[Sinh 7] ôn tập hk1

O

oklahoma

G

gororo

Chứng minh:Côn trùng (sâu bọ) là nhóm đa dạng nhất trên Trái Đất, với hơn 1 triệu loài đã được mô tả, chiếm hơn 1 nửa tổng số tất cả các loài sinh vật sống mà con người biết đến—với ước lượng về số loài chưa được mô tả lên tới 30 triệu, và do đó có thể đại diện cho hơn 90% các dạng sống khác nhau trên hành tinh. Người ta có thể tìm thấy côn trùng ở gần như tất cả các môi trường sống trên Trái Đất, mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ các loài có thể thích nghi được với đời sống ở đại dương, nơi mà giáp xác là nhóm chiếm ưu thế. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa; 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng. Kích thức của chúng cũng rất đa dạng, dao động khoảng từ trên dưới 1 mm tới khoảng 180 mm về chiều dài!
 
D

duongthuhien_97

Đa dạng của ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt?
Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu?
So sánh cấu tạo ngoài của châu chấu với tôm sông và nhện?
Mọi người giúp em với!!
:khi (114):
 
S

supergirlr

1)đa dạng về số loài, phong phú về môi trường sống và tập tính

2) Châu chấu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tạo trứng
3) tôm : gồm hai phần ( đầu - ngực và bụng)
+ phần đầu-ngực: có giác quan, miệng, các chân hàm, châm bò, mắt kép có cuống mắt
+ phân bụng phân đốt rõ, phần phụ là những chân bơi
châu chấu: gồm ba phần ( đấu, ngực, bụng)
+đầu có một đôi râu
+ ngực có 3 đôi chân và hai đôi cánh
nhện: gồm hai phần như tôm
+phần đầu-ngực: có đôi kìm có tuyến độc, đôi chân xúc giác và 4 đôi chân bò
+phần bụng: đôi khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ
 
Last edited by a moderator:
K

konasu_naruto

mình xin cung cấp thêm thông tin
Khoảng ba tỷ năm về trước, trong những vùng nước cạn của đại dương bao la, vùng nước ấm được Mặt trời sưởi nóng - sự sống đã hình thành! Vào buổỉ bình minh của sự sống, trên hành tinh chúng ta chưa có con người đã đành nhưng nhiều loài động, thực vật cũng chưa hình thành.
Khi đó, sự sống tồn tại chủ yếu trong các đại dương và trong các dòng sông, vào thời bấy giờ cái gọi là “sinh giới” chúng ta có thể tính trên đầu ngón tay chỉ có ít các sinh thể bậc thấp như tảo, nấm và có thể cả địa y nữa. Theo dòng thời gian một số loài tảo nhờ sóng biển đã “đổ bộ” lên các lục địa và sống sổt được. Từ đó đã xuất hiện những thực vật và động vật ở cạn đầu tiên.

Loài côn trùng đầu tiên trên hành tinh chúng ta đã xuất hiện cách đây khoảng 250 triệu năm. Ước tính đó có cơ sở khoa học vững chắc.

Nhiều hoá thạch tổ tiên của những loài cây cỏ và động vật khác nhau đã được tìm thấy, trong đó có côn trùng và đã được in hình lên các mẫu đất, đá chôn kín trong lòng đất. Ngày nay, chúng đã được các nhà cổ sinh học phát hiện. Thiên nhiên đã không phũ phàng mà xoá sạch những gì do mình tạo ra.

Ngay từ buổi bình minh của sự sống, toàn bộ giới trên trái đất này đều có 2 đặc tính tuyệt vời đó là Biến dị và Di truyền. Chúng tồn tại, hoạt động, phát triển dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chọn lọc tự nhiên. Sự chọn lọc tự nhiên đã nuôi dưỡng, chăm sóc “vườn ươm” của mình với vô vàn loài sinh vật, nhưng rồi cuối cùng chỉ có những loài có tính thích nghi cao nhất mới tồn tại được. Theo Dacuyn đã nói sự chọn lọc tự nhiên “Từng ngày, từng giờ vẫn theo dõi từ những biến đổi hết sức nhỏ nhặt, loại bỏ đi những cái xấu, cái thô thiển, giữ lại những cái tốt đẹp, lao động kiên trì nhẫn nại và không chút ồn ào cho sự hoàn thiện của cơ thể sống” Học thuyết tiến hoá của Dacuyn đã mở đường cho các nhà cổ sinh học xắp xếp thứ bậc cho những sưu tập hoá thạch vô cùng hỗn độn và bí ẩn theo một trật tự lôgic và xác định được tổ tiên họ hàng của nhiều loài sinh vật hiện đang sống và đã chết trên trái đất này.

Vậy tổ tiên của loài côn trùng là loài động vật nào?
Có một điểm chung mà tất cả các nhà khoa học đều thống nhất là tổ tiên của côn trùng thuộc ngành chân đốt Arthopoda. Nhưng chính xác tổ tiên của côn trùng thuộc ngành chân đốt nào vẫn còn là một điều bí ẩn. Có nhiều ý kiến cho rằng Trùng ba lá là tổ tiên của côn trùng bởi vì côn trùng và trùng ba lá có cấu tạo cơ thể khá giống nhau, chúng đầu có 1 đôi râu, một đôi mắt kép và 3 mắt đơn. Tuy nhiên giả thuyết này đã không lý giải được mối quan hệ giữa côn trùng không cánh nguyên thuỷ và côn trùng có cán. Một số giả thuyết khác cho rằng côn trùng và loài đa túc có chung một ông tổ là Protaptera - là loài côn trùng nguyên sinh giả thuyết có cơ thể gồm đầu, ngực ba đốt và 6 đốt bụng; ngực có các nếp da giống như mầm cánh và các đốt bụng còn có các phần phụ chuyển động. Trong quá trình tiến hoá từ loài này đã phân ra thành 2 hướng:

1. Lỗ sinh dục ở phần trước cơ thể phát triển thành đa túc.

2. Lỗ sinh dục nằm ở phần sau cơ thể phát triển thành côn trùng.

Thuyết này nhìn chung có cơ sở hơn nhưng cũng không thể phản ánh được qui luật phân đốt dị hình ở động vật chân đốt Arthropoda. Rõ ràng đây vẫn là vấn đề lập luận khao học. Bởi lẽ, tất cả các vật tìm được hoặc thấy được vẫn còn là ngẫu nhiên, cho nên việc xác định giống, dòng, tổ tiên chỉ có thể thực hiện được khi có đầy đủ dẫn liệu về côn trùng nguyên sinh và thế hệ con cháu của chúng.

Những mẫu hoá thạch còn giữ được từng phần hoặc cả cơ thể nguyên vẹn đã cho phép kết luận rằng: Côn trùng là một trong những cư dân sống trên cạn cổ nhất trên trái đất. Vào buổi sơ khai đã có nhiều chuồn chuồn, gián, ve sầu, cánh gân và một số loài khác nữa.

Những di lưu tổ tiên xưa kia của côn trùng cổ đại đã in hình kín đáo trong vực thẳm của thời gian ở những thế kỷ trước. Hình dạng của những bậc “tiền bối” này tuy ít nhiều có những khác so với bậc hậu sinh thời hiện đại. Thế nhưng, những đặc điểm cấu tạo chủ yếu thì lại không khác gì với côn trùng ngày nay. Một khoảng thời gian dài đằng đẵng 250 triệu năm đã qua đi vậy mà côn trùng vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn những đặc điểm cấu tạo của tổ tiên chúng. Đó cũng là một điều kỳ lạ trong thế giới côn trùng. Hơn thế nữa những đặc điểm gần như “cố định” ấy làm cho chúng ta hiểu rằng khi nào chúng đã hiện diện trên hành tinh này.

Cấu tạo cơ thể của côn trùng là một bộ máy khá hoàn chỉnh và cực kỳ phức tạp và được chia ra các phần cơ bản gồm: đầu, ngực, bụng và chân, mắt kép, đôi râu. Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng râu của côn trùng có thể so sánh với các cột Antten của một đài thông tin cỡ lớn hiện nay.

