[Sinh 7 ] Hỏi đề cương sinh lớp 7

B

binhlblb123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.a) Trình bày vòng đời của giun đũa, biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa
b) Giải thích vì sao trẻ em mắc bệnh giun đũa thì bị “ bụng ỏng *** beo “
c) Vì sao nên rửa tay trước khi ăn
2. Trình bày những đặc điểm tiến hoá hơn của giun đốt so với giun tròn, giun dẹp và giải thích vì sao?
3. Sự đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm, nêu biện pháp bảo vệ phát triển của ngành thân mềm
4. Trai tự vệ bằng cách nào? Đặc điểm nào giúp trai tự vệ có hiệu quả
5.a) Cấu tạo và chức năng của nhện. So sánh với giáp xác, sâu bọ?
b) Đặc điểm chung của ngành chân khớp, phân bố rộng tới khắp nơi? Đa dạng về tập tính và môi trường sống?
Cảm ơn:)

Chú ý cách đặt tiêu đề : [Môn + lớp ] + tiêu đề bài viết
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

1a)
Vòng đời: Giun đũa đẻ trứng gặp nơi đất ẩm thì trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng theo thức ăn vào trong ruột non người. Đến nơi, ấu trùng chui ra, đi qua máu, gan, tim, phổi rồi mới về lại ruột non lần thứ 2 và chính thức kí sinh ở đấy.
Cách phòng chống: Ăn uống hợp vệ sinh, tẩy giun định kì.
2)
Đặc điểm tổ chức cơ thể giun đốt tiến hóa hơn giun dẹp, giun tròn:
- Cơ thể phân đốt giúp tăng cường hoạt động và hoàn thiện các hệ cơ quan.
- Cơ thể có thể xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang, góp phần xúc tiến các hoạt động sinh lí của cơ thể.
- Xuát hiện chi bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa.
- Xuất hiện hệ tuần hòan và hệ hô hấp.


3) đặc điểm chung của nghành thân mềm :
+ có than mềm, cơ thể không phân đốt, có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể
+ cơ thể thường có đối xứng 2 bên
+ có khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa
+ cơ quan di chuyển thường kém phát triển
đặc điểm chung của nghành chân khớp:
+cơ thể phân đốt,Có vỏ kitin bao bọc, đối xứng 2 bên
+ hệ thần kinh chuỗi hạch não phát triển
+ vòng trời trải qua biến thái
4)
Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể cạy vỏ ra để ăn thịt phần mềm của chúng.
5)
Cơ thể nhện gồm 2 phần: phần đầu-ngực và phần bụng.


Giống nhau: - Cơ thể chia làm 2 phần
- Phần phụ phân đốt, khớp động với nhau
Khác nhau
-Giáp xác Nhện
+Phần đầu ngực có nhiều đôi phần phụ (2 đôi râu, các chân hàm, các chân ngực) -
+Phần bụng có các chân bụng và tấm lái
+Hô hấp bằng mang -
-Giáp xác
+Phần đầu ngực có 6 đôi phần phụ (1 đôi kìm, một đôi chân xúc giác và 4 đôi chân bò)
+Phần phụ bụng tiêu giảm
+Hô hấp bằng khe thở.

Vai trò:
+ Phần đầu- ngực là trung tâm của vận động và định hướng.
+ Phần bụng là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom