Sinh [Sinh 7] Ôn tập

phanthaohien2004

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2015
55
61
116
20
Tp Pleiku, Gia Lai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng?
Câu 2: Cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn.?

Câu 3: Cấu tạo ngoài, trong và đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
Câu 4: Trình bày cấu tạo của dơi?
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của cá chép (lớp cá)?
Câu 6: Nêu các hình thức sinh sản của động vật và nêu ví dụ?
Câu 7: Các biện pháp bảo vệ đa dạng của sinh học?
Câu 8: Lợi ích đa dạng sinh học?
Câu 9: Cá voi thuộc lớp cá hay thú?

Câu 10: Vì sao xếp cá voi vào lớp Thú?
______o0o______
Chúc mọi người thi tốt ! ^^:D
 

elisabeth.2507

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
536
582
156
22
Nghệ An
THPT DC2
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng?
Câu 2: Cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn.?

Câu 3: Cấu tạo ngoài, trong và đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
Câu 4: Trình bày cấu tạo của dơi?
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của cá chép (lớp cá)?
Câu 6: Nêu các hình thức sinh sản của động vật và nêu ví dụ?
Câu 7: Các biện pháp bảo vệ đa dạng của sinh học?
Câu 8: Lợi ích đa dạng sinh học?
Câu 9: Cá voi thuộc lớp cá hay thú?

Câu 10: Vì sao xếp cá voi vào lớp Thú?
______o0o______
Chúc mọi người thi tốt ! ^^:D
sao ko có câu trả lời lun ban.?
 
  • Like
Reactions: Min257.N&L

Kaity Võ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
18 Tháng bảy 2016
422
611
219
I) -Da khô, có vảy sừng bao bọc-> giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài => phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt => bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu => bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài => động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt => tham gia di chuyển trên cạn

2
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn

- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn

- Thằn lằn là động vật biến nhiệt

- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thu lại nước trong phân, nước tiểu

3- Mình có lớp lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Mỏ có lớp sừng
 
  • Like
Reactions: elisabeth.2507

elisabeth.2507

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
536
582
156
22
Nghệ An
THPT DC2
đóng góp 2 câu nha;):
câu 1:
bai-1-2-trang-126-sgk-sinh-hoc-7_1_1415550625.jpg

câu 4:
- Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.
- Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể.
 
  • Like
Reactions: Min257.N&L

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng?
Câu 2: Cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn.?

Câu 3: Cấu tạo ngoài, trong và đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
Câu 4: Trình bày cấu tạo của dơi?
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của cá chép (lớp cá)?
Câu 6: Nêu các hình thức sinh sản của động vật và nêu ví dụ?
Câu 7: Các biện pháp bảo vệ đa dạng của sinh học?
Câu 8: Lợi ích đa dạng sinh học?
Câu 9: Cá voi thuộc lớp cá hay thú?

Câu 10: Vì sao xếp cá voi vào lớp Thú?
______o0o______
Chúc mọi người thi tốt ! ^^:D
Câu 5:
Cơ thể gồm có 3 phần:
+ Đầu : Mắt, lỗ mũi, miệng, râu và nắp mang
+ Mình: Vây lưng, vây ngực và vây bụng
+ Khúc đuôi: Vây đuôi, vây hậu môn
Câu 6:
Ở động vật có 2 hình thức sinh sản chính. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau (mà do sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi). (tự nêu VD)
- Sinh sản hữu tính (có Ưu thế hơn sinh sản vô tính). Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng), trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Có 2 hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. (tự nêu VD)
Câu 7:
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…(dẫn chứng).
– Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
– Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
Thi tốt nhé! :)
 

elisabeth.2507

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
536
582
156
22
Nghệ An
THPT DC2
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng?
Câu 2: Cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn.?

Câu 3: Cấu tạo ngoài, trong và đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
Câu 4: Trình bày cấu tạo của dơi?
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của cá chép (lớp cá)?
Câu 6: Nêu các hình thức sinh sản của động vật và nêu ví dụ?
Câu 7: Các biện pháp bảo vệ đa dạng của sinh học?
Câu 8: Lợi ích đa dạng sinh học?
Câu 9: Cá voi thuộc lớp cá hay thú?

Câu 10: Vì sao xếp cá voi vào lớp Thú?
______o0o______
Chúc mọi người thi tốt ! ^^:D
Câu 7:
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn
VÍ DỤ: 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu bảo tồn
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Đưa ra các quy định khai thác (....)
- tăng cường trồng rừng
- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học
.....................

Câu 8: Lợi ích của đa dạng sinh học:

+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người.

+ Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật…

+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo.

+ Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống.

+ Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới

Câu 9: cá voi thuộc lớp thú (giải thích ở câu 10:

Câu 10: vì:
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Cơ thể hằng nhiệt.
- Hô hấp bằng phổi.
- Cơ thể bao phủ bởi một lớp lông mao...
- Cấu trúc xương chi tương đồng với các loài thú trên cạn như: dơi, hà mã, người...
và còn những yếu tố khác như sự phát triển của phôi, về các chỉ số ADN..
.​
 
  • Like
Reactions: Min257.N&L

phanthaohien2004

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2015
55
61
116
20
Tp Pleiku, Gia Lai
sao ko có câu trả lời lun ban.?
Câu trả lời đây
Câu 1: -Ếch đồng
+ Ưa sống, bắt mồi ở những nơi ẩm ướt, hoặc các bờ vực có nước ngọt.
+Bắt mồi vào chập tối, hay ban đêm.
+Thường sống ở những nơi tối, không có ánh sáng. Trú đông trong các nơi ẩm ướt hoặc trong bùn.
+Thụ tinh ngoài, đẻ nhiều trứng, ít noãn hoàng,trứng có màng mỏng, nở thành nòng nọc, có biến thái.
-Thằn lằn
+Ưa sống, bắt mồi ở những nơi khô ráo.
+Bắt mồi vào ban ngày.
+Thích phơi nắng. Trú đông trong các hốc đất khô.
+Thụ tinh trong, ít trứng, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, nở ra con, phát triển trực tiếp.
Câu 7:
Các biện pháp bảo vệ:
- Cấm đốt phá rừng bừa bãi.
- Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân.
- Cấm săn bắt buôn bán động vật bừa bãi.
- Đẩy mạnh biện pháp chống ô nhiễm môi trường
- Xây dựng khu bảo tồn.
Câu 8:
Lợi ích của đa dạng sinh học:
-Cung cấp thực phẩm, dược liệu, sức kéo: trâu, bò, gà,...
- Sản phẩm công nghiệp: da hổ, báo, lông cừu,...
- Vai trò trong nông nghiệp: Thức ăn cho gia súc(bột cá), phân bón, diệt sinh vật có hại cho mùa màng,...
-Giá trị văn hóa, thẩm mĩ:Chim cảnh, Cá cảnh,...
Câu 9:
Cá voi thuộc lớp thú.
Câu 10:
Nói cá voi thuộc lớp thú vì:
-Có vú
-Có hiện tượng thai sinh, đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ
-Chi trước biến đổi giống thú ở cạn
-Não bộ phát triển giống thú
-Hô hấp bằng phổi
Mấy câu trước có mấy bạn trả lời rồi nên thôi.
 

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
20
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng?
- Da khô, có vảy sừng khô bao bọc, ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
- Cổ dài giúp các giác quan hoạt động, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
- Mắt có mi cử động, có nước mắt để bảo về mắt và giữ cho mắt không bị khô.

Câu 2: Cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn.?
  • *Có khả năng là cái này nhưng cái này là đặc điểm chung:
- Sống hoàn toàn ở trên cạn
- Da khô, vảy sừng khô, cổ dài
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Chi yếu, có vuốt sắt
- Phổi có nhiều cách ngăn
- Là động vật biến nhiệt
- Tâm có vách hụt (trừ cá sấu) máu nuôi cơ thể là máu pha
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng giàu noãn hoàn
  • *Cái này thì hơi bị dài nhưng đúng trọng tâm:
*Cấu tạo ngoài: lật tập ra bài 38, II, 1.
*Cấu tạo trong: lật tập ra bài 39 - all.

Câu 7: Các biện pháp bảo vệ đa dạng của sinh học?
- Trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường sống của chúng.
- Không bắt động vật vào mùa sinh sản, đặt biệt là con cái.

Câu 8: Lợi ích đa dạng sinh học?
- Đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho đất nước:
  • Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, phục vụ cho nông nghiệp và cái giá trị khác,...
Câu 9: Cá voi thuộc lớp cá hay thú?
- Cá voi thuộc lớp thú.
- Cá voi bắt nguồn từ nhánh có gốc cùng với lớp thú, khác hẳn so với lớp Cá (có bậc cao hơn lớp Cá).
- Cá voi thuộc lớp thú, tuy nhiên, cá voi tiến hóa để thích nghi với điều kiện sống dưới nước (giống chim cánh cụt)
 
Top Bottom