Sau đầu phần cổ nhỏ và mảnh rồi tiếp đến là phần ngực lớn hơn gồm ba đốt mang ba đôi chân kiểu bò Mỗi một chân của côn trùng gồm các phần chính như háng, khớp chuyển, đùi, ống, bàn chân. Cũng vì những đốt chân như vậy côn trùng còn có tên gọi là động vật chân đốt Arthopoda. Ngoài ra ngực và bụng của côn trùng cũng gồm một số đốt các đốt này lồng vào nhau. Nhờ có cấu tạo như vậy mà bụng côn trùng có thể co dãn, thay đổi thể tích.

Cơ thể côn trùng được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng giống như sừng và được gọi là kittin và hầu như tất cả các loài côn trùng là đều là những động vật phân tích, chúng cũng có những cơ quan và những phần phụ sinh dục phát triển ở mức khá hoàn chỉnh.

Côn trùng cũng có một hệ thần kinh có chức năng không thua kém gì so với các loài động vật khác. Hệ thần kinh của chúng giống như một chiếc thang giây gồm 2 sợi giây màu trắng luồn theo mặt bụng nối với các hạch thần kinh , tận cùng là hạch não trong đầu. Hạch não có vai trò tương tự như não con người hay khỉ và các động vật khác. Từ hạch thần kinh có nhiều dây màu trắng nhỏ phân nhánh đến khắp nơi cơ thể được gọi là nhánh thần kinh. Hệ cơ cũng rất phức tạp, phân bố ở khắp cơ thể và thực hiện việc chuyển động của cơ thể chúng.Chặng đường phát triển của côn trùng khá dài. Nếu so sánh với con người thì chúng ta chỉ bằng 1/15.000 lịch sử phát triển của chúng.

Có khoảng 1 triệu loài côn trùng trên thế giới đã được các nhà phân loại định danh, đặt tên khoa học nhung trong tổng số côn trùng còn lại khoảng hơn 100.000 loài mà chúng ta vẫn còn chưa biết gì về chúng. Thực tế cho thấy một loài được coi là “mới” đối với khoa học chỉ là loài “mới” đối với chúng ta mà thôi vì côn trùng đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta từ lâu rồi.
 
Last edited by a moderator:
Y

yasakachikizio

Đề cương ôn học kì môn sinh

1- Nêu vai trò của ngành chân mềm , chân khớp
2- Vì sao san hô chủ yếu là có lợi ? Ng` ta sử dụng cành san hô để làm gì ?
3- Vì sao san hô sông tập đoàn ?Ng` ta làm thế nào để có 1 cành san hô làm vật trang trí
4-Cấu tạo của sán lá gan và giun đũa để thích nghi vơi đời sống kí sinh
5- Ý nghĩa của lớp vỏ kitin và sắc tố của tôm
6- Nêu tập tính bắt mồi tiêu hoá mồi của nhện
7- Đặc điểm chung của ngành chân khớp
:D Thực ra có câu dễ , có (1) câu khó !!!
Nên nhờ các bạn giúp 1 thể ^^ ( Đề ôn thui !!! các bạn viết thế nào cho mình dễ thuộc tí ná )
:)>- Thanks ( sẽ có hành động cụ thể )
 
K

konasu_naruto

mình xin cung cấp cho bạn thông tin
Ngành Thân mềm (còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.

Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
 
K

konasu_naruto

mình xin cung cấp cho bạn thông tin
Ngành Thân mềm (còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.

Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
 
K

konasu_naruto

Phát hiện nhiều loài giáp xác và động vật thân mềm mới tại Philippines
TS - Khoảng 80 nhà khoa học, nhà chuyên môn, sinh viên và tình nguyện viên đến từ 19 quốc gia - đã tiến hành khảo sát vùng biển xung quanh đảo Panglao, nằm cách thủ đô Manila 624 km về phía đông nam, từ năm 2004-2005.

“Rất nhiều loài mới được nhìn thấy và chụp ảnh, nhiều loài được nhìn thấy lần đầu tiên. Ước tính có từ 150-250 loài giáp xác và 1.500-2.500 loài thân mềm là những loài mới”, tuyên bố của nhóm nghiên cứu, do nhà khoa học Philippe Bouchet thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp dẫn đầu.

“Tuy nhiên, cần phải có sự so sánh kỹ lưỡng tất cả các loài đã được đặt tên trước đây để xác định xem những loài mới được phát hiện này có thật sự là những loài mới đối với khoa học hay không. Đây quả là một tiến trình lâu dài và chậm chạp”, theo các nhà khoa học.

Theo các quan chức Philippines, hôm qua (5-2), Dự án đa dạng sinh học biển Pangla đã trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Philippines hơn 1.00 mẫu vật của những loài hiếm thấy mới được phát hiện này.

Nhóm thám hiểm nói trên cho biết cuộc khảo sát của họ đã phát hiện hơn 1.200 loài giáp xác mười chân - một nhóm gồm các loài cua, tôm, tôm hùm - và khoảng 6.000 loài động vật thân mềm.

40185928_179005sm.jpg
 
Last edited by a moderator:
P

pukka_meoluoj

[Sinh 7] Thi hk1!!!

mọj ng` uj giúp e vớj, e vừa thj hk1 xong. ko bjk e trả lời kóa đúng ko? :confused:
câu hỏi: vì sao khi mưa nhiều, giun đất lại chui lên khỏi mặt đất?
trả lời: vì khi mưa nhiều, đất ẩm và ướt, phù hợp cới điều kiện thích nghi của giun đất (thjk môi trường ẩm ướt) =.=
câu hỏi: ở tỉnh ta (Đồng tháp), hiện đang khai thác và nuôi laoị tôm nào để xuất khẩu và làm thực phẩm?
trả lời: tom sông :-SS e ko bjk còn kon nào nữa nhưng trong sách thj` chỉ họk tôm song thôj nên e... :(
 
S

shirafune

Bạn ơi, theo mình thì câu 1 phải trả lời thế này chứ:

Khi trời mưa, đặc biệt là mưa nhiều, mưa lớn, nước mưa thấm vào đất nên đất dễ bị ngập úng \Rightarrow giun đất không thở được qua da. Vì vậy mà khi mưa, giun phải chui lên mặt đất để lấy ôxi mà thở.:)

Theo mình là vậy đó. Bạn nào nhận xét tiếp câu 2 luôn nhé!:p Nhưng theo mình nhớ thì ở Đồng Tháp người ta nuôi TÔM CÀNG XANH để làm thực phẩm và xuất khẩu.
 
Last edited by a moderator:
T

tianh1

[sinh 7] Đề cương ôn thi

1/ Đặc điểm khác nhau giữa dinh dưỡng của trung ròi và trùng giày là gì ?
2/ So sánh cấu tạo trùng giày , trùng roi
3/ Nêu chức năng phụ của tôm
4/ Nêu 3 đăc điểm giúp nhận dạng châu chấu n1oi riêng vá sâu bọ nói chung


ls2m ơn nhanh đê thứ 2 thi oy` . Tk nhju` :D:D
_Chú ý tiêu đề _
 
Last edited by a moderator:
S

sakura1234

bn ấy nói đúng đấy. giun đất hô hấp qua da mà
còn câu 2 thì lên google tìm thử đi chứ mình chịu. đồng tháp ở đâu chắc mình còn chả nhớ nhữ là...
 
Q

quynh_nhung

Những hạt mưa sau 1 thời gian ngấm xuống đất sẽ làm cho đất " no nước".Đất không còn khả năng thấm, nước mưa bắt đầu lấp kín các lỗ rỗng của đất cũng như lỗ giun đất ở.
-Vì giun đất hô hấp thông qua da của nó.Nếu nước mưa lấp kín lỗ giun sẽ làm mất khả năng hô hấp của giun.Do đó nó phải ngoi lên mặt đất để hô hấp.
 
K

konasu_naruto

SINH SẢN
Hệ thống sinh sản của châu chấu bao gồm các tuyến sinh dục, là các ống đưa các sản phẩm sinh dục ra bên ngoài, cùng các tuyến phụ trợ. Ở con đực, tinh hoàn bao gồm một số nang giữ khoang chứa tinh trùng khi chúng trưởng thành và tạo ra các tinh trùng thuôn dài. Sau khi chúng được giải phóng thành chùm thì các tinh trùng này tích lũy trong bọng (vesicula seminalis).

Ở con cái, mỗi buồng trứng bao gồm vài ống trứng. Các ống trứng này tụ lại trong hai vòi trứng nhỏ, chúng hợp lại thành một vòi trứng chung để chuyên chở các trứng đã chín. Mỗi ống trứng bao gồm một germanium (một khối các tế bào tạo ra các noãn bào, tế bào nuôi dưỡng và các tế bào nang) cùng một loạt các nang. Các tế bào nuôi dưỡng noãn bào trong các giai đoạn đầu của sự phát triển, còn các tế bào nang cung cấp vật liệu cho noãn hoàn và làm vỏ trứng (màng đệm).Trong quá trình giao phối, châu chấu đực phóng tinh trùng vào âm đạo thông qua dương cụ (thể giao cấu) của nó (cơ quan sinh sản của con đực), và chèn bó sinh tinh của nó, một gói chứa tinh trùng, vào trong cơ quan đẻ trứng của con cái. Tinh trùng tiến tới trứng thông qua các ống nhỏ gọi là các vi lỗ của noãn. Con cái sau đó đẻ túi trứng đã thụ tinh, sử dụng cơ quan đẻ trứng của nó và bụng để đưa trứng xuống sâu dưới mặt đất 2-5 cm (1-2 inch), mặc dù chúng cũng có thể đẻ trứng trong các rễ cây hay trong các bãi phân. Mỗi túi trứng chứa vài chục trứng bó chặt nhau, trông giống như các hạt gạo nhỏ và mỏng. Trứng nằm trong lòng đất suốt cả mùa đông, và nở ra khi thời tiết đủ ấm. Ở khu vực ôn đới, nhiều loài châu chấu phần lớn thời gian ở dạng trứng trong các tháng lạnh lẽo (tới 9 tháng) còn giai đoạn hoạt động (con non và trưởng thành) chỉ chiếm khoảng 3 tháng. Con non mới nở đầu tiên sẽ đào đường hầm để chui lên mặt đất, và các con non còn lại theo sau. Châu chấu lớn lên qua các giai đoạn để cuối cùng có kích thước và cánh lớn hơn. Sự phát triển này được gọi là biến thái không hoàn toàn do con non rất giống với châu chấu trưởng thành.
 
Last edited by a moderator:
K

konasu_naruto

Tiêu hóa, bài tiết

Hệ tiêu hóa của châu chấu bao gồm ruột trước, ruột sau và ruột giữa. Miệng dẫn tới họng và thông qua thực quản tới diều. Nó tuôn vào ruột giữa, và dẫn tới hệ thống ống Malpighi. Chúng là các cơ quan bài tiết chính. Ruột sau bao gồm ruột hồi và ruột thẳng (trực tràng), và đi vào hậu môn. Phần lớn thức ăn được xử lý tại ruột giữa, nhưng một vài phần còn lại cũng như các chất thải từ hệ thống ống Malpighi được xử lý tiếp tại ruột sau. Các chất thải bao gồm chủ yếu là axít uric, urê và một số axít amin, và thông thường chúng được chuyển hóa thành các viên phân khô nhỏ trước khi thải ra ngoài.

Các tuyến nước bọt và ruột giữa tiết ra các enzym tiêu hóa. Ruột giữa tiết ra proteaza, lipaza, amylaza, invertaza, cùng một vài enzym khác. Ezym cụ thể nào được tiết ra phụ thuộc vào loại thức ăn của châu chấu.
 
Last edited by a moderator:
R

rooney_cool

[Sinh7]Động vật không xương sống

Nêu đặc điểm chung của các ngành động vật không xương sống. Kể tên đại diện.

Cảm ơn!

~Chú ý tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
S

sakura1234

không có xương sống, ít tiến hóa hơn động vật có xương sống.
đại diện: thủy tức( ruột khoang); sán, giun đất,..(giun); trai( thân mềm); ngành chân khớp: ttom sông(giáp xác), nhện(hình nhện),châu chấu( sâu bọ)


không có chi! :))
 
Top Bottom