[sinh 7] Khả năng ngụy trang của động vật

T

trifolium

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khả năng ngụy trang bậc thầy khiến những loài động vật này hòa vào môi trường xung quanh đến mức gần như vô hình.


Sẽ rất khó khăn để bạn nhận ra những loài động vật khi chúng dùng đến khả năng hóa trang bậc thầy của mình. Khả năng ấy dường như đem lại cho chúng một sức mạnh thần kì, giúp chúng hoàn toàn mất dạng với khung cảnh xung quanh mình: màu sắc, chất liệu.

Đối với một vài loài, sự thay đổi diễn ra khá nhanh, một số khác thì thay đổi theo mùa, tất cả để giúp chúng lẩn tránh những kẻ săn mồi, hay một số ít là để tiến gần con mồi của chúng. Vòng quanh vương quốc của loài vật, dưới đây là 7 loài vật thay đổi màu sắc ấn tượng nhất.

Đầu tiên là nói về những loài nổi bật:

Bạch tuộc bắt chước
dv1.jpg
Loài bạch tuộc này có thể giả danh 15 loài khá nhau.
Không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật hóa trang, loài bạch tuộc bắt chước này còn là kẻ giỏi bắt chước các loài sinh vật khác dưới biển sâu.

Bằng cách chuyển động và sắp xếp các phần cơ thể, chúng có thể bắt chước thành 15 loài sinh vật biển như: rắn, cá sư tử, sao biển, cua lớn, cá đuối gạc gai, cỏ chân ngỗng, tôm tích...

Sự thay đổi hình dáng bên ngoài được loài bạch tuộc thực hiện khi chúng xác định mối đe dọa nhất định và phản ứng đầu tiên là bắt chước thành kẻ thù của kẻ thù.

Ví dụ, khi bạch tuộc bị tấn công bởi loài cá biển chuyên sống ở rặng sa hô, loài bạch tuộc đã giả hình một con rắn biển, kẻ săn mồi của loài cá san hô. Nó giả danh bằng cách chuyển sang màu đen và vàng, huơ sáu cánh tay của nó như thể có tới 6 con rắn đang tấn công.

Cá bơn đáy biển
dv2.jpg
Cá bơn gần như hòa lẫn vào với phần đáy biển.
Loài cá bơn này có cách bơi rất kì lạ, thân hình chúng nằm ngang trên đáy biển để phục kích con mồi. Tuy nhiên, điều đó không đáng chú ý bằng khả năng thay đổi hình dáng của nó để phù hợp với môi trường khi tìm mồi nơi đáy biển.

Cơ thể chúng còn có một đặc điểm để thích nghi với việc phục kích lén lút của chúng: con mắt thứ hai của nó gần như di chuyển sang cùng phía với con mắt kia (trái hoặc phải tùy thuộc vào từng loài) khi chúng lớn dần lên.

Điều này cho phép loài cá bơn có thể tuần tra vùng đáy biển của mình theo chiều song song với mặt đất bên dưới nó, mà vẫn có thể nhìn lên trên và phía trước.

Một điểm đáng ngạc nhiên nữa, các nhà khoa học còn phát hiện loài sinh vật chăm chỉ này còn sinh sống ở vùng đáy sâu nhất của vực Maria - nơi sâu nhất trên Trái Đất, thuộc Thái Bình Dương, độ sâu gần 11km.

Tắc kè hoa
dv3.jpg
Tắc kè hoa gần như là ông vua trong thế giới ngụy trang.
Những chú tắc kè thường được nhiều người biết đến ở khả năng thay đổi màu sắc theo những mức nhiệt độ khác nhau. Có rất nhiều gam màu nó có thể đổi thành: hồng, đỏ, cam, vàng, xanh, đen và nâu, cũng như các màu trộn của nó.

Tuy nhiên, tắc kè hoa không thay đổi để đi săn hay trốn chạy khỏi kẻ thù. Chúng làm vậy để nhằm giao tiếp với các con tắc kè khác cùng loài, hay giúp chúng trở nên hấp dẫn hơn với những con tắc kè khác khi kết đôi.

Nhện hai màu
dv4.jpg
Chỉ với hai màu trắng và vàng, nhện cua chỉ rình mồi chủ yếu trên hoa cúc và hướng dương.
Loài nhện cua vàng chỉ có hai màu để thay đổi, đó là màu trắng và màu vàng. Do đó, loài này chỉ săn mồi trên những loại hoa có cùng màu sắc của nó, chủ yếu là hoa cúc và hoa hướng dương.

Hoạt động săn mồi của chúng bắt đầu bằng việc hòa mình vào màu hoa, bằng cách tiết ra một chất nhuộm nhằm giúp nó chuyển đổi giữa màu trắng và vàng qua mỗi một giai đoạn khác nhau trong ngày, phù hợp với loại hoa trong khu vực của nó.

Việc ngụy trang không chỉ giúp nó rình mò con mồi trên bông hoa mà còn giúp tránh những kẻ săn mồi khác như các loại chim.

Ếch cây miệng rộng
dv5.jpg
Loài ếch cây ngoài khả năng thay đổi màu sắc còn phát ra những âm thanh the thé rất chói tai.
Được biết đến với tên gọi Ếch cây biết cười, loai này tạo ra một âm thanh the thé như tiếng cười to, dễ gây sợ hãi cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khả năng đặc biệt của nó chính là khả năng thay đổi màu trong vòng ít hơn một giờ. Màu da nó chuyển giữa các màu như: xám, nâu, trắng, còn đôi chân có màu vàng và đen đặc biệt.

Loài này không phải loài ếch độc nên không gây nguy hiểm với con người. Chúng được tìm thấy ở hầu hết các môi trường tự nhiên quanh Australia. Chính khả năng thay đổi màu sắc để ngụy trang giúp chúng phát triển được một số lượng cá thể khá lớn.

Bọ rùa làm mai giả
dv6.jpg
Chúng có những cái mai giả rất ngộ nghĩnh
Có thể bạn đã từng nhìn thấy loài bọ rùa vàng trong tự nhiên, nhưng chưa chắc đã nhận ra nó ngay. Vì loài sinh vật nhỏ bé này lại có khả năng chuyển từ màu vàng nhũ thành một đỏ đậm giống như các chấm trên lưng bọ rùa.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu để giải thích được nó, nhưng họ chăc chắn về lợi ích của ngoại hình loài vật nhằm dễ hòa nhập với những loài phổ biến khác.

Cáo Bắc Cực và những loài thay đổi màu sắc theo mùa
dv7.jpg
Hầu hết các loài thú ở Bắc Cực chuyển màu lông sang trắng.
Từ những con cáo tới tuần lộc, hay những con chồn, chim và thỏ...đó là một loạt những loài mà chuyển màu lớp áo khoác lông của mình khi mùa đông tới làm sao để hòa nhập với môi trường xung quanh. Một số loài là kẻ đi săn, một số là con mồi cần lẩn tránh.

Mức độ thay đổi của chúng phụ thuộc mạnh mẽ vào môi trường sống và những loài thú khác. Một số loài chỉ chuyển màu lông sang màu tối, một số khác thì màu nâu, còn ở vùng băng giá, màu lông thì trắng xóa như cáo tuyết.



...........và đây là chùm ảnh về tài ngụy trang nè:
tgdd_201_3.jpg

Một con cua biển ở Indonesia.
tgdd_201_4.jpg

Loài nhện cua vàng (Misumena vatia) có khả năng thay đổi màu sắc bằng cách bơm dung dịch sắc tố màu vàng vào lớp tế bào ngoài cùng của cơ thể.
tgdd_201_5.jpg

Một con ếch săn mồi trên mặt đất.
tgdd_201_6.jpg

Một con cá mú mặt quỷ ở Thái Bình Dương đang rình mồi.
tgdd_201_7.jpg

Màu lông của gấu xám Bắc Mỹ giúp chúng dễ dàng ẩn nấp trong những bụi cây phủ tuyết.
tgdd_201_8.jpg

Một con cào cào tại Burkina Faso.
tgdd_201_9.jpg

Con ve sầu này gần như "tàng hình" trên vỏ cây thông ở Pháp.
tgdd_201_10.jpg

Màu của chú gà gô trắng xám giúp nó tránh được sự chú ý của những con chim săn mồi.


