[sinh 7] Giun đất

T

tieuyetdethuong1

Cơ thể nhiều đốt giúp giun đất di chuyển tốt hơn............................................................
 
L

long_vu_dn2001

Vì khi có đốt chúng sẽ dễ dàng để co duỗi thân hơn, giúp cho việc di chuyển trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn
 
L

linhlovely2002

Thành cơ thể gồm: lớp cơ vòng, cơ dọc và xoang cơ thể thứ sinh tách biệt ruột với thành cơ thể. Đặc điểm này cùng với sự phân đốt cơ thể làm cho con vật có khả năng vận chuyển tốt.
mink cx có một vài tài liệu khác về giun đốt như
Ngành Giun đốt (danh pháp khoa học: Annelida, theo tiếng La tinh có nghĩa là "chiếc vòng nhỏ") là một ngành lớn gốm các loài động vật cơ thể phân đốt, với khoảng 15.000 loài, trong đó có cả các loài giun đất và đỉa được biết đến nhiều nhất. Những loài động vật này được bắt gặp chủ yếu ở những môi trường ẩm ướt bao gồm môi trường đất, môi trường nước ngọt và đặc biệt là ở đại dương (ví dụ như các loài giun nhiều tơ) cũng như là sống kí sinh hay hội sinh. Loài giun đốt ngắn nhất có chiều dài dưới một milimét và loài dài nhất trên 3 mét (loài giun ống Lamellibrachia luymesi).
Sinh sản
Sinh sản vô tính
Bằng kiểu sinh sản phân đôi là hình thức sinh sản được sử dụng bởi một số loài giun đốt và giúp chúng sinh sản nhanh chóng. Phần sau cơ thể tách rời ra và tạo thành một cơ thể mới giống hệt cơ thể ban đầu. Vị trí của vết đứt thường được xác định bởi sự phát triển của biểu bì. Ví dụ như các loài của chi Lumbriculus và Aulophorus, được biết tới nhờ khả năng sinh sản bằng những khúc tách ra[1]. Sự tái tạo hoàn chỉnh này là đáng chú ý do chúng là những loài động vật có tổ chức cơ thể cao nhất có khả năng này. Nhiều loài khác trong ngành giun đốt (như phần lớn các loài giun đất) không thể sinh sản theo phương thức này, cho dù chúng có những kỹ năng khác nhau để tái tạo lại những khúc bị cắt cụt.

Sinh sản hữu tính
Cho phép nhiều loài giun đốt có thể thích nghi tốt hơn với môi trường sống của chúng. Một số loài cơ thể lưỡng tính trong khi đó số còn lại cơ thể phân tính. Hầu hết các loài giun nhiều tơ đều phân tính và thụ tinh ngoài. Giai đoạn ấu trùng đầu tiên, một số nhóm không có, là những luân trùng có mao, tương tự với những ngành khác. Sinh vật này sau đó bắt đầu phát triển những đốt của nó, từng đốt một, đến khi nó đạt được kích thước trưởng thành.

Giun đất và những loài ít tơ khác, cũng như đỉa, là những động vật lưỡng tính giao phối định kỳ suốt năm trong điều kiện môi trường thuận lợi. Chúng giao phối theo kiểu giao cấu. Hai con, bị hấp dẫn bởi chất tiết của nhau, nằm cạnh nhau với đầu hướng ngược nhau. Tinh dịch được tiết ra từ lỗ đực vào con còn lại. Những hình thức truyền tinh dịch khác chú ý tới giới tính khác nhau. Búi tuyến da thiếu quá trình ấu trùng luân trùng có mao sống, những sinh vật này giai đoạn đầu phát triển trong kén chứa chất lưu được tạo bởi búi tuyến da.
Tái sinh
Một số loài giun đốt có hình thức tái sinh, chỉ cần 1 phần chơ thể có thể sản sinh lại toàn bộ cơ thể

Ví dụ: giun đất khi cắt ra phần đầu còn đủ bộ phận rồi thả xuống đất, đỉa cắt bất kì một bộ phận rồi thả vào nước
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom