[Sinh 8] Câu hỏi khó

B

bissieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày các bộ phận, chức năng của các hệ cơ quan?
2. Đường đi, vai trò vòng tuần hoàn lớn, nhỏ?
3. Vì sao xương động vật hầm, đun xôi thì dễ vỡ?
4. Cơ chế, sơ đồ, nguyên tắc truyền máu?
Cảm ơn các thầy cô và các bạn!
 
H

hoanglegiaphu

Thôi để mình làm câu 2 nhé,nếu đúng thì bạn nhơ thanks nha
Tuần hoàn nhỏ (hoặc tuần hoàn phổi)
Nhĩ phải(co)->thất phải (co)->Động mạch phổi->chia làm 2 nhánh về 2 lá phổi(phân làm nhiều nhánh về các mao mạch phổi)->trao đổi khí->qua các tĩnh mạch nhỏ->tĩnh mạch phổi->nhĩ trái.
Chức năng:Giúp máu nhận Oxi và thải Cacbon
Tuần hoàn lớn:Nhĩ trái->thất trái->động mạch chủ->chia làm 3 nhánh về Tim,cơ quan trê,cq dưới,phân làm nhiều nhánh về các mao mạch cơ quan->TĐC->tĩnh mạch cơ quan->tĩnh mạch chủ trên,dưới->tĩnh mạch chủ->nhĩ phải.
Chức năng:Giúp các cơ quan trao đổi chất
 
P

p3nh0ctapy3u

. Trình bày các bộ phận, chức năng của các hệ cơ quan?
-Hệ vận động : (cơ ,xương ) :nâng đỡ và vận động cơ thể
-Hệ tiêu hóa : (ruột non ,ruột già ,thực quản ,dạ dày,hầu ,miệng ,hậu môn) :Tiếp nhận thức ăn ,nước, muối khoáng;biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng;hấp thụ và thải chất bã
-Hệ tuần hoàn (tim ,hệ mạch ) vận chuyển chất dinh dưỡng ,O2 đến tế bào đồng thời vận chuyển chất thải và chất dư thừa đến cơ quan bài tiết
-Hệ hô hấp (phổi ,khí quản ,phế quản )thực hiện trao đổi khí với môi trường
-Hệ bài tiết (thận ,bàng quang ,ống dẫn ) lọc và thải các sản phẩm phân hủy của tế bào và các sản phẩm dư thừa độc hại
-Hệ thần kinh : (não ,tủy sống ,dây thần kinh ,giác quan ) điều khiển và điều hòa mọi hoạt động sống của cơ thể

3. Vì sao xương động vật hầm, đun xôi thì dễ vỡ?
Khi hầm xương động vật chất cốt giao bị phân hủy nên nước hầm thường sánh và ngọt lại .Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bằng cốt giao nên dễ bị vỡ ,bở
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

câu 4:
Cơ chế đông máu chứ không phải cơ chế nguyên tắc truyền máu đâu bạn nhé!
Đông máu
- Hiện tượng: khi bị thương đứt mạch máu, máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương
- Sự đông máu liên quan đến hoạt động tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vế thương
- Khái niệm: đông máu là hiện tượng máu không ở thể lỏng mà vón thành cục
- Vai trò: bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu
Nguyên tắc truyền máu
+ Chọn lựa nhóm máu phù hợp
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
+truyền từ từ
 
N

nguyenlamlll

câu 4:
Cơ chế đông máu chứ không phải cơ chế nguyên tắc truyền máu đâu bạn nhé!

~~ Sao lại bay qua đông máu thế này, mất điểm chủ topic mất =]]??


Mình nghĩ thì câu 4 có 3 phần, mình chia như sau, và nói sơ một tí thui (mình không có thời gian ghi ra đầy đủ, hy vọng bạn thông cảm :p)

  • Cơ chế việc truyền máu: "Cơ chế" theo mình hiểu là "cách thức diễn ra", cái này (theo mình) đề cập qua khái niệm kháng nguyên và kháng thể trên bề mặt hồng cầu và trong huyết tương ở cơ thể mang 1 trong 4 loại máu cơ bản mà bạn đã học, rồi đến vấn đề bị đông máu khi "truyền máu sai cách", có sự gặp gỡ của các loại kháng thể kháng nguyên gì ấy (mình nhớ thì: kháng thể a làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A; kháng thể b làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B). Xong xuôi rồi thì đi đến kết luận về truyền máu "O truyền được cho nhóm A, B, AB,.."

  • Sơ đồ truyền máu: Máu O, A, B, AB; máu nào truyền được cho máu nào, cái này mình nhớ trong sách có một sơ đồ ở bài về Máu

  • Nguyên tắc nên tuân thủ khi truyền máu: mấy cái nguyên tắc trong sgk, ok!





Mình cũng xin nói thêm về một số thông tin, cũng như đầu đề, nếu thấy hay bạn cũng có thể thêm vào, hay tìm hiểu thêm... biết đâu... =]]

1. Trường hợp truyền máu khác nhóm máu thì truyền với tốc độ rất chậm, chỉ được truyền khoảng 250ml máu (1 đơn vị máu) trong một khoảng thời gian nhất định
2. Lý do truyền từ từ: trong huyết tương của máu người cho vẫn có kháng thể nên vẫn có khả năng làm ngưng kết hồng cầu máu người nhận. Truyền từ từ là để pha loãng nồng độ kháng thể của máu người cho trong máu người nhận. Và sau đó thì các kháng thể ngoại lai sẽ bị các enzyme phân giải
3. Hệ thống nhóm máu Rh
4. Kháng nguyên Kell của hệ Kell
5. Kháng nguyên $F_ya$ của hệ Duffy
6. Kháng nguyên S của hệ $MSS_s$


*Hệ cơ bản mà lớp 8 học được gọi là hệ thống nhóm máu ABO
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom