[Sinh 7] nhện

B

bim198

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có một loài nhện rất độc mới xuất hiện tại một số nước châu Á. Chúng sống trong nhà và rất giống với nhện thường nhưng có thân hình trong hơn.
3.jpg



SAU ĐÂY LÀ SỐ TÁC HẠI


alexgrossbiteyu1.th.jpg

billsarm1cg8.th.jpg



Sợ chưa




p/s : có thì sợ lắm rùi ( cảm ơn đi )
 
Last edited by a moderator:
R

ruacon_a4

kinh quá!!!!!!!
nhưng chắc không có ở nhà mình.^^
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
 
B

bim198

Còn đây là đáng yêu:

26472-100823cl2nhen-17.jpg



Họ nhện nhảy (Salticidae), gồm từ 4000 - 5000 loài, đây là họ nhện đông nhất thế giới. Những con nhện nhảy có một thân hình với nhiều màu sắc rực rỡ cùng với những chiếc mắt to tròn, chính vì vẻ bề ngoài này mà chúng trở thành loài nhện đáng yêu nhất đấy.


26472-100823cl2nhen-15.jpg



Sỡ dĩ chúng có tên là nhện nhảy bởi loài nhện này biết nhảy múa để thu hút những con nhện khác giới. Những con nhện cái thường yêu cầu nhện đực nhảy múa. Chúng nhảy múa bằng cách tạo rung động từ bụng và con nhện đực nào nhảy đẹp hơn thì sẽ chiếm được cảm tình của nhện cái

26472-100823cl2nhen-20.jpg

26472-100823cl2nhen-2.jpg

26472-100823cl2nhen-1.jpg

26472-100823cl2nhen-19.jpg

26472-100823cl2nhen-16.jpg

26472-100823cl2nhen-14.jpg

26472-100823cl2nhen-13.jpg

26472-100823cl2nhen-12.jpg

26472-100823cl2nhen-11.jpg

26472-100823cl2nhen-10.jpg

26472-100823cl2nhen-9.jpg

26472-100823cl2nhen-7.jpg

26472-100823cl2nhen-4.jpg
 
B

bim198

[Sinh7 ] Nhện độc

Loài nhện mới được đặt tên khoa học là Cerbalus aravensis, có sải chân dài khoảng 13,97cm, được cho là loài nhện lớn nhất vùng Trung Đông. Các nhà nghiên cứu tin nhện kiếm ăn vào ban đêm và hoạt động “rất tích cực” trong cái nắng gay gắt của mùa hè.

spider.jpg

Nhện khổng lồ Cerbalus aravensis được tìm thấy tại Trung Đông với sải chân dài 13,97cm

Loài nhện nhỏ xíu tên gọi Maratus Vilans có thân hình dài khoảng 4mm. Trong khi con cái chỉ có màu nâu thông thường, con đực sở hữu các màu sặc sỡ như cam, vàng, xanh da trời và xanh nước biển trông rất đẹp mắt. Vì thế mà chúng có biệt danh là “nhện chim công” hay “nhện cầu vồng”.

Maratus Vilans có 8 chân giống các loài nhện thông thường. Con đực thường hay giơ hai chân màu nâu - cùng với bộ lông sặc sỡ - để gây sự chú ý của con cái.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Jurgen Otto đã lần đầu tiên phát hiện loài nhện khác thường này trong tự nhiên nhưng ông dễ dàng chụp được ảnh của chúng tại nhà riêng ở Sydney.

Nhện Maratus Vilans cũng được tìm thấy tại các khu vực miền đông của Australia như Queensland và New South Wales. Chiều dài cơ thể của loài nhện Maratus Vilans không quá 5mm.

maratus1.jpg

maratus2.jpg


spider.jpg

Nhện Nursery web thuộc họ Pisauridae. Chúng có ngoại hình khá giống nhện sói nhưng có thể mang bọc trứng bằng miệng và ngàm (trong khi ở nhiều loài khác thì bọc trứng gắn chặt với cơ quan nhả tơ). Khi trứng chuẩn bị nở, nhện mẹ sẽ giăng một lớp tơ bên ngoài bọc để bảo vệ.

Các chuyên gia côn trùng của Đại học Edinburgh (Anh) phát hiện ra rằng cá thể đực thuộc loài Nursery web thường bày tỏ tình cảm bằng một mẩu thức ăn được bọc cẩn thận trong lớp tơ. Thời gian mà nhện cái mở món quà càng lâu thì “cuộc mây mưa” sau đó giữa chúng càng dài.

Tiến sĩ Ed Sykes, một nhà khoa học của Đại học Edinburgh, tin rằng những anh chàng ít tiền bạc có thể học hỏi nhiều điều từ nhện.

“Thông điệp mà nhện muốn gửi tới đàn ông là: Đừng lo lắng về giá trị thực của món quà mà hãy bao bọc nó thật cẩn thận và đẹp mắt. Theo tôi, các chàng trai nên quan tâm tới thời gian nhiều hơn tiền bạc trong nỗ lực tìm bạn tình”, ông nói.

Theo Sykes, phần lớn con người tin rằng giống đực thèm khát tình dục nhiều hơn. Nhưng ông khẳng định rằng, trong thế giới của nhện, mức độ đam mê giao phối của những con cái lớn hơn nhiều.

Những họa tiết trên lưng một loài nhện tại Hawaii tạo thành hình ảnh giống như khuôn mặt cười của con người.

spider.jpg


Theridion grallator, còn được gọi là nhện mặt cười, chỉ dài vài mm. Chúng sống trong các rừng nhiệt đới tại quần đảo Hawaii (Mỹ) và hoàn toàn vô hại đối với người. Điểm độc đáo nhất của loài nhện này là lưng của chúng có những họa tiết giống khuôn mặt người đang cười.

Tiến sĩ Geoff Oxford, một chuyên gia về nhện của Đại học York (Anh), phát biểu: “Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã không nhịn được cười khi nhìn thấy một con Theridion grallator lần đầu tiên”. Giới khoa học đặt ra nhiều giả thiết về sự tồn tại của khuôn mặt cười trên lưng nhện, trong đó có một giả thiết cho rằng khuôn mặt này giúp chúng đánh lừa kẻ thù.

“Khi một con chim hay kẻ săn mồi gặp một thứ mà chúng chưa từng nhìn thấy, chúng sẽ mất vài giây để quyết định xem có nên tấn công mục tiêu hay không. Nhện mặt cười sẽ lợi dụng sự lưỡng lự của kẻ thù để tẩu thoát”, Oxford giải thích.

Không phải tất cả nhện mặt cười đều có mặt cười trên lưng. Nhiều con chỉ có chiếc lưng màu xanh dương hoặc da cam. Nhện mặt cười chỉ sống trong các rừng nhiệt đới ở quần đảo Hawaii. Chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi sự xuất hiện của nhiều loài động vật tới từ nơi khác.
Nhện mặt cười là đại diện cho tất cả các loài sắp tuyệt chủng ở quần đảo Hawaii. Hình của chúng được in trên áo phông, mũ bóng chày, bưu thiếp và thậm chí xe tải. Hệ động vật và thực vật của Hawaii đang bị đe dọa bởi những loài mà con người mang từ nơi khác tới. Ngày nay phần lớn động vật và thực vật ở Hawaii đều có nguồn gốc từ nơi khác và chúng ta phải vào rừng nhiệt đới nếu muốn tìm kiếm những loài bản địa

Loài nhện nguy hiểm này sống rải rác khắp trên nước Úc. Những con cái thường có màu đen và có 1 vết sọc màu đỏ hoặc da cam ở trên lưng. Loài nhện này có nọc độc thần kinh và vết cắn của chúng có thể gây suy yếu cơ bắp, buồn nôn và đổ mồ hôi.
100706%20Nhung%20loai%20nhen%20nguy%20hiem%201.jpg

100706%20Nhung%20loai%20nhen%20nguy%20hiem%201a.jpg


Loài nhện này cũng đến từ nước Úc. Những con đực của loài này đúng là những kẻ giết người thực sự, chúng có màu đen hoặc nâu. Trong khi tấn công, những con nhện này sẽ đứng bằng chân sau, lộ ra bộ răng có chứa nọc độc của chúng. Nọc độc của chúng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, khi mới bị cắn, nạn nhân sẽ đổ rất nhiều mồ hôi, chân tay co giật và tuôn cả nước mắt. Nước mắt thậm chí chảy ra do bạn nhìn vào loài nhện này
100706%20Nhung%20loai%20nhen%20nguy%20hiem%202.jpg

100706%20Nhung%20loai%20nhen%20nguy%20hiem%202a.jpg


Loài nhện này sống chủ yếu ở khu rừng Nam Mỹ. Đây là loài nhện vô cùng nguy hiểm có thể giết chết bạn nếu bị chúng cắn. Chúng đặc biệt nguy hiểm khi có thể sống ở bất cứ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ loài nào đe dọa đến lãnh thổ của chúng.
100706%20Nhung%20loai%20nhen%20nguy%20hiem%203.jpg

100706%20Nhung%20loai%20nhen%20nguy%20hiem%203a.jpg


Таrаntula là một loài nhện lớn, thân hình phủ đầy lông. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì khi bị nó cắn, người ta đau đớn phát điên lên và nhảy chồm chồm như lên cơn dại để quên đi sự đau buốt mà dường như giảm được rất nhiều khi cộng thêm với sức nóng của đống lửa.
images2006161__NH_1.jpg

Cách nhảy đó trông tựa như một điệu nhảy có tên là tarantella của người da đỏ vùng Amazon. Người ta bèn lấy tên điệu nhảy hoang dại mà con nhện gây ra để gọi nó. Theo phân loại sinh học, nhện tarantula thuộc về họ Theraphoside, gồm 800 loài sống ở tất cả các lục địa, trừ Bắc cực.

p7.jpg


Loài nhện độc Brazil hay còn gọi là Phoneutria từng được sách Kỷ lục Guinness công nhận là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn.

Thí nghiệm cho thấy, chỉ cần 0,006 mg chất độc của nhện Phoneutria có thể làm chết một con chuột. Loài nhện này nguy hiểm ở chỗ, nó có thể sống ở bất kỳ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ sinh vật nào đe dọa đến lãnh thổ của chúng.

p7.jpg


Loài nhện độc Brazil hay còn gọi là Phoneutria từng được sách Kỷ lục Guinness công nhận là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn.

Thí nghiệm cho thấy, chỉ cần 0,006 mg chất độc của nhện Phoneutria có thể làm chết một con chuột. Loài nhện này nguy hiểm ở chỗ, nó có thể sống ở bất kỳ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ sinh vật nào đe dọa đến lãnh thổ của chúng.
 
Last edited by a moderator:
G

goodfriend138

nhện này mới kinh nạk;;)
Nhện xơi tái rắn và chim

Đó là hai sự kiện có thật ở thành phố Cairns, bang Queensland, Australia. Những bức ảnh dưới đây cho thấy loài nhện táo tợn hơn chúng ta tưởng.
spiderr9.jpg


Ngày 23/9, nhân viên lễ tân của một công ty điện tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia nhìn thấy một con rắn nằm gọn trong mạng nhện. Cô tin rằng con rắn đã gặp nạn từ tối hôm trước. Một đồng nghiệp của cô đã gửi e-mail tới hòm thư điện tử của tờ The Cairn Post kèm theo những bức ảnh. Ảnh: The Cairns Post.
spiderr8.jpg

Con rắn dài 14 cm và dường như đã chết bởi nọc độc của con nhện lưng đen. Sau khi tử nạn nó bị mắc vào mạng nhện. Trong suốt cả ngày 23/9, con nhện cẩn thận xem xét và sang ngày 24/9 nó cuộn tròn con rắn rồi giăng tơ xung quanh Ảnh: The Cairns Post.
nhen2.jpg

Trong bức ảnh khác cũng được chụp tại thành phố Cairns và được hàng triệu người phát tán khắp thế giới bằng e-mail), con nhện Golden orb weaver khổng lồ đang ăn một con chim ở phía sau khu chung cư. Ảnh: The Cairns Post.
nhen3.jpg
 
S

sasukecoldly

Lưu ý với mem bim198 là :
Bạn phải post những thông tin đó thành một bài !!
Nếu dài quá thì chia làm 2 !!
Không được tách rồi như thế này
 
Top Bottom