[sinh 7] Vẻ đẹp của loài rắn

T

trifolium

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Rắn hổ mang chúa
images1991579_ran1010710.jpg
Rắn hổ mang chúa. Ảnh: NatGeo.

Nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể đủ giết chết 20 người. Rắn hổ mang chúa có chiều dài từ 4 – 7m. Trong khi di chuyển chúng thường nâng cao 1/3 chiều dài cơ thể của mình trên mặt đất. Đây là loài rắn rất phổ biến tại Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.


2. Trăn xanh Anaconda
Trăn Anaconda là một chi rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ gồm bốn loài rắn thích sống dưới nước, ẩn náu trong các đầm lầy, các con sông hay các cánh rừng rậm của khu vực Nam Mỹ.
images1991581_ran2010710.jpg
Trăn xanh Anaconda. Ảnh: NatGeo.
Trăn Anaconda có các loài màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và rắn khổng lồ Bolivia. Trong đó trăn xanh Anaconda là loài có kích thước lớn nhất. Trên thực tế, đây là loài rắn lớn nhất thế giới với trọng lượng lên tới 550 pounds (250kg) và đường kính cơ thể lên đến 12 inch (30cm).
Rất vụng về trên mặt đất nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn dưới nước, trăn xanh Anaconda làm chủ các đầm lầy và rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ. Với bộ hàm linh hoạt và sự dẻo dai của cơ bắp, trăn xanh Anaconda có khả năng tấn công, giết chết và nuốt nhửng những con mồi với kích thước lớn như cá sấu, lợn rừng, báo đốm…


3. Rắn Vipe sa mạc
images1991583_ran3010710.jpg
Rắn Vipe sa mạc. Ảnh: NatGeo.

Rắn Vipe thường có màu lẫn với đất đá và cát ở vùng sa mạc để ngụy trang. Chúng thu hút con mồi bằng cách rung phần đuôi của mình. Với hàm răng nanh khổng lồ nên rắn Vipe thường phun một lượng nọc độc lớn vào cơ thể con mồi.
Rắn Vipe thường cư trú ở vùng sa mạc miền Tây Australia, Trung Đông, New Guinea. Trong đó Australia là nơi tập trung nhiêu loài rắn độc này nhất. Đây cũng là vùng đất được mệnh danh là ngôi nhà của rắn độc với khoảng 17 loài rắn nguy hiểm.


4. Rắn non
images1991584_ran4010710.jpg
Một chú rắn non vừa ra đời. Ảnh: NatGeo.

Trên đây là hình ảnh của một con trăn xanh non, vốn được xem là động vật “bản địa” của các khu rừng mưa tại New Guinea hay đông bắc Australia đang chui ra từ vỏ quả trứng của mình.
Hầu hết, trăn, rắn non đều phải tự “giải phóng” mình ra khỏi vỏ trứng. Quá trình này diễn ra khá khó khăn với một chiếc răng trứng nằm trên đầu hoặc hàm của rắn non. Răng trứng sẽ biến mất trong lần lột da đầu tiên của con rắn.


5. Lưỡi rắn
Lưỡi là một bộ phận khá đa năng của rắn. Ảnh: NatGeo.

Ngoài thời gian ngủ đông, các loài rắn đều tỏa đi kiếm ăn các mùa còn lại trong năm. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm con mồi và các bạn tình là khá khốc liệt.
Để có thể tồn tại được, lưỡi rắn đã được tiến hóa theo chiều hướng chia thành hai lưỡi. Rắn sử dụng lưỡi để thu thập các phân tử mùi hương trong không khí, giúp nó phân biệt thức ăn, kẻ thủ hay bạn tình.
Các con rắn đực cũng sử dụng lưỡi để “đánh giá” bạn tình của mình: xem rắn cái có sẵn sàng giao phối không.


6. Rắn Mamba đen
Rắn Mamba đen. Ảnh: NatGeo.

Tên gọi của loài rắn này xuất phát từ lớp da đen bên trong miệng phần chỉ lộ ra trước khi nó tấn công. Những con rắn Mamba đen thường thụ động nhưng có thể cực kì hung dữ khi bị đe dọa. Khi đó, chúng thường tấn công nạn nhân nhiều lần, tiết ra hỗn hợp độc tố thần kinh, độc tố gây rối loạn đông máu (cardiotoxin).
Loài rắn này cư trú chủ yếu ở vùng Đông Nam Châu Phi. Đây cũng được xem là loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới: vận tốc vào khoảng 12,5 dặm/giờ (20km/giờ).


7. Rắn hổ mang Mozambique
Rắn hổ mang Mozambique. Ảnh: NatGeo.

Những con rắn hổ mang Mozambique có khả năng phun nọc độc xa tới 8 feet (tương đương với 2,4m). Nọc độc của loài rắn này có thể gây mù.
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Việt Nam được biết đến là một đất nước có đa dạng sinh học phong phú và mang tính đặc hữu cao, đặc biệt là các loài bò sát và ếch nhái. Các loài rắn độc của Việt Nam không chỉ phổ biến trong việc sử dụng làm thuốc cổ truyền mà còn được coi là nhóm bò sát có tính đa dạng về thành phần loài. Cho đến nay Việt Nam hiện biết là nơi cư ngụ của 193 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận tổng số 53 loài rắn độc gồm 35 loài (15 giống) thuộc họ Rắn hổ Elapidae và 18 loài (8 giống) thuộc họ Rắn lục Viperidae.

Bên cạnh đó, sự phân bố theo vùng địa lý của các loài rắn độc cũng khác nhau: 12 loài chỉ ghi nhận ở miền Bắc, 19 loài chỉ ghi nhận ở miền Nam và 22 loài ghi nhận ở cả hai miền đất nước. Có 5 loài hiện được coi là đặc hữu của Việt Nam gồm: Rắn cạp nia s-lo-win-s-ki Bungarus slowinskii, Đẻn xanh lơ Hydrophis parviceps, Rắn lục hòn sơn Cryptelytrops honsonensis, Rắn lục trùng khánh Protobothrops trungkhanhensis và Rắn lục trường sơn Viridovipera truongsonensis. Đáng chú ý là sau công bố của Wuester et al. (1995), loài Rắn hổ mang trước đây có tên là Naja naja hiện đã được tách thành 3 loài riêng biệt: loài Rắn hổ mang trung quốc N. atra phân bố ở miền Bắc, hai loài Rắn hổ mang một mắt kính N. kouthia và Rắn hổ mang xiêm N. siamensis ghi nhận ở miền Nam. Chưa có đánh giá chi tiết nào về việc sử dụng các loài rắn ở Việt Nam, tuy nhiên, rắn được thu thập để làm thực phẩm, lấy nọc độc, làm thuốc cổ truyền và dùng trong kỹ nghệ da. Các loài rắn độc phổ biến dùng ngâm rượu là các loài rắn cạp nia (Bungarus spp.), rắn hổ mang (Naja spp.), và Hổ chúa Ophiophagus hannah. Rắn biển đôi khi được dùng ngâm rượu nhưng chúng thường được dùng để làm thực phẩm ở các khu vực ven biển. Do việc nuôi giữ rắn độc để làm cảnh có thể gây nguy hiểm với con người nhưng một số loài có màu sắc đẹp, có khả năng nuôi làm cảnh như:Rắn lá khô đầu hình V Sinomicrurus kellogi, Rắn lá khô thường S. macclellandi, Rắn lục đầu bạc Azemiops feae.

D_acutus.jpg

Rắn lục mũi hếch Deinagkistrodon acutus
A_feae.jpg

Rằn lục đầu bạc Azemiops feae
N_siamensis.jpg

Răn hố mang xiêm Naja siamensis
P_jerdoni.jpg

Rắn lục Jerdoni Protobothrops jerdoni
V_vogeli.jpg

Rắn lục Vogeli Viridovipera
 
Top Bottom