Nhờ lớp da có màu sắc tương đồng với môi trường xung quanh mà dê núi, bọ ngựa lan gần như tàng hình trước mắt kẻ thù, trong khi cá sấu và mèo rừng có thể kiếm được mồi mà chẳng mất công di chuyển.
tgdd_205_1.jpg

Những con cá rất khó phát hiện khi ẩn nấp trong đám san hô lửa.
tgdd_205_2.jpg

Những con dê núi gần như tàng hình trên một sa mạc ở Israel.
tgdd_205_3.jpg

Một con cá sấu ẩn mình dưới hồ ở Australia
tgdd_205_4.jpg

Một con bọ ngựa lan đứng trên một bông hoa lan.
tgdd_205_5.jpg

Một con lười 3 ngón leo cây ở Costa Rica.
tgdd_205_6.jpg

Con cá mú mặt quỷ này trông giống hệt một cây san hô đầy màu sắc.
tgdd_205_7.jpg

Một con mèo rừng đang rình mồi.
tgdd_205_8.jpg

Một con cua phủ tảo lên cơ thể để ẩn nấp.

t331449.jpg
Bạn có thấy một chú nhện cát không?
t331450.jpg
Đây là loài cá Bọ cạp vàng.
t331451.jpg
Tắc kè trắng ở sa mạc.
t331452.jpg
Còn đây la một loài tắc kè sống trên cây.
t331453.jpg
Cẩn thận nhé có một chú sâu đấy.
t331454.jpg
Đây là một loài rắn sa mạc.
t331455.jpg
Phong lan hay bọ ngựa?
t331456.jpg
Bọ lá.
t331457.jpg
Nhện tím.
t331458.jpg
Một chú sâu ngụy trang hoàn hảo.
t331460.jpg
t331459.jpg
Ếch đầm lầy.
t331463.jpg
Ếch lá khô.
t331461.jpg
Sư tử Châu Phi.
t331462.jpg
Báo đốm.
t331464.jpg
t331465.jpg
t331466.jpg
Các dạng cá camu.
t331467.jpg
Đây là bạch tuộc xanh.
t331468.jpg
Một loài ếch sống trênn cây.
 
L

...love...love

chúng ngụy trang giỏi thật,..........................................................................................
 
L

laban95

VÀI HÌNH ẢNH NỮA
master3.jpg

Một con cua biển ở Indonesia.


spider4.jpg

Loài nhện cua vàng (Misumena vatia) có khả năng thay đổi màu sắc bằng cách bơm dung dịch sắc tố màu vàng vào lớp tế bào ngoài cùng của cơ thể.


frog.jpg

Một con ếch săn mồi trên mặt đất.


master4.jpg

Một con cá mú mặt quỷ ở Thái Bình Dương đang rình mồi.


master5.jpg

Màu lông của gấu xám Bắc Mỹ giúp chúng dễ dàng ẩn nấp trong những bụi cây phủ tuyết.


master8.jpg

Một con cào cào tại Burkina Faso.


master9.jpg

Con ve sầu này gần như "tàng hình" trên vỏ cây thông ở Pháp.


master10.jpg

Màu của chú gà gô trắng xám giúp nó tránh được sự chú ý của những con chim săn mồi
 
Last edited by a moderator:
T

trifolium

thêm vài ảnh nữa :


t304767.jpg


Phải nhìn thật kỹ bạn mới phát hiện ra một loài bò sát đang ẩn nấp bên mép phải của thân cây lớn ở Danum Valley, Sabah, Malaysia.




t304771.jpg


Chú chim này được trời phú cho bộ lông không khác gì cây khô.
t304773.jpg


Cá bống lẩn trong bãi sỏi.

t304775.jpg

Cá ngựa lẫn vào san hô đỏ.
t304777.jpg


Con chim ruồi đứng khép nép trong đống củi.
t304778.jpg


Màu của châu chấu lẫn vào màu của rêu.
t304781.jpg


Tắc kè đang bò trên tường.
t304782.jpg


Cá đá trú mình trong đống sỏi dưới đáy biển ở Tiputa, French Polynesia.
t304784.jpg


Thật khó phát hiện ra loài cá này trong nước.

t304786.jpg

Chú cá đuối ẩn mình dưới lớp cát

t304788.jpg

Bầy dơi treo mình trên đá ở Mamiraua, Brazil.
nhung-man-nguy-trang-doc-dao-cua-dong-vat-48289.html


Bươm bướm lẫn vào màu tường ở Sieuras Ariège, Pháp.

t304792.jpg

Cá vây chân trong lòng đại dương.
t304795.jpg


Con tắc kè trên một cành cây ở Madagascar.
 
T

trifolium

Các loài sinh vật thường nguỵ trang trong tình trạng bất động: tắc kè hoa đổi màu để hoà lẫn vào môi trường xung quanh, vết đốm giúp báo giấu mình trong bụi rậm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia, chuồn chuồn lại sử dụng chuyển động của chúng để nguỵ trang.


Hiện tượng này thật là kỳ lạ vì chính chuyển động thường làm kẻ săn mồi bị lộ. Nguyên nhân là khi một hình ảnh dập dờn qua tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc, phản ứng báo động diễn ra và được chuyển lên não của con mồi.
dragonfly_1185056111.jpg

Chuồn chuồn phủ bóng lên mục tiêu của nó chính xác tới mức chúng luôn xuất hiện như một điểm cố định trong võng mạc của con mồi. Trên thực tế nó vẫn đang chuyển động. Do không có hình ảnh dập dờn trong tế bào võng mạc của con mồi nên không có phản ứng báo động. Con mồi coi chuồn chuồn là vật thể đứng yên và do đó không phải là mối đe doạ.

Nghiên cứu do Akiko Mizutani thuộc Trung tâm khoa học thị giác, ĐH quốc gia Australia, tiến hành. Nhóm nghiên cứu của ông đã sử dụng camera lập thể để dựng lại chuyển động 3 chiều trong 15 chuyến bay của chuồn chuồn đực. Chúng đang giao chiến để giành giật lãnh thổ.
hhkm13x18-wb.jpg

Kết quả cho thấy một con chuồn chuồn đực, đang giao chiến với một đồng loại khác trên không, điều chỉnh đường bay sao cho nó dường như là bất động đối với đối phương. Đây chính là bằng chứng về sự nguỵ trang chuyển động.
dragonfly3.jpg

Hiện nhóm nghiên cứu mong muốn tìm ra cơ chế mưu tính và thực hiện những cuộc đột kích lén lút như vậy của chuồn chuồn. Họ hy vọng có một quy luật đơn giản nào đó mà chuồn chuồn tuân theo. Tuy nhiên, mọi việc sẽ rất thú vị nếu đó là một cơ chế phức tạp.
 
T

trifolium

Ngụy trang không chỉ là sự thay đổi màu sắc tạm thời của những con vật khi muốn lẩn trốn hiểm nguy mà chính là sự biến đổi lâu dài về hệ gen của chúng trong quá trình đấu tranh sinh tồn để sao cho phù hợp với môi trường sống xung quanh.

Trong tự nhiên, mỗi lợi thế đều làm tăng cơ hội sinh tồn của động vật, cũng như cơ hội sinh sản, phát triển bầy đàn. Thực tế đơn giản này cũng là nguyên nhân khiến động vật phát triển một số điểm thích nghi đặc biệt có thể giúp chúng tìm mồi và không phải biến thành con mồi của loài thú khác.

Một trong những sự thích nghi đó chính là khả năng ngụy trang, khả năng giấu mình của động vật tránh xa thú dữ và hiểm nguy rình rập.
bo-gay-hinh-que.jpg

Chú bọ gậy hình que này không khác gì một cành cây nhỏ
bo-gay-hinh-que-1.jpg

Nó cũng có thể biến thành màu nâu nếu muốn

Đó cũng là lý do vì sao gấu Bắc cực lại có màu lông trắng chứ không phải màu nâu như gấu Grizzlies hay vì sao loài ngựa vằn lại có bộ lông vằn sọc để gây rối loạn thị giác của thú săn mồi và làm cho các cá thể lẫn vào nhau trong đàn.

Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng. Các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi và động vật săn mồi thì có thể tấn công mà không bị phát hiện. Ngụy trang tự nhiên là một trong những biện pháp đó.

Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh, cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm.
rong-bien.jpg

Nếu không nhìn kỹ thì không ai nghĩ rằng mớ rong biển này lại chính là một chú rồng biển.

Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn. Ở mỗi cặp động vật săn đuổi - trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau.

Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.

Sau đây là những hình ảnh tuyệt đẹp của các chuyên gia ngụy trang trong thế giới tự nhiên mà khi nhìn thấy chúng, con người có thể không tin nổi vào mắt mình:
bo-la-cay1.jpg

Bọ lá cây.
bo-la-cay-2.jpg

Loài bọ lá cây này thậm chí còn có khả năng biến màu thành một chiếc lá khô nham nhở như thật.
bo-la-cay.jpg

Bọ lá cây ma trông như một chiếc lá khô.
bo-cay-uc.jpg

Một loài bọ cây của Úc.
bo-ngua-la-cay.jpg

Bọ ngựa ma trốn trong đám lá khô.
bo-ngua-lan.jpg

Bọ ngựa lan hóa trang trông y như một bông hoa lan.
bo-ngua-ma.jpg

Một chú bọ ngựa ma hay sống ở cây hoa móng rồng.


cu.jpg

Những chú cú mèo này có màu lông không khác gì thân cây sồi.

cua-bien-1.jpg

Một chú tôm biển giấu mình trong san hô.

sau-bach-dan.jpg

Nếu không nhìn kỹ thì không thể phát hiện ra một chú sâu bạch đàn trong đám lá kia.

sau-ken.jpg

Chú sâu kèn này có khác gì một chiếc lá khô?
 
T

trifolium

Trình độ ngụy trang của những con vật này phải nói là siêu đỉnh, nếu chỉ nhìn qua những bức ảnh dưới đây thì mọi người sẽ lầm tưởng đây là những bức ảnh chụp cây, lá... thế nhưng nhìn kỹ lại thì sẽ cực bất ngờ bởi hóa ra có những con vật đang ẩn náu ở đó.

Có những con vật ngụy trang siêu đẳng đến nỗi chúng ta phải nhìn đi nhìn lại mới có thể nhận ra. Thử xem Teen có tìm được những con vật ẩn nấp ở đây không nhé!

100330cl3dongvatannau15.jpg

Có một chú bướm ngụy trang thành chiếc lá nè


100330cl3dongvatannau13.jpg

100330cl3dongvatannau14.jpg

Ẩn giấu mình trên đá

100330cl3dongvatannau12.jpg

Một con bọ y hệt một chiếc là luôn

100330cl3dongvatannau11.jpg

Nhìn kỹ sẽ thấy một em bướm đang đậu đấy

100330cl3dongvatannau10.jpg

Chú sâu này có màu y như thân cây

100330cl3dongvatannau9.jpg

Chú sâu này cũng ngụy trang giỏi không kém



100330cl3dongvatannau5.jpg

Trong đống đá này lại có một con bọ đấy nhé

100330cl3dongvatannau4.jpg

Một con bọ hình chiếc lá


100330cl3dongvatannau17.jpg

Nhìn kỹ sẽ thấy một con vật bé tí xíu lấp ló
 
T

trifolium

84251246328331.jpg

Chú bọ này dễ bị nhầm lẫn là cành lá lắm đấy
10841246328397.jpg

Bò sát trên lá vàng thật khó phân biệt
96341246328438.jpg

Con bướm này có màu sắc chẳng khhacs gì vỏ cây
26711246328479.jpg

con cá này có màu giống như loài tảo biển
12431246328516.jpg

Cá đuối dưới biển cũng có màu xanh
18251246328554.jpg

Con cú mèo này đang bảo vệ cái tổ của mình
97771246328657.jpg

Ếch uơng bám vào cành cây
18321246328689.jpg


Ếch sống ở đầm lầy có mầu nâu vàng tựa bùn đất
69071246328777.jpg

Ếch sống trên lá
27221246328806.jpg

Nhện sống trên các loài hoa
87321246328848.jpg

Nhện nước bám vào tảo
80961246328881.jpg

Rắn ngụy trang để săn mồi
80111246328913.jpg

Không khác gì vỏ cây
57101246328945.jpg

Thằn lằn sống trên tuyết
 
T

trifolium

Những nhà vô địch trong thế giới tàng hình

1.Hiệu ứng đồng màu
h2.jpg

Trong bức ảnh dưới đây bạn nhìn thấy hai con sơn dương thuộc loại mini oreotrague, một chú đứng giữa có thể nhìn thấy rõ, nhưng chú thứ nhì thật không thể phát hiện. Nhờ bộ lông màu gỉ sắt pha lẫn đen, chúng gần như vô hình trong vùng núi đá, khiến cho thợ săn và kẻ thù khó lòng nhận ra. Chiến lược tàng hình này được gọi là homochromie - đồng màu với môi trường, tỏ ra rất thành công trong thế giới động vật. Nhưng nó chỉ thành công với những kẻ thích quanh quẩn ở quê hương mình. Khi đến môi trường khác biệt, như một bãi cỏ xanh rì, nó lại thành mục tiêu rất dễ nhìn thấy.

2. Hoa lan bốc mùi... bọ ngựa
h1.jpg

Đừng tin vào màu sắc dịu dàng của những đoá hoa lan. Bởi vì, trong đó có một chú bọ ngựa đang phục kích! Là vua ngụy trang, màu da con bọ ngựa hoa lan này y chang như những cánh hoa mà nó dùng làm hang ổ. Nằm kiên trì bất động, nó chờ đợi một chú côn trùng ngu ngốc mê sắc đẹp hoa lan mò tìm tới và... a lê hấp! Chú ta sẽ bị nuốt chửng.

3. Giống như một khúc kẽm gai
h4.jpg

Không, những cọng san hô này không phải là con vật duy nhất có mặt trong bức ảnh. Nhìn kỹ vào sợi dây của nó, bạn sẽ phát hiện một con hải mã lùn bám vào bằng cái đuôi. Nó cuộn tròn thành một khúc dài không quá 1 cm. Nhưng kích thước này không phải là bảo bối duy nhất. Với màu vàng nhạt, với những chiếc gai bắt chước y chang như cọng san hô. Cách thức ngụy trang này gọi là cùng kiểu dáng - homotypie, có thể làm cho nó sống thọ hơn. Nhất là khi nó không phải là tay bơi lội cừ khôi và có vô số kẻ thù muốn nuốt sống.

4. Chiếc lá chết mà sống
h3.jpg

Nếu mở cuộc thi giả dạng kẻ khác tốt nhất, chắc chắn loài bướm đêm sẽ đoạt giải nhất. Ban ngày khi đậu trên chiếc lá khô, không ai có thể phát hiện ra chúng. Nó giả dạng tinh quái đến nỗi những chiếc cánh cũng có đường viền rách te tua giống như chiếc lá bị côn trùng gặm nhấm. Đó là cách lẩn tránh kẻ thù tốt nhất, dù là loài ăn thịt hay ăn cỏ. Bởi vì con vật ăn cỏ cũng biết chọn lá xanh thay cho chiếc lá vàng héo úa và mục nát.

5. Tử thần trong bụi cỏ
h5.jpg

Những người say mê cóc nhái, thích rình mò trong bụi cỏ để ngắm nhìn cách chúng sinh hoạt hãy cẩn thận. Len lỏi trong bụi cây là 3 loài rắn lục thường xuyên giấu mặt rất kỹ. Chúng có màu xanh giống y như lá cây, khiến gần như không thể phát hiện được. Hoặc giả khi phát hiện được thì đã quá muộn.

6. Giống như một tảng đá
h6.jpg

Làm sao có thể nằm phơi nắng trên tảng đá ngoài bãi biển mà không ai nhìn thấy? Chỉ có thể là con hải cẩu lông xám mà thôi. Song, dù tinh quái đến mấy, nó cũng không thoát khỏi ống kính cú vọ của các tay paparazzi. Thật là may mắn cho nhà báo, vì thông thường chẳng ai nhận ra con hải cẩu này. Bằng cách đó nó mới có thể tồn tại được trên đời. Do tướng đi lạch bạch như con chim cánh cụt trên mặt đất, nó rất dễ chết khi bị phát hiện.

7. Những hòn sỏi chết người
1140158820_h8.jpg

Hãy đề phòng! Ở giữa đống đá sỏi này đang ẩn nấp một cái bẫy cực kỳ nguy hiểm: con cá bơn báo! Bạn chỉ có thể nhìn thấy lờ mờ bóng dáng của nó, bởi vì giống như kỳ đà, loài cá này có một "kho màu" trong da để biến hóa tùy thích theo môi trường chung quanh. Đó là một thứ vũ khí quỷ quái. Là chuyên gia phục kích, nó có thể nằm im bất động nhiều giờ liền dưới đáy nước. Khi thấy một con mồi xuất hiện trong tầm tay, nó lao tới vồ nhanh như tia chớp.

8. Ăn san hô để giống như san hô
1140158840_h7.jpg

Phải, ai ai cũng thú nhận: Căng mắt ra cũng chưa phát hiện được con cua kẹo đang bám vào cọng san hô màu đồng này. Nhìn thật kỹ mới thấy con vật màu hồng, có sọc đỏ với mấy chiếc càng bám vào thân cây. Thông thường, con cua ăn nhánh nhóc của loại san hô mềm màu hồng này để biến ra màu như nó.

9. Nhuộm màu tùy theo thế đất
1140158853_h9.jpg

Ở giữa đống đá ngổn ngang và lá khô, không dễ gì nhận ra hai "con rồng sừng". Da của chúng nhuộm màu y chang, bằng những tế bào chứa đầy các loại màu khác nhau. Các tế bào này được bao quanh bằng một cơ vòng. Khi co rút, màu bị dồn vào giữa tế bào và tập trung vào một điểm không thể nhìn thấy được. Nhưng khi giãn ra, màu trải rộng, nhuộm trọn cả tế bào. Được hệ thống thần kinh điều khiển, các cơ vòng này "chớp" và "tắt" để tạo ra các màu khác nhau tùy theo môi trường chung quanh, dù đó là giữa sa mạc hay trong bụi cây cũng khó lòng nhận ra.

10. Khổng lồ vô hình
1140158865_h10.jpg

Vô hình như con hươu cao cổ giữa bụi rậm! Thật là một câu nói chướng tai, nhưng lại là sự thật. Hãy nhìn vào bức ảnh, nơi có những cái chấm vằn vện. Trong bối cảnh cây cỏ mùa thu, ánh sáng xuyên qua kẽ lá, những vằn vện của con hươu mới phát huy hết tác dụng "tàng hình" của nó. Khi hổ báo và sư tử giụi mắt nhìn kỹ, phát hiện được bóng dáng thì chú hươu cao cổ đã cao chạy xa bay rồi.

11. Chiếc áo mùa đông của gà rừng
h11.jpg

Bộ lông của con gà rừng thay đổi theo mùa: nâu cỏ úa cho mùa hè, xám đá vào mùa thu và trắng như tuyết vào mùa đông. Giống chim đa đa nhỏ con này sống trên đỉnh núi cao, hoàn toàn thích nghi với môi trường để tồn tại. Chỉ cần sau vài tuần, khi tuyết rơi đầy trên các thân cây, bộ lông màu xám của nó đã nhanh chóng biến sang màu trắng tuyết. Không có cách đó, loài chim yếu đuối này đã bị tiêu diệt từ lâu.

12. Chim cú phục binh
h12.jpg

Nó to bằng cả... con sơn dương! Nhưng phải nhìn rất kỹ mới có thể phát hiện ra con chim cú vùng Bắc Âu đang lim dim mắt phía trước một cây thông cổ thụ giữa rừng. Là loài chim ăn đêm, ban ngày nó ngồi bất động ở lưng chừng những cành cây. Bộ lông màu xám trắng với những vòng tròn đen khiến nó lẫn mình vào trong vỏ cây một cách dễ dàng. Khi nó nhắm mắt để ngủ lại càng khó phát hiện hơn nữa.

Kiến thức ngày nay
 
T

trifolium

Grasshopper_camouflage.jpg

animal-camouflage-04.jpg

a11.jpg

Flowers_Mantises6.jpg

Flowers_Mantises3.jpg

66200603451.jpg

Carolina_anole.jpg



Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng; các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi và động vật săn mồi thì có thể tấn công mà không bị phát hiện. Ngụy trang tự nhiên là một trong những biện pháp đó. Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh; cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm.

Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn. Ở mỗi cặp động vật săn đuổi-trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau.

Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.

Đến đây là mình thực sự hết hình =))
 
L

...love...love

Dưới đây là những động vật ngụy trang khéo léo đến mức chúng có thể khiến bạn bối rối.

11142-t331457.jpg


Khả năng ngụy trang bậc thầy khiến những loài động vật này hòa vào môi trường xung quanh đến mức gần như vô hình.
11142-t331449.jpg


Bạn có thấy một chú nhện cát không?
11142-t331450.jpg

Đây là loài cá Bọ cạp vàng.
11142-t331451.jpg

Tắc kè trắng ở sa mạc.
11142-t331452.jpg

Còn đây la một loài tắc kè sống trên cây.
11142-t331453.jpg

Cẩn thận nhé có một chú sâu đấy.
11142-t331454.jpg

Đây là một loài rắn sa mạc.
11142-t331455.jpg

Phong lan hay bọ ngựa?
11142-t331456.jpg

Bọ lá.
11142-t331457.jpg

Nhện tím.
11142-t331458.jpg

Một chú sâu ngụy trang hoàn hảo.
11142-t331460.jpg


Ếch đầm lầy.
11142-t331459.jpg


Ếch lá khô.
11142-t331461.jpg

Sư tử Châu Phi.
11142-t331462.jpg

Báo đốm.

11142-t331464.jpg


Các dạng cá camu.
11142-t331467.jpg

Đây là bạch tuộc xanh.
11142-t331468.jpg

Một loài ếch sống trênn cây.
 
L

...love...love

Ai có thể ngờ rằng cái lá rách bươm này là một con côn trùng. Vậy mà điều đó là thật. Những trò trá hình hoàn hảo dưới đây có thể khiến bạn kinh ngạc.

080411112432-785-666.jpg

Côn trùng lá

Có tên khoa học là Phylliidae, những con côn trùng lá này giống hệt những chiếc lá dù bạn có hình dung cách nào đi nữa - chỉ để nhằm đánh lừa kẻ thù. Chúng lắc mình về trước - sau khi bước để ra vẻ một cái lá đung đưa trong gió. Một số con thậm chí còn có các vết cắn giả trên hai bên sườn của chúng.

080411112432-890-656.jpg

Cá bơn

Mặc dù cá bơn không đủ bản lĩnh để có thể chiến thắng trong bất kỳ cuộc thi sắc đẹp nào, song cơ thể bất cân xứng kỳ lạ của nó giúp con vật sống sót bằng cách ngụy trang giống với nền đáy biển. Điều này giúp nó bị các kẻ đói ăn bỏ qua. Một số loài cá bơn có thể thay đổi sắc tố trên lưng.

080411112432-17-522.jpg

Cá đá

Loài cá này tình cờ là một trong những sinh vật dưới nước có nọc độc mạnh nhất. Nó chứa các chất độc có thể gây sốc, liệt hoặc thậm chí tử vong. Với những người thích liều với số phận, loài cá này đôi khi vẫn được nuôi làm cảnh hoặc làm món sushi.

080411112432-656-312.jpg

Mực Cuttlefish

Được xem là tắc kè hoa của biển cả, loài mực này có thể nhanh chóng đổi màu da để trở nên vô hình trước mắt kẻ thù. Nếu việc trá hình thất bại, con vật cũng sẽ phun ra mực, giống như với bạch tuộc.

080411112432-437-238.jpg

Cá đuối Manta

Cá đuối Manta là những kẻ kiếm ăn ở tầng đáy, vì thế, một cách tự nhiên nó dễ dàng ngụy trang thân mình trên đáy biển. Nguy cơ lớn nhất đe dọa nó là cá mập và cá kình.
080411112432-672-453.jpg


Bọ Walking Sticks

Một vài động vật sử dụng ngụy trang để ẩn giấu kẻ thù. Nhưng sinh vật ở Ấn Độ này thích làm điều đó để được ở lại một mình. Chúng đều là những con cái và có thể sinh sản mà không cần con đực.
080411112432-115-421.jpg


Châu chấu katydid

Thành viên của họ châu chấu râu dài này dường như không muốn ai thấy mình, nhưng lại chẳng bận tâm có ai điếc tai vì mình không. Katydid thường hát và kêu rộn lên trong đêm để hấp dẫn bạn tình.
080411112432-71-312.jpg


Rồng biển lá

Mặc dù không quá khó để nhận ra chúng như với các sinh vật biển thần thoại khác, nhưng việc nhìn thấy con rồng biển đặc biệt này đang trở nên hiếm hoi hơn. Chúng đang có nguy cơ tuyệt chúng do sự ô nhiễm môi trường và các chất thải công nghiệp. Đây không phải là con vật duy nhất dễ bị nhầm với một nhánh tảo biển trôi nổi. Một loài bà con với nó được gọi là rồng biển cỏ mọc ra các cái vây giống như cỏ biển.


080411112432-109-705.jpg

Cá bống biển

Cá bống biển thích ẩn náu, và tốt hơn là hãy tránh xa chúng ra. Sinh vật này có những cái gai nhọn hoắt và có thể gây ra các vết ngứa ngáy đau nhức.
 
Top Bottom