ở phổi và tế bào?
4. Cho biết các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày?



CHÚC CÁC MEMBER TRÊN DIỄN ĐÀN CÓ MỘT KÌ THI TỐT ĐẸP!



Chú ý:
- Cách trình bày tên tiêu đề: [ Môn + lớp ] + tên Topic.
Nhắc nhở lần đầu. Tái phạm sẽ bị xử lí theo mức độ.

* Bạn đã có khá nhiều bài viết rồi mà sao lại như thế ?? *

Thân ~ Nhi
 
Last edited by a moderator:
B

biobaby

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1
MÔN: SINH HỌC
ĐỀ 2

TRẮC NGHIỆM

1. Đơn vị cấu tạo của cơ thể là:
a. Tế bào
b. Mô
c. Cơ quan
d. Hệ cơ quan
2. Loại cơ co dãn theo ý muo61ncon người là:
a. Cơ trơn
b. Cơ vân
c. Cơ tim
d. Cơ tim và cơ vân
3. Chức năng của enzim tiểu cầu là:
a. Tập trung các tế bào máu thành cục
b. Làm đông đặc huyết tương để đông máu
c. Làm biến đổi chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu
d. Cả a, b và c
4. Dịch mật có tác dụng:
a. Trực tiếp biến đổi protein
b. Hỗ trợ quá trình biến đổi lipit
c. Trực tiếp biến đổi gluxit
d. Trực tiếp biến đổi lipit
5. Sự phối hợp hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hòa của:
a. Hệ thần kinh
b. Hệ bài tiết
c. Hệ tuần hoàn
d. Hệ vận động
6. Vai trò của chất hữu cơ trong xương là:
a. Tạo tính cứng, chắc cho xương
b. Tạo ra tính đàn hồi, dẻo dai
c. Làm tăng khả năng chống chịu lực cho xương
d. Cả a, b và c
7. Xương dài ra do đâu?
a. Sụn đầu xương
b. Màng xương
c. Sụn tăng trưởng
d. Tủy xương
8. Sản phẩm được tạo ra qua quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng là:
a. Đường đơn
b. Protein ngắn
c. Đường mantôzơ
d. Axit béo và glixêrin

TỰ LUẬN
1. Phản xạ là gì? Cung phản xạ là gì? Nêu cấu tạo một cung phản xạ đơn giản?
2. Ý nghĩa của phong trào hiến máu nhân đạo?
3. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non?
4. Hãy tóm tắt quá trình trao đổi khí ở người?



CHÚC CÁC MEMBER TRÊN DIỄN ĐÀN CÓ MỘT KÌ THI TỐT ĐẸP!
 
B

biobaby

Đề cương ôn tập HK1
Môn: Sinh học
Đề 3
TRẮC NGHIỆM
1. Chức năng của mô biểu bì là:
a. Nuôi dưỡng cơ thể
b. Bảo vệ, hấp thụ và bài tiết
c. Tham gia chức năng vận động cơ thể
d. Neo giữ các cơ quan
2. Xương phát triển được về bề ngang là do:
a. Tủy xương
b. Lớp màng xương
c. Mô xương cứng
d. Khoang xương
3. Mạch máu đổ vào tâm nhĩ phải của tim là:
a. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch phổi
b. Động mạch chủ
c. Động mạch và tĩnh mạch
d. Động mạch phổi
4. Máu thực hiện trao đổi khí là máu trong:
a. Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
b. Động mạch và tĩnh mạch
c. Động mạch và mao mạch
d. Mao mạch
5. Cấu tọa thành ruột non gồm các lớp cơ là:
a. Cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
b. Cơ dọc và cơ vòng
c. Cơ chéo và cơ dọc
d. Chỉ có một loại cơ vòng
6. Chất được biến đổi hóa học ở dạ dày là:
a. Gluxit
b. Protein
c. Axit nucleic
d. Gluxit và lipit
7. Hoạt động biến đổi hóa học thức ăn trong dạ dày được thực hiện bởi:
a. Enzim pepsin
b. Vi khuẩn
c. Dịch tụy
d. Enzim amilaza
8. Động tác hít vào bình thường do:
a. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn
b. Cơ liên sường ngoài co và cơ hoành dãn
c. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co
d. Cơ liên sườn ngoài dãn và cơ hoành co
TỰ LUẬN
1. Em hãy nêu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp?
2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nỏ đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
3. Đông máu là gì? Trình bày cơ chế đông máu?
4. Các thành phần cấu tao chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng chủ yếu của chúng?




CHÚC CÁC MEMBER TRÊN DIỄN ĐÀN CÓ MỘT KÌ THI TỐT ĐẸP!
 
B

biobaby

Đề cương ôn tập HK1
Môn: Sinh học
Đề 4​
TRẮC NGHIỆM
A. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Cơ quan nào chia cơ thể thành hai phần (khoang ngực và khoang bụng):
a. Cơ vân
b. Cơ tim
c. Cơ trơn
d. Cơ hoành
2. Cấu tạo tế bào gồm:
a. Màng sinh chất, ribôxôm, ti thể
b. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân
c. Màng sinh chất, chất tế bào, gôngi
d. Màng sinh chất, ti thể, nhân
3. Bộ phận đóng vai trò điền khiển hoạt động sống của tế bào là:
a. Lưới tế bào
b. Chất tế bào
c. Nhân tế bào
d. Bộ phận khác
4. Xương to ra là nhờ:
a. Mô xương xốp
b. Tấm sụn ở hai đầu xương
c. Sự phân chia tế bào ở màng xương
d. Sự phân chia ở mô xương cứng
B. Điền chú thích vào hình bên dưới (mình không có hình, bỏ qua câu này nhé)
TỰ LUẬN
1. Em hãy cho biết nguyên nhên của sự mỏi cơ, biện pháp chống mỏi cơ?
2. Trình bày cơ chế đông máu? Vẽ sơ đồ truyền máu và trình bày nguyên tắc truyền máu?
3. Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
4. Khi gặp người bị gãy xương cánh tay em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó?



CHÚC CÁC MEMBER TRÊN DIỄN ĐÀN CÓ MỘT KÌ THI TỐT ĐẸP!
 
Last edited by a moderator:
B

biobaby

Đề cương ôn tập HK1
Môn: Sinh học
Đề 5
TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1. Xương có nhiều biến đổi do sự phát triển tiếng nói ở người là:
a. Xương trán
b. Xương hàm trên
c. Xương mũi
d. Xương hàm dưới
2. Trong khoang xương của thân xương có chứa:
a. Tủy đỏ ở người già
b. Tủy vàng ở trẻ em
c. Tủy đỏ ở trẻ em và tủy vàng ở người già
d. Cả tủy đỏ và tủy vàng ở người già
3. Khi tâm nhĩ trái co, máu được đẩy vào:
a. Tâm nhĩ phải
b. Tâm thất trái
c. Tâm thất phải
d. Động mạch phổi
4. Chức năng của bạch cầu là:
a. Tạo ra quá trình đông máu
b. Bảo vệ cơ thể
c. Vận chuyển khí oxi đến tế bào
d. Vận chuyển khí cacbonic từ tế bào về tim
5. Chất nào sau đây không bị biến đổi hóa học trong tiêu hóa:
a. Muối khoáng
b. Lipit
c. Protein
d. Axit nucleic
6. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hóa học ở dạ dày là:
a. Đường mantozơ
b. Vitamin
c. Protein
d. Protein mạch ngắn
7. Chất được biến đổi hóa học ở dạ dày là:
a. Gluxit
b. Protein
c. Axit nucleic
d. Gluxit và lipit
8. Hoạt động biến đổi hóa học thức ăn trong dạ dày được thực hiện bởi:
a. Enzim pepsin
b. Dịch tụy
c. Vi khuẩn
d. Enzim amilaza
TỰ LUẬN
1. Nêu cấu tạo và chức năng của một xương dài? Giải thích vì sao xương động vật hầm (đun sôi lâ) thì bở?
2. Máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
3. Trình bày sự vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
4. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?




CHÚC CÁC MEMBER TRÊN DIỄN ĐÀN CÓ MỘT KÌ THI TỐT ĐẸP!

P/s: Chúc những 5 lần thì nhất định phải thi thật tốt đấy :)
 
N

nhok_betty_berry



1. Tính chất của nơron là:
a. Cảm ứng và dẫn truyền
2. Cột sống của người có dạng:
d. Cong hình chữ S
3. Yếu tố nào không có trong thành phần của huyết tương?
b. Hồng tố
4. Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ:
a. Tâm thất trái
5. Mạch máu có đường kính nhỏ nhất là:
c. Mao mạch
6. Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ xảy ra ở:
a. Phổi
7. Các pha của một chu kỳ tim gồm:
b. Thất co, nhĩ co, dãn chung
8. Chất gây hại cho tim mạch là:
d. Cả a,b,c.

Tự luận:


1. Nêu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào?

2 Các thành phần tế bào
2.1 Màng tế bào - Tấm áo ngoài
2.2 Bộ khung tế bào - Hệ vận động
2.3 Tế bào chất - Không gian thực hiện chức năng tế bào
2.4 Vật liệu di truyền - Yếu tố duy trì thông tin giữa các thế hệ
2.5 Các bào quan

4. Cho biết các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày?

-Biến đổi lí học:các hoạt động tham gia:tiết dịch vị và sự co bóp của dạ dày.Các thành phần tham gia hoạt động:tuyến vị và các lớp cơ.Tác dụng của hoạt động:Hòa loãng thức ăn,đảo thức ăn thấm đều dịch vị
-Biến đổi hóa học:các hoạt động tham gia:hoạt động của enzim pepsin.Các thành phần tham gia hoạt động:enzim pepsin.Tác dụng của hoạt động: phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn.(yahoo)
 
B

biobaby

Các thành phần tế bào
2.1 Màng tế bào - Tấm áo ngoài
2.2 Bộ khung tế bào - Hệ vận động
2.3 Tế bào chất - Không gian thực hiện chức năng tế bào
2.4 Vật liệu di truyền - Yếu tố duy trì thông tin giữa các thế hệ
2.5 Các bào quan
- Cám ơn bạn đã trả lời ủng hộ pic.
- Bạn có thể trả lời theo kiến thức lớp 8 không bạn? Điều đó sẽ giúp người xem (đặc biệt mem lớp 8 và mem lớp dưới) có thể kiểu như là hiểu được ý :)
 
N

nhok_betty_berry

TỰ LUẬN: (đề 2)

1. Phản xạ là gì? Cung phản xạ là gì? Nêu cấu tạo một cung phản xạ đơn giản?

-Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời các kích thích của môi trường.
-Cung phản xạ: là con đường mà luồng xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

-Vòng phản xạ: luồng xung thần kinh và và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ.
(Sưu tầm)
2. Ý nghĩa của phong trào hiến máu nhân đạo?
-Giúp những người thiếu máu tiếp cận được nguồn máu nhân đạo này.
-Nêu cao tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.
-Cung cấp thêm cho ngân hàng máu của các bệnh viện.
3. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non?

-Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hoá học là chủ yếu .Nhờ có nhiều tuyến tiêu hoá hỗ trợ như gan,tuy, các tuyến ruột , nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit , lipit , protêin) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn , glixêrin và axít béo , axít amin.(Sưu tầm)
 
Last edited by a moderator:
B

biobaby

Chúng ta đã có 5 bộ đề cương tham khảo rồi đấy các bạn.
Nào bây giờ hãy cùng nhau giải các đề nhé! Vừa giúp các bạn ôn tập và còn sẽ là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đàn em sau này nữa;)
Mỗi câu trả lời của các bạn sẽ được mình (và mọi người) thanks khuyến khích nhé;)
Gần 100 câu hỏi cả TRẮC NGHIỆM + TỰ LUẬN đang đợi các bạn đây.
 
N

nhok_betty_berry

TỰ LUẬN (đề 3)
1. Em hãy nêu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp?

- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtin…), các vi sinh vật gây bệnh.
-Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
+Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi
+Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra khí độc.
+Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá.
+Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtin…)
+Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
+Thường xuyên dọn vệ sinh.Không khạc nhổ bừa bãi.
+Trồng nhiều cây xanh
.....................


2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nỏ đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

-Ruột có cấu tạo rất thích hợp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tuyến dịch ruột góp phần tiêu hóa và biến đổi thức ăn thành các chất dễ hấp thụ.

Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tich bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.400-->500m2--> tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng.

Ruột non rất dài là phần dài nhất trong ống tiêu hóa (2,8-->3m)-->tăng thời gian tiếp xúc với chất dinh dưỡng.

Ruột non có mạng mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột-->
thuận lợi cho việc chuyển chất dinh dưỡng từ ruột tới các tế bào trong cơ thể.
3. Đông máu là gì? Trình bày cơ chế đông máu?
5925.jpg


Sưu tầm+tự làm